Dùng hình đầu lâu phân loại người chưa tiêm vaccine
Cảnh sát một quận ở bang Madhya Pradesh yêu cầu người chưa tiêm vaccine Covid-19 đeo hình đầu lâu xương chéo để khuyến khích tiêm chủng.
Giới chức quận Niwari thuộc vùng nông thôn của bang Madhya Pradesh, miền trung Ấn Độ, hôm 10/6 cho biết đang đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19, trong đó có các biện pháp “phân loại” người tiêm và chưa tiêm vaccine.
“Những người đã tiêm vaccine sẽ được phát tấm biển in cờ Ấn Độ với nội dung Tôi là người yêu nước, những người chưa tiêm sẽ nhận tấm biển in hình đầu lâu xương chéo với nội dung Đừng đến gần tôi, tôi chưa tiêm vaccine. Xin hãy tránh xa tôi”, sĩ quan cảnh sát địa phương Santosh Patel cho biết.
Theo Patel, sau khi theo dõi tỷ lệ tiêm chủng còn thấp trong địa phương, giới chức Niwari quyết định “vinh danh” những người đã tiêm vaccine Covid-19, đồng thời cảnh báo về những người chưa tiêm.
Video đang HOT
Tờ giấy in hình đầu lâu xương chéo được gắn lên một người dân chưa tiêm vaccine Covid-19 ở quận Niwari, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ, hôm 10/6. Ảnh: Reuters.
Động thái của chính quyền Niwari đã khiến cộng đồng mạng tức giận, trong đó nhiều tài khoản chỉ trích đây là hành vi “xúc phạm” và “bêu xấu” người dân, trong bối cảnh Ấn Độ đang thiếu hụt nghiêm trọng vaccine Covid-19.
Bang Madhya Pradesh mới tiêm một mũi vaccine Covid-19 cho khoảng 14% cư dân và tỷ lệ tiêm chủng ở các vùng nông thôn như Niwari thuộc hàng thấp nhất trong cả nước.
Trên toàn quốc, chưa tới 5% trong 950 triệu người trưởng thành tại Ấn Độ tiêm đủ hai liều vaccine. Nhóm chuyên gia Ấn Độ cảnh báo những người từng nhiễm nCoV hay được tiêm một mũi vaccine Covid-19 vẫn có nguy cơ bị biến chủng mới tấn công.
Ấn Độ hiện ghi nhận hơn 29,2 triệu ca nhiễm và hơn 360.000 ca tử vong do nCoV. Giới chuyên gia Ấn Độ cảnh báo nước này có thể hứng chịu làn sóng Covid-19 thứ ba vào cuối năm nay với nguy cơ ảnh hưởng nhiều hơn đến trẻ em.
Nghị sĩ Ấn Độ khuyên uống nước tiểu bò chống Covid-19
Pragya Singh Thakur, nghị sĩ đại diện bang Madhya Pradesh tại quốc hội Ấn Độ, gây tranh cãi khi tuyên bố uống nước tiểu bò có thể chữa Covid-19.
"Nếu chúng ta uống nước tiểu bò mỗi ngày, nó sẽ chữa được bệnh viêm phổi do Covid-19. Tôi uống nước tiểu bò thường xuyên, nên không phải dùng bất cứ loại thuốc nào phòng ngừa nCoV và tôi cũng không bị nhiễm virus", Thakur, thành viên đảng cầm quyền Ấn Độ Bharatiya Janata (BJP), phát biểu trước các thành viên trong đảng hôm 17/5.
Đây không phải lần đầu nghị sĩ Thakur khẳng định bà duy trì được sức khỏe tốt là nhờ nước tiểu bò. Ngay sau cuộc tổng tuyển cử năm 2019, nữ nghị sĩ Ấn Độ tuyên bố nước tiểu bò đã giúp bà chữa khỏi bệnh ung thư.
Nghị sĩ Pragya Singh Thakur cầu nguyện ở thành phố Bhopal, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ, hồi tháng 4/2019. Ảnh: IANS.
Trong bối cảnh làn sóng Covid-19 đang nhấn chìm Ấn Độ, nhiều quan chức nước này đã hứng chỉ trích khi đưa ra lời khuyên về các biện pháp chữa trị phản khoa học.
Nghị sĩ Surendra Singh, một đảng viên BJP, từng khuyến nghị uống "nước tiểu bò với một cốc nước lạnh" để bảo vệ bản thân khỏi nCoV. Năm ngoái, quan chức Tây Bengal Dilip Ghosh cũng thừa nhận thường xuyên uống nước tiểu bò để tăng cường sức khỏe.
Bò được xem là biểu tượng thiêng liêng của sự sống và Trái Đất trong đạo Hindu. Suốt nhiều thế kỷ, người theo đạo Hindu đã sử dụng phân bò để khử trùng nhà cửa và cho các nghi lễ cầu nguyện, tin rằng nó có đặc tính trị liệu và sát trùng.
Hiệp hội Y khoa Ấn Độ (IMA), tổ chức phi chính phủ lớn nhất của các bác sĩ trong nước, đã nhiều lần khẳng định không có bằng chứng khoa học nào cho thấy nước tiểu bò hoặc các sản phẩm khác của bò có thể chữa trị hay phòng tránh Covid-19.
Ấn Độ đang chống chọi đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng nhất với hơn 25 triệu ca nhiễm và hơn 278.000 ca tử vong do nCoV. Trước thảm kịch Covid-19, hàng chục nghìn người dân nước này vẫn tập trung tham gia các lễ hội tôn giáo bất chấp cảnh báo từ chính quyền.
Doanh nghiệp tư nhân Indonesia giúp thúc đẩy tiếp cận vaccine Covid-19 Indonesia triển khai 2 gọng kìm - tiêm chủng quốc gia và tiêm chủng tư nhân - để giúp người dân sớm đạt miễn dịch cộng đồng. Đến nay, Indonesia có tổng cộng hơn 1,8 triệu ca mắc Covid-19, cao nhất trong các quốc gia Đông Nam Á. Với 50.578 ca tử vong, Indonesia đứng thứ 3 tại châu Á và đứng thứ...