Dùng gừng theo cách này ‘độc’ khủng khiếp cho cơ thể
Gừng không chỉ là gia vị mà còn là vị thuốc rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng nếu dùng không đúng cách, gừng có thể gây nguy hại vô cùng cho cơ thể con người.
Ảnh minh họa: Internet
Dùng tốt nhất vào buổi sáng và buổi trưa
Trong dân gian Trung Quốc thường truyền nhau câu: “Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín”. Câu nói này cũng đủ nói lên tác hại của việc ăn quá nhiều gừng vào buổi tối.
Nguyên nhân là do vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng sẽ giúp dương khí bốc lên, thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa.
Ngược lại, đến lúc nửa đêm, âm khí thịnh phát, dương khí co lại, ăn gừng lúc này sẽ vi phạm quy luật sinh lý. Điều này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự trao đổi chất trong cơ thể.
Mặc dù gừng rất tốt nhưng nó thuộc tính nhiệt nên ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.
Không phải ai cũng ăn được gừng
Những người thường xuyên mất ngủ, khô cổ họng, táo bónhoặc bị áp xe phổi, bệnh lao, loét dạ dày, viêm túi mật, tiểu đường, đang mọc mụn, mắc các bệnh về gan, bệnh trĩ đều không nên ăn gừng.
Không dùng gừng cho người say nắng
Video đang HOT
Khi bị cảm lạnh uống nước gừng sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, trái lại đối với những trường hợp cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng.
Ảnh minh họa: Internet
Sốt cao không ăn gừng
Uống nước gừng có thể giảm bớt tình trạng cảm lạnh, thế nhưng nếu sốt cao mà cho uống nước gừng sẽ gây ra họa. Bởi gừng có tính nhiệt, sẽ khiến thân nhiệt của người bệnh cao lên, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.
Không ăn gừng bị dập
Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh là safrol. Chất này có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan.
Không ăn gừng mọc mầm
Gừng mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng rất nguy hiểm nếu dùng. Vì khi chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có thể làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.
Không ăn khi đau dạ dày
Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.
Không ăn bị cao huyết áp
Nước gừng rất tốt đối với người có huyết áp thấp, nhưng với người huyết áp cao chỉ dùng gừng để ngâm chân chứ không nên uống vì rất nguy hiểm. Người huyết áp cao nếu uống nước gừng vào đúng thời điểm huyết áp đang lên cao sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng dương quá ngưỡng và gây hưng phấn. Người dùng có thể bị cường huyết áp, gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến…
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Thành tựu đáng nể của ngành công nghiệp sản xuất vắc xin Việt Nam
Trong hơn 30 năm thực hiện tiêm chủng mở rộng Việt Nam đã sản xuất được nhiều loại vắc xin tham gia chương trình, khẳng định sự phát triển của ngành công nghiệp này ở Việt Nam.
Bộ Y tế đang đặt mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sản xuất được 14 loại vắc xin cung cấp cho tiêm chủng mở rộng.
Thống kê của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, hiện Việt Nam đã sản xuất được 10 loại vắc xin phòng bệnh lao, sởi, Rubella, rota, tả, thương hàn, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi- Rubella...
Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000 và duy trì được thành quả này hơn 17 năm qua nhờ triển khai uống vắc xin phòng bệnh bại liệt và nhiều năm duy trì tỉ lệ uống vắc xin ở mức cao trên 90%.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho hay những năm 1959-1960 bùng phát dịch bại liệt lớn ở các tỉnh phía Bắc, làm 17.000 người mắc bệnh và 500 người tử vong, mỗi năm hàng ngàn trẻ em bị di chứng bại liệt suốt đời, tỉ lệ mắc lên đến trên 126/100.000 dân.
"Nhờ vắc xin Liên Xô hỗ trợ, năm 1961 tỉ lệ mắc bại liệt đã giảm xuống 3,09/100.000 dân. Nhưng để chủ động phòng chống bại liệt, Bộ trưởng Bộ Y tế khi đó là bác sỹ Phạm Ngọc Thạch đã yêu cầu phải sản xuất được vắc xin phòng bại liệt.
Ngay năm 1962, vắc xin Sabin phòng bại liệt do Việt Nam nghiên cứu sản xuất đã ra đời, nhờ đó tỉ lệ mắc 3/100.000 dân duy trì suốt những năm 1960-1970 và giảm rõ rệt khi Việt Nam thực hiện tiêm chủng mở rộng vào năm 1985.
"Từ năm 1990 tỉ lệ trẻ dưới 1 tuổi được uống đủ ba liều vắc xin phòng bại liệt được duy trì trên 90% và đây là tiền đề để Việt Nam thanh toán bệnh bại liệt năm 2000", bà Hồng chia sẻ.
Vắc xin tả uống cũng là một vắc xin được Việt Nam phát triển thành công từ công nghệ được Thụy Điển chuyển giao và năm 2000-2001,Việt Nam tiếp tục chuyển giao miễn phí công nghệ này cho Viện vắc xin Hàn Quốc và từ đó một công ty của Ấn Độ đã có bản quyền sản xuất vắc xin tả uống xuất khẩu khắp thế giới.
Ngoài bại liệt, tả, viêm não Nhật Bản cũng là một loại vắc xin mà Việt Nam phát triển thành công và đến nay đã có trên 70 triệu liều vắc xin này được xuất xưởng với giá thành rẻ. Việt Nam cũng đã xuất khẩu trên 5,3 triệu liều vắc xin viêm não Nhật Bản sang Ấn Độ.
Với những thành tích nêu trên, năm 2015, Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới công nhận đạt tiêu chuẩn NRA (Cơ quan Quản lý về vắc xin của Việt Nam) về hệ thống giám sát và quản lý vắc xin quốc gia, đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đủ điều kiện xuất khẩu vắc xin. Thời điểm đó, Việt Nam được đánh giá là 1 trong 45 quốc gia có ngành công nghiệp vắc xin và là 1 trong 39 quốc gia đạt NRA.
Thời gian vừa qua, Việt Nam cũng đã sản xuất thành công vắc xin phức tạp Hib bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh về đường hô hấp, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Đây được coi là một loại vắc xin phức tạp nhất, qua nhiều khâu tinh chế. Hiện vắc xin này được chọn là một trong các sản phẩm nằm trong Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.
Năm 2018, loại vắc xin MR kết hợp sởi- Rubella do Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc-xin và Sinh phẩm y tế (POLYVAC) Việt Nam sản xuất đã được sử dụng trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18- 24 tháng tuổi trong tiêm chủng mở rộng, thay thế cho loại vắc xin sởi - Rubella nhập khẩu.
Gần đây, tháng 5/2018, đề tài nghiên cứu sản xuất vắc xin ngừa cúm thế hệ hai dạng mảnh, giá thành thương mại rẻ chỉ bằng 1/2-2/3 so với vắc xin ngoại nhập đã được hội đồng của Bộ Y tế nghiệm thu đạt kết quả xuất sắc. Hiện hồ sơ đăng ký lưu hành vắc xin đang được Cục Quản lý dược xem xét và hi vọng vắc xin sớm ra thị trường.
Chưa kể, vắc xin Quinvaxem 5 trong 1 trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng ở nước ta bị dừng đột ngột do Hàn Quốc ngừng sản xuất. Trước mắt, loại vắc xin của Ấn Độ là ComBE Five được dùng thay thế Quinvaxem. Tuy nhiên, mới đây đại diện Bộ Y tế cho biết, 2 năm tới Việt Nam sẽ tự sản xuất được vắc xin 5 trong 1 (vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan b và Hib) để dùng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Ngoài ra, trong năm 2018 và 2019, sẽ có thêm 3 loại là vắc xin phòng cúm mùa, viêm não Nhật Bản tế bào và bại liệt bất hoạt "made in" Việt Nam được đưa vào sử dụng. Các loại vắc xin này đang trong giai đoạn chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép lưu hành.
Thành công này sẽ góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu đề ra của Chính phủ là đến năm 2020, Việt Nam sẽ sản xuất được 12 loại vắc xin và đến năm 2030 sẽ sản xuất được 14 loại để sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
C hương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu hình thành, phát triển các sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt Nam bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh về tính mới, về chất lượng và giá thành dựa trên việc triển khai các lợi thế về nhân lực, tài nguyên, điều kiện tự nhiên của đất nước.
Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đã phê duyệt 11 nhiệm vụ trong đó tập trung nghiên cứu, sản xuất phát triển vắc xin. Theo đó, rất nhiều đề án về sản xuất vắc-xin phòng bệnh cho người đã được phê duyệt.
Năm 2013, Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia "Sản phẩm vắc xin phòng bệnh cho người" gồm 12 dự án khoa học và công nghệ và 7 dự án đầu tư. Năm 2017- 2018, Bộ tiếp tục phê duyệt bổ sung 3 dự án khoa học và công nghệ vào Đề án khung. Như vậy, đến nay có 22 dự án; trong đó có 15 dự án khoa học và công nghệ (đang triển khai 9 dự án) và 7 dự án đầu tư (chưa có kinh phí triển khai).
Trong số 9 dự án (với 11 nhiệm vụ) khoa học và công nghệ đang triển khai thực hiện có nhiều dự án đã đạt được kết quả bước đầu như: Dự án "Nghiên cứu phát triển sản phẩm vắc xin viêm não Nhật Bản trên tế bào Vero", "Nghiên cứu phát triển sản phẩm vắc xin Hib cộng hợp", "Nghiên cứu phát triển sản phẩm vắc-xin bại liệt bất hoạt", "Nghiên cứu phát triển sản phẩm vắc xin cúm mùa"...
D.Ngân
Theo baohaiquan
Làm thế nào để cải thiện hệ thống miễn dịch trong mùa đông? Tăng lượng vitamin qua chế độ ăn uống cùng với những thay đổi trong lối sống có thể giúp hệ thống miễn dịch tự nhiên trong cơ thể con người ở trạng thái tốt nhất. Buổi sáng Bạn cần uống một cốc nước chanh ấm là một cách tuyệt vời để bắt đầu một ngày mới. Uống nước chanh giúp tăng lượng vitamin...