Đừng hành hạ người bị oan bằng thủ tục bồi thường
Tiền bồi thường oan sai dù nhiều cũng không thể bù đắp được mất mát của người bị oan, nhưng được bồi thường sớm một ngày thì họ có tiền lo toan cho cuộc sống thêm một ngày sau những tổn thất mà họ gánh chịu.
“Thủ tục yêu cầu bồi thường oan tại Điều 34 và thủ tục yêu cầu khôi phục danh dự tại Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN) hiện nay quá hình thức và thiếu thực chất. Đáng phải được bồi thường ngay nhưng bắt làm hồ sơ yêu cầu, đáng được xin lỗi ngay thì phải chờ ngày, chờ tháng. Thậm chí có quyết định bồi thường rồi nhưng người bị oan cũng phải chờ hàng năm mới nhận được tiền vì vướng thủ tục cấp kinh phí từ cơ quan khác…”, đó là ý kiến của luật sư Hoàng Kim Vinh – Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bình Phước bàn về những thủ tục rườm rà, khó khăn trong bồi thường oan sai hiện nay được đăng trên báo Pháp luật TP. HCM ngày 19/8.
Thật khổ cho người bị oan. Cả một giai đoạn dài là bị can, bị tạm giam, rồi bị xét xử oan, chịu hình phạt trong tù ngục (hoặc chịu nhiều thiệt hại khác do cơ quan nhà nước gây ra). Đến khi được minh oan, lại tiếp tục một hành trình khó khăn đi đòi bồi thường oan sai.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Người bị oan phải tập hợp đầy đủ giấy tờ để chứng minh mình bị oan. Thế là họ phải rơi vào cái vòng thủ tục hành chính nhiêu khê, nhiều loại giấy tờ, con dấu.
Video đang HOT
Ngoài ra, khoản 3, Điều 34 Luật TNBTCNN quy định: “Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường phải có bản án, quyết định xác định người đó thuộc một trong các trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường”. Quy định này sẽ gây khó cho người bị oan vì việc đưa tài liệu, chứng cứ có liên quan là những gì không cụ thể. Các cơ quan tố tụng có thể lạm dụng điều này để bắt người bị oan cung cấp những thứ mà họ không có khả năng thực hiện. Vậy thì quá trình bồi thường sẽ kéo dài.
Tại sao đã gây oan cho người dân mà còn bắt người bị oan đi chứng minh mình bị oan.
Đúng ra, cơ quan gây ra oan sai phải làm việc đó cho họ. Bởi vì, cơ quan tố tụng có đủ điều kiện để tập hợp hồ sơ. Nếu chưa đầy đủ, chính cơ quan gây ra oan sai liên hệ với các cơ quan tố tụng khác để hoàn thành tục. Việc làm này vừa bày tỏ thái độ thiện chí của cơ quan gây ra oan sai đối với công dân bị oan, vừa tạo sự thuận lợi hơn trong việc thực hiện bồi thường oan sai cho công dân.
Người bị oan chịu khổ sở, cay đắng, vậy thì phải nhanh chóng nhận được bồi thường sau khi được minh oan.
Nhưng chính thủ tục làm kéo dài quá trình này, như vậy là không công bằng đối với người bị oan.
Tiền bồi thường oan sai dù nhiều cũng không thể bù đắp được mất mát của người bị oan, nhưng được bồi thường sớm một ngày thì họ có tiền lo toan cho cuộc sống thêm một ngày sau những tổn thất mà họ gánh chịu. Ví dụ như đối với ông Nguyễn Thanh Chấn, có tiền bồi thường sớm, ông mua thuốc trị bệnh cho vợ ông, cho cá nhân ông sau 10 năm ở trong tù, nhu cầu tối thiểu đó cần phải được đáp ứng nhanh nhất.
Hay vụ anh Nguyễn Minh Hùng hai lần bị kết án tử hình oan vì tội buôn ma túy đã được Công an tỉnh Tây Ninh xin lỗi công khai vào ngày 19/11/2008 và chỉ được bồi thường số tiền 130 triệu đồng cho hơn 5 năm tù oan sau khi phải thực hiện nhiều thủ tục.
Và để người bị oan được bồi thường nhanh nhất chỉ còn cách sửa đổi những quy định bất hợp lý trong Luật TNBTCNN.
Theo Dân trí
Triệt phá băng trộm xe máy SH liên tỉnh
Sau thời gian triển khai các biện pháp nghiệp vụ, ngày 16/8, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã phá thành công chuyên án 714M bắt giữ nhóm đối tượng gây ra các vụ trộm cắp xe máy đắt tiền.
Trong khoảng thời gian từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 năm 2014, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế liên tiếp xảy ra các vụ trộm xe máy. Điều đáng nói là các đối tượng chủ yếu chọn thời điểm ban ngày, tại những nơi công cộng để thực hiện hành vi trộm cắp.
Trước thực trạng đó, Ban Giám đốc Công an tỉnh T.T.Huế đã chỉ đạo phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội xác lập chuyên án đấu tranh. Từ nhiều nguồn tin thu thập được, Ban chuyên án khẳng định: trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã xuất hiện nhóm đối tượng trộm cắp xe gắn máy chuyên nghiệp hoạt động lưu động, với phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi, liều lĩnh nên đã huy động lực lượng, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh.
Sau khi thu thập đầy đủ chứng cứ, ngày 12/8 Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã phá án, đồng loạt tấn công từ nhiều mũi, bắt giữ 5 đối tượng gồm: Lưu Quốc Kỳ (31 tuổi, thường trú tại thôn An Bàn, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, là đối tượng cầm đầu), Nguyễn Thị Tha (20 tuổi, thường trú tại Thị xã Tân Châu tỉnh An Giang), Lưu Quốc Bảo (23 tuổi, trú tại xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, là em ruột của Lưu Quốc Kỳ), Lưu Quốc Hiếu (19 tuổi, trú tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, là cháu ruột Lưu Quốc Kỳ) và Nguyễn Đình Thắng (29 tuổi, trú tại Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh).
Đại tá Phạm Văn Đức, PGĐ Công an tỉnh Thừa Thiên Huế thưởng nóng đội phá án
Tại cơ quan điều tra, bước đầu các đối tượng khai nhận đã gây ra 9 vụ trộm xe máy trên địa bàn tỉnh. Với thủ đoạn dùng xe gắn máy đi từng cặp trên các tuyến đường, khi phát hiện các chủ sở hữu để xe tại những nơi khuất tầm kiểm soát hoặc các điểm công cộng nhưng không có người trông giữ, chúng dùng vam phá khóa, lấy trộm. Sau đó, các đối tượng mang tập kết tại hai phòng trọ thuê sẵn ở 7/42 Hoàng Thị Loan, phường An Tây và 56 Hải Triều, phường An Cựu, Thành phố Huế.
Để việc vận chuyển xe gian đi tiêu thụ không bị phát hiện, các đối tượng sử dụng biển số giả được đặt mua trước ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Lực lượng công an đã thu giữ 5 xe gắn máy gồm 1 xe SH, 1 xe Airblade và 1 xe Furrtre bị mất trộm ngày 8/8 và 2 xe SH do Công an tỉnh Tây Ninh, Công an Quận Tân Phú (Thành phố Hồ Chí Minh) tạm giữ.
Vụ án hiện đang được tiếp tục điều tra mở rộng. Đại tá Phạm Văn Đức - Phó giám đốc Công an tỉnh cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với công an các địa phương điều tra mở rộng thu hồi xe bị mất trả lại cho người dân. Với chiến công xuất sắc, phòng Cảnh sát ĐTTP về TTXH Công an tỉnh được lãnh đạo Công an tỉnh thưởng nóng 5 triệu đồng.
Theo Khampha
Bắt nhóm cá độ bóng đá qua mạng internet Ngày 7/7, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết đang tạm giam 15 đối tượng về hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc. Trong thời gian diễn ra World Cup 2014, các đối tượng này tham gia cá độ bóng đá qua mạng internet. 15 đối tượng trên gồm: Đặng Thành Trắng (41 tuổi, ngụ huyện Tân Châu); Dương Trọng Thức...