Dùng hydrogen peroxide để làm trắng răng như hướng dẫn trên TikTok: Chuyên gia khuyến cáo cần hết sức cẩn trọng!
Mới đây, một tài khoản Tik Tok đã chia sẻ mẹo tẩy trắng răng trong tích tắc bằng hydrogen peroxide khiến nhiều người dùng vô cùng thích thú muốn làm theo.
Tẩy trắng răng bằng hydrogen peroxide, nhiều người thích thú khi có thể sở hữu răng trắng trong tích tắc ngay tại nhà
Nếu bạn là fan hâm mộ của Tik Tok, hẳn sẽ vô cùng thích thú với những mẹo hay làm đẹp được đăng tải tại đây. Mới đây, một tài khoản Tik Tok tên là @ clauds244 – người luôn có những chia sẻ của riêng mình về những mẹo làm đẹp có một không hai đã tạo một video quay cận cảnh nhỏ dung dịch 3% hydrogen peroxide (nước oxy già) vào tăm bông, sau đó chà xát lên răng để làm trắng.
Theo chủ tài khoản này, 3% hydrogen peroxide là thành phần tương tự trong miếng dán làm trắng răng mua ở cửa hàng nên rất an toàn khi sử dụng. “Nếu bạn là một nha sĩ, đừng nói với tôi điều này là sai”, cô ấy nói trong phần lồng tiếng của video.
Theo chủ tài khoản này, 3% hydrogen peroxide là thành phần tương tự trong miếng dán làm trắng răng mua ở cửa hàng nên rất an toàn khi sử dụng.
Video đăng tải sau đó nhanh chóng đạt được hơn 15 triệu lượt xem, nhiều người dùng Tik Tok khác bắt đầu làm theo mẹo làm trắng răng này và chia sẻ kết quả. Một số người còn trộn thêm baking soda vào để đạt được hiệu quả làm trắng răng cao hơn. Vậy, liệu sử dụng hydrogen peroxide 3% để làm trắng răng có thật sự đem lại hiệu quả như mong đợi và có tác hại gì với sức khỏe không?
Theo Health, hydrogen peroxide thường được sử dụng như một chất khử trùng và tẩy trắng. Nếu sử dụng hydrogen peroxide 3% sẽ vượt quá tỷ lệ 0,1% theo khuyến cáo được phép sử dụng mà không cần chuyên gia nha khoa tư vấn. Tại Hoa Kỳ, miếng dán làm trắng răng có thể chứa tới hydrogen peroxide 15% và các sản phẩm làm trắng răng nói chung có thể chứa khoảng từ hydrogen peroxide 3-20%. Nhưng vì chúng được coi là phương pháp điều trị thẩm mỹ nên các sản phẩm làm trắng răng này không nằm trong danh sách được FDA quản lý.
Vì lý do này, chúng ta không nên sử dụng thường xuyên như nhiều người đang sử dụng hydrogen peroxide 3% để tẩy trắng răng nhiều ngày liên tiếp. Các nha sĩ cảnh báo rằng việc sử dụng thường xuyên có thể gây ra một số thiệt hại nghiêm trọng và lâu dài.
Hydrogen peroxide thường được sử dụng như một chất khử trùng và tẩy trắng.
“Tẩy trắng răng kéo dài với nồng độ hydrogen peroxide cao, đặc biệt là khi sử dụng nhiều ngày liên tục, có thể dẫn đến nướu bị kích ứng mạnh và răng nhạy cảm hơn. Tình trạng nướu bị kích ứng sẽ trở nên nghiêm trọng nếu thực hiện tẩy trắng răng nhiều lần. Tình trạng ê buốt răng thường là tạm thời (24 giờ hoặc lâu hơn), nhưng lạm dụng tẩy trắng răng có thể làm tăng độ nhạy cảm răng vĩnh viễn”, nha sĩ đồng thời là phát ngôn viên của Waterpik – ông Chris Strandburg chia sẻ.
Tuy nhiên, chuyên gia này nhận định, điều đó không có nghĩa là bạn hoàn toàn không thể sử dụng hydrogen peroxide trên răng. Điều quan trọng nhất là hãy làm một cách thận trọng. Mặc dù hydrogen peroxide 3% có bán ở hầu hết các hiệu thuốc nhưng đừng quên pha loãng với nước để tránh bị bỏng cũng như gây tổn thương răng miệng. B
Cách bảo vệ răng tốt nhất là vệ sinh hàng ngày đúng cách, tẩy trắng răng thường xuyên bằng hóa chất dẫn đến bào mòn, gây hại men răng
BS Bùi Thị Thu Huyền (Khoa Răng – Hàm – Mặt, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn) cho biết, hiện nay có rất nhiều phương pháp làm trắng răng nhưng cách bảo vệ răng tốt nhất vẫn là vệ sinh hàng ngày đúng cách. Để đảm bảo vệ sinh răng miệng đúng chuẩn, mọi người cần ghi nhớ những nguyên tắc nhất định như sau khi ăn cần đánh răng để tránh bị sâu răng, cao răng cần được lấy theo định kỳ 6 tháng một lần… Mặc dù vậy, nhiều người vẫn ao ước có hàm răng trắng sáng hơn nữa bằng cách tẩy trắng răng.
Theo chuyên gia, có nhiều phương pháp tẩy trắng răng, trong đó có việc dùng thuốc từ 5-7 ngày theo hướng dẫn của bác sĩ và tẩy ở phòng mạch kết hợp ánh sáng với thuốc làm trắng. Tuy nhiên cần đặc biệt nhấn mạnh, việc điều trị tẩy trắng răng chỉ có hiệu quả khi răng bạn có mức độ nhiễm màu nhẹ do tác động từ bên ngoài như vệ sinh răng miệng không tốt, ăn uống nhiều chất kích thích dễ bám màu như ăn trầu, uống trà cà phê, thuốc lá, rượu vang…
Đối với các trường hợp răng đổi màu ở mức độ trung bình hoặc nặng do bẩm sinh, tuổi tác, khiếm khuyết trong quá trình hình thành, phát triển men và ngà răng thì tẩy trắng răng chỉ làm màu răng sáng lên. Trong trường hợp răng đen do hỏng men răng thì dùng thuốc nào để tẩy trắng răng cũng không có tác dụng.
Chuyên gia lưu ý, không nên tẩy răng thường xuyên vì hóa chất, axit trong thuốc tẩy có hại cho men răng, bào mòn bớt độ bóng và gây hại cho răng. Việc tẩy trắng răng theo mẹo truyền miệng cần hết sức thận trọng vì về lâu dài có thể gây phản tác dụng. Nguyên nhân là những sản phẩm có nồng độ hydrogen peroxide tiêu chuẩn có thể giúp tẩy trắng răng nhưng lại có tính oxy hóa mạnh, gây ảnh hưởng đến mô mềm trong miệng.
Do đó, các chuyên gia nha khoa không khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm làm trắng răng kiểu này hàng ngày trong thời gian dài. Ngoài ra, dù là tẩy trắng răng theo cách nào cũng không nên tự ý làm tại nhà, tốt nhất cần tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa trước khi quyết định thực hiện.
Hydrogen peroxide (hay còn gọi là nước oxy già) có công thức hóa học H2O2, là một chất khử trùng nhẹ được sử dụng trên da để ngăn ngừa nhiễm trùng ở những vết cắt nhỏ, vết xước, và bỏng.
Bạn không nên sử dụng thuốc hydrogen peroxide trên mắt hoặc bôi trên da diện rộng.
Nếu bạn đang sử dụng thuốc này trên da, làm sạch các vùng da bị ảnh hưởng trước khi sử dụng. Bôi một lượng nhỏ thuốc lên các vùng da bị ảnh hưởng, thường 1-3 lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn muốn băng lại sau khi sử dụng thuốc này, hãy lau khô vùng da bị ảnh hưởng trước.
Nếu bạn đang sử dụng thuốc này như nước súc miệng, hòa với một lượng tương đương nước trước khi sử dụng và làm theo chỉ dẫn của nha sĩ hoặc bác sĩ.
Nấm ống tai ngoài gây ngứa tai chảy dịch
Nấm ống tai ngoài gây ngứa tai, khó chịu. Thêm nữa, tỷ lệ tái phát bệnh dao động từ 7 đến 48%
Nếu ai đã từng bị nấm ống tai ngoài thì sẽ hiểu cảm giác khó chịu do bệnh gây ra. Ngứa, ngứa, ngứa.... sau một vài ngày dùng tăm bông ngoáy tai liên tục (cho đỡ ngứa), bắt đầu xuất hiện ù tai, và nếu tiếp tục ngoáy tai... tai sẽ đau thậm chí đau chói, dịch chảy nhiều ra cửa tai. Đây thường là biểu hiện thường gặp của bệnh được gọi là nấm ống tai ngoài.
Nấm ống tai ngoài là một bệnh khá thường gặp ở Việt Nam, theo thống kê, bệnh chiếm khoảng 30% các bệnh lý nhiễm trùng tai. Người bệnh nấm ống tai ngoài thường đến khám với bệnh cảnh: Ngứa tai, ù tai, đau tai, chảy dịch tai...
Những ai hay bị nấm ống tai ngoài?
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi có những yếu tố thuận lợi: độ ẩm, nhiệt độ, sẵn bị chàm ống tai ngoài, khả năng nhiễm vi khuẩn nguyên phát và rối loạn hệ miễn dịch...
Khi đến bác sĩ khám, sẽ phát hiện da của ống tai ngoài bị nấm thường ẩm, ống tai ngoài có vảy đóng, có các tảng màu đen, trắng đục, vàng, nâu đất... bên trên có các bào tử dạng nấm. Với những thiết bị chuyên dụng, thày thuốc sẽ quan sát được các phần tử nấm bao gồm sợi nấm, và nấm men trong các mẫu dịch tiết, ráy và vảy của ống tai.
Lúc đó, bác sĩ sẽ lấy các tổ chức nghi ngờ, soi tươi và nuôi cấy xác định nấm, chủng nấm gây bệnh. Các chủng nấm thường gặp là các loài hoại sinh (70%), bao gồm cả Aspergillus spp. và Fusarium spp., nấm men (20 -25%), và nấm da (khoảng 5%)...
Hình ảnh phóng đại nấm ống tai ngoài
Quan sát nấm bằng máy soi tai
Điều trị
Bác sĩ sẽ lấy các phần tử nấm ra khỏi tai bằng cách hút hoặc sử dụng bông thuốc và sau đó làm khô. Tiếp đến, bác sĩ sử dụng các loại thuốc: clotrimazole hoặc miconazole, được sử dụng kết hợp với các loại thuốc kháng khuẩn như ceftazidime hoặc một số hợp chất có đặc tính khử trùng như betadine và axit boric kết hợp với miconazole.
Lời khuyên với các bệnh nhân thường xuyên bị nấm ống tai ngoài (tái phát)
Tỷ lệ tái phát dao động từ 7 đến 48%. Do vậy không ít bệnh nhân thường xuyên phàn nàn là tại sao bác sĩ chữa bệnh tai của tôi mà mãi không khỏi?
Trong một số trường hợp nấm ống tai ngoài rất khó khỏi: như ở bệnh nhân có tình trạng dị ứng da ống tai ngoài, bệnh lý suy giảm sức đề kháng, đặc biệt là người có thói quen ngoáy tai thường xuyên và lấy ráy tai ở những nơi không phải cơ sở y tế.
Những trường hợp tái phát nhiều lần hoặc chữa không khỏi người bệnh cần được điều trị bởi một bác sĩ tai mũi họng có kinh nghiệm.
Để phòng tránh, chúng ta cần tuyệt đối không ngoáy tai, không lấy ráy tai tại các cơ sở không phải y tế chuyên sâu (như tiệm cắt tóc, gội đầu...). Khi đã bị bệnh, cần tuyệt đối tuân thủ liệu trình điều trị do thầy thuốc chỉ định. Nếu cần thiết phải được các thầy thuốc tai mũi họng thường xuyên làm thuốc tai./.
Làm sạch tai bằng tăm bông thường xuyên, một người phụ nữ bị nấm mốc mọc phủ trắng trong tai, chảy cả mủ Nhiều người đã quen với việc ngoáy tai bằng tăm bông, nhưng việc sử dụng không đúng cách có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như trường hợp dưới đây. Theo thông tin từ truyền thông Đài Loan, Li Ruiwen, một bác sĩ tai mũi họng gần đây đã chia sẻ trường hợp của 1 bệnh nhân nữ, 56 tuổi ở thành...