Dùng flycam rà soát điểm sạt lở trước khi bão số 6 Trà Mi đổ bộ
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị dùng flycam để chụp ảnh, rà soát các điểm có nguy cơ sạt lở trước khi bão số 6 ( bão Trà Mi) đổ bộ.
Chiều 25/10, tại cuộc họp ứng phó với cơn bão số 6 (bão Trà Mi), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, đây là cơn bão được dự báo đổ bộ vào miền Trung, sẽ quần thảo trên biển và đất liền rất lâu. Đồng thời, lượng mưa sẽ rất lớn từ 500-700mm gây ngập lụt diện rộng ở đô thị như năm 2020.
“Các đô thị đã từng xảy ra ngập lụt thì cần lên phương án kê đồ, di chuyển tài sản giá trị lên cao”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp khuyến cáo.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp. Ảnh: Đình Hiếu
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, các tỉnh ven biển cần đặc biệt lưu ý sạt lở bờ biển do thời gian lưu sóng lâu, sóng đánh 45-50 độ chếch vào bờ, khả năng cao sẽ có sạt lở bờ biển rất lớn.
Đối với nguy cơ sạt lở đất, ông Hiệp đề nghị các địa phương mở rộng rà soát bằng flycam để không chỉ kiểm tra các vết nứt mà cả những vị trí có cộng đồng dân cư sống ven sông, suối.
Cũng liên quan đến vấn đề sử dụng flycam, Đại tá Phạm Hải Châu – Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ – Cứu nạn ( Bộ Quốc phòng) cho biết, kinh nghiệm ứng phó với cơn bão Yagi vừa qua, Bộ Quốc phòng đã dùng 4 flycam để bay rà soát tại Hà Giang và phát hiện 6 vết nứt.
“Để ứng phó ở cơn bão số 6 này, đề nghị các địa phương, các đơn vị tham mưu chính quyền địa phương rà soát nguy cơ, chủ động rà soát vị trí xảy ra sạt lở”, Đại tá Phạm Hải Châu nói.
Video đang HOT
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, các bộ ngành, địa phương cần chuẩn bị để ứng phó không hối tếc.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu kết luận cuộc họp. Ảnh: Đình Hiếu
“Các tỉnh ven biển, sườn đông, sườn tây đều có cả đồi núi, cần rút kinh nghiệm từ bão Yagi khi lo tương đối an toàn ngoài biển thì không ngờ lại tác động nhiều ở sườn phía tây.
Cần đưa flycam để chụp ảnh phân tích, cần phủ không gian rộng hơn để có dữ liệu không chỉ chỗ nứt mà cả khe sông, suối có dân cư ở nhằm có các kịch bản di dời phù hợp”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, cần đưa ra kịch bản khi đứt gãy đường thì có phương án trực thăng cứu hộ, cứu nạn.
Chuyên gia nói về sự dị thường của bão Trà Mi khi vào Biển Đông
Vào Biển Đông, bão Trà Mi sẽ có có sự thay đổi về hướng, tốc độ và cường độ do sự tương tác của nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, không loại trừ khả năng có bão chồng bão trong những ngày tới.
Bão Trà Mi đổi hướng 4 lần trước khi vào Biển Đông
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 7 giờ ngày 24/10, cơn bão TRAMI (tiếng Việt là Trà Mi), có vị trí tâm ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 121,3 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h.
Bão Trà Mi đang thẳng tiến vào Biển Đông sáng ngày 24/10.
Sáng ngày 24/10, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định bão Trà Mi là cơn bão rất phức tạp, trước khi vào biển Đông, bão đã có 4 lần đổi hướng. Chiều và đêm nay (24/10), bão sẽ vượt qua phía Bắc của đảo Luzon (Philippines) đi vào Biển Đông, trở thành bão số 6.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có đường đi tương đối ổn định. Sau đó, khi dịch chuyển qua khu vực phía Bắc của quần đảo Hoàng Sa, đến gần vùng biển miền Trung, bão sẽ có sự thay đổi về hướng, tốc độ và cường độ. Lúc này, bão có khả năng đổi hướng, di chuyển ngược ra phía ngoài biển.
"Về cường độ, khi vào Biển Đông, bão Trà Mi sẽ cấu trúc lại và khả năng ảnh hưởng đến miền Trung sẽ rõ ràng. Bão Trà Mi chưa có dấu hiệu mạnh lên nhanh như bão Yagi", ông Nguyễn Văn Hưởng nhận định.
Nói về sự phức tạp của bão Trà Mi, ông Nguyễn Văn Hưởng phân tích, một cơn bão luôn chịu sự tác động của môi trường trong quá trình hình thành, di chuyển. Khi di chuyển đến phía Bắc của quần đảo Hoàng Sa, lúc này có một bộ phận không khí lạnh di chuyển xuống. Cùng lúc đó xuất hiện một rãnh gió Tây.
Chưa kể, phía Đông của Philippines vào khoảng ngày 26-27/10 xuất hiện thêm một cơn bão mới. Tương tác của cơn bão mới hình thành, không khí lạnh phía Bắc, rãnh thấp của đới gió Tây ngăn cản cơn bão di chuyển ngược lên phía Bắc. Tương tác này làm thay đổi cấu trúc, đường đi của cơn bão số 6, làm bão đổi hướng.
Bão Trà Mi sẽ gây gió mạnh ở hầu khắp khu vực Biển Đông. Trong ngày hôm nay, khu vực phía bắc và giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, sau đó khu vực bắc và giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 9-10 theo quá trình tăng cấp của bão khi di chuyển vào Biển Đông. Sóng biển cao từ 5-7m gây nguy hiểm cho tất cả các tàu thuyền hoạt động ở phía bắc và giữa Biển Đông.
Khu vực phía nam Biển Đông cũng có gió Tây Nam mạnh cấp 6. Về tác động của bão đến đất liền sẽ được cơ quan khí tượng cập nhật sau khi quan sát sự thay đổi cấu trúc bão khi vào Biển Đông.
Các kịch bản có thể xảy ra với bão Trà Mi
TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai nhận định, dự báo bão sẽ đi vào khu vực biển Đông của Việt Nam trong ngày hôm nay và sẽ mạnh lên với vận tốc gió gần tâm bão 100km/h khi bão tiến vào khu vực quần đảo Hoàng Sa vào ngày 25 hoặc 26/10.
Cùng thời điểm này, phía cao nguyên Tây Tạng đang có không khí lạnh tràn về phía Nam kèm theo đó là áp cao lục địa với khí áp lên đến 1020hpa. Có 3 thứ là khắc tinh của bão gồm: Địa hình đồi núi cao, không khí lạnh và khí áp cao. Ngày hôm nay bão thoát khỏi khu vực đồi núi cao Luzon thì sẽ mạnh lên nhưng đến 26/10 sẽ gặp phải không khí lạnh và khí áp cao từ phía Bắc tràn xuống nên sẽ có 2 kịch bản xảy ra.
Kịch bản 1, khi bão vào gần bờ vào ngày 27/10 sẽ giảm cấp gió xuống còn khoảng cấp 8 - 9 sau đó suy yếu thành vùng áp thấp gây mưa lớn ở Bắc Trung Bộ trong giai đoạn từ 27/10 đến 30/10
Kịch bản 2, khi bão vào gần bờ ngày 27/10 sẽ tương tác với không khí lạnh và bị khối khí áp cao áp đảo nên quay ra và yếu đi. Tuy nhiên sau khi quay ra và khối khí áp cao kia biến mất thì bão lại tập hợp lại lực lượng và tiếp tục đi vào bờ trong các ngày đầu của tháng 11.
"Đây là một cơn bão xuất hiện khi có nhiều hình thái thời tiết diễn ra cùng lúc nên đường đi của bão sẽ rất phức tạp", TS Nguyễn Ngọc Huy nhận định.
Th.S Lê Thị Xuân Lan, chuyên gia dự báo khí tượng thủy văn cảnh báo, cơn bão Trà Mi hoạt động hết sức phức tạp. Ban đầu, các mô hình dự báo cho rằng bão sẽ đổ bộ vào khu vực Quảng Đông và đảo Lôi Châu của Trung Quốc. Đến sáng 22/10, nó chuyển hướng vào khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc) và sau đó vào khu vực vịnh Bắc bộ của Việt Nam.
Nhưng đến chiều 22/10, các mô hình dự báo của Mỹ và Nhật đều có chung nhận định bão sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Trung khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế. Hướng di chuyển của bão Trà Mi phức tạp do chịu tác động của không khí lạnh từ phía bắc tăng cường xuống phía nam. Đến chiều tối 22/10 không khí lạnh đã ảnh hưởng tới khu vực phía bắc của Bắc bộ và sau đó bao trùm cả miền Bắc. Đây là đợt không khí lạnh có cường độ mạnh, nhiệt độ không khí giảm sâu. Tác động của nó làm hướng đi của bão lệch xuống phía nam.
"Đây là giai đoạn cao điểm trong mùa bão trên khu vực tây Thái Bình Dương. Bên cạnh đó do xu hướng La Nina sẽ xuất hiện cộng với các đợt không khí lạnh tăng cường nên mùa mưa bão còn tiếp tục kéo dài và phức tạp", bà Lan giải thích.
Thừa Thiên - Huế: Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sạt lở bờ biển Ngày 23/10, lãnh đạo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin, UBND tỉnh vừa ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sạt lở bờ biển đoạn giáp ranh giữa xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) và phường Thuận An (thành phố Huế). Đoạn bờ biển...