Đừng dùng ấm đun nước theo kiểu này, tốn điện hơn lại còn nhanh hỏng đồ, đóng cặn
Công suất của ấm đun nước khá cao, để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn nên cắm điện ấm đun nước vào một ổ cắm riêng cho an toàn.
Ấm đun nước hay còn gọi là ấm siêu tốc, là vật dụng rất quen thuộc trong mỗi căn bếp của gia đình Việt, với thiết kế rất đơn giản và dễ dùng. Tuy nhiên nhiều người thường hay mắc phải những sai lầm nghiêm trọng khiến ấm chóng hỏng. Nhất là trong mùa hè này nhà nào cũng bật điều hòa cùng lúc với ấm đun nước. Đấy là điều cấm kị mà không phải ai cũng biết.
Lý do là bởi khi đun ấm nước trước các luồng gió của quạt, máy lạnh cũng sẽ khiến gia đình bạn tiêu tốn nhiều năng lượng điện hơn. Không chỉ làm hao nhiệt của ấm đun nước mà cả máy lạnh cũng bị tổn thất nhiệt, gây hao điện và giảm tuổi thọ của máy lạnh và ấm đun nước.
Ngoài ra khi sử dụng ấm điện còn có một số lỗi mà mọi người hay mắc như:
Sử dụng ổ điện chung với thiết bị điện khác
Công suất của ấm đun nước khá cao, để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn nên cắm điện ấm đun nước vào một ổ cắm riêng cho an toàn.
Ngoài ra bạn không nên sử dụng cùng lúc các thiết bị điện khác như: Nấu cơm điện, bật bếp điện, bàn ủi, máy giặt hay máy nước nóng vì các thiết bị điện này đều có công suất cao gây quá tải điện, là nguyên nhân gây ra cháy nổ.
Sử dụng ấm đun nước để nấu thức ăn
Sử dụng ấm đun nước để nấu thức ăn là thói quen sai lầm của nhiều người đặc biệt là các bạn sinh viên. Ấm đun nước chỉ có chức năng duy nhất là đun nước, nhưng nhiều người thường dùng chúng để nấu canh, luộc rau, luộc trứng, luộc thịt,… điều này khiến cặn rất dễ đóng vào thành ấm và ấm nhanh chóng bị hỏng, thậm chí gây chập điện, cháy nổ rất nguy hiểm.
Tốt nhất bạn nên làm theo yêu cầu của nhà sản xuất, tuyệt đối không nên dùng bình đun nước để nấu ăn, nếu lỡ nấu rồi thì nên chùi rửa sạch sẽ cặn bám bên trong ấm.
Nấu nước liên tục
Nhiều người đã sai lầm khi cho rằng nấu nước liên tục sẽ tiết kiệm được nhiên liệu khi ấm đang nóng sẵn. Thực tế khi sử dụng ấm đun nước, dù bạn có đun nước bao nhiêu lần đi chăng nữa thì bình siêu tốc vẫn sử dụng bấy nhiêu điện năng và không có khả năng giảm điện năng tiêu thụ.
Ngoài ra, việc đun liên tục như vậy có thể khiến mâm nhiệt của bình vượt quá công suất cho phép nên dễ gây cháy, nổ và hỏng bình. Tốt nhất, hãy để ấm có một khoảng thời gian nghỉ giữa các lần đun để mâm nhiệt bên dưới nguội bớt.
Đổ cạn nước trong ấm sau khi sôi
Video đang HOT
Nhiều người thường có thói quen đổ sạch hết nước ra ngoài sau khi nước sôi. Việc làm này cần được bỏ ngay lập tức bởi khi ấm nước sôi, mâm nhiệt vẫn tiếp tục sinh nhiệt dù công tắc điện đã tắt, khiến mâm nhiệt rất nhanh hỏng.
Do đó, nên để khoảng 20ml nước trong ấm, đợi cho đến khi nguội hẳn rồi mới trút cạn.
Đậy không kín nắp hoặc không đậy nắp khi đun nước
Thói quen này sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian để đun sôi nước hơn và gây nguy hiểm. Ấm đun nước siêu tốc được thiết kế rơ-le tự động ngắt nguồn điện chỉ khi nắp ấm đã đóng kín. Do vậy, sẽ khiến điện không tự ngắt khi nước đã sôi nữa. Từ đây, nguy cơ chập, cháy ấm sẽ rất dễ xảy ra.
Bà nội trợ 9x kể chuyện toàn sắm đồ gia dụng Việt: Mua vì rẻ là chính, có loại dùng 6 năm vẫn chạy ngon!
Ngoài ra, bà nội trợ này còn đưa ra những khen chê rất cụ thể sau 1 thời gian sử dụng các món gia dụng Việt này.
So với trước kia, đồ gia dụng Việt đang ngày càng đa dạng hơn về kiểu dáng, mẫu mã và sở hữu nhiều chức năng xịn xò không thua kém hàng ngoại. Cộng thêm ưu thế giá "mềm", dễ tìm mua (có bán ở hầu hết các siêu thị lớn), nhiều người tiêu dùng Việt đã dần chuyển sang ưu ái "hàng nội" hơn.
Chị Hương (30 tuổi) ở Sài Gòn cũng đã chuyển sang dùng hàng Việt khoảng 5-6 năm nay. 70% đồ bếp nhà chị đều là sản phẩm của các thương hiệu Việt, từ bếp, nồi điện cho tới máy hút mùi, máy làm rau mầm.
Chị tiết lộ mình chọn hàng trong nước chủ yếu vì... rẻ. Còn về chất lượng, chị nhận thấy mỗi sản phẩm đều có ưu/nhược điểm riêng như dưới đây, chị em có thể tham khảo qua để cân nhắc nếu đang có ý định sắm về.
1. Máy làm rau mầm Kangaroo
Chiếc máy này chị Hương mua từ 6 năm trước với giá hơn 900K (giá hiện tại khoảng 750K). Máy có thiết kế nhỏ gọn, đơn giản với 1 nút điều khiển nên rất dễ thao tác. Ngoài ra, máy cũng dễ tháo ra để vệ sinh.
Máy có thể làm rau mầm từ nhiều loại hạt khác nhau, mỗi mẻ mất khoảng 3 ngày để thu hoạch. Trong 3 ngày này, máy cần cắm điện liên tục để hoạt động nhưng công suất máy rất thấp (chỉ 15W) nên không hề tốn điện. Máy chạy khá êm khi hoạt động.
Thành quả ngon mắt từ máy làm rau mầm.
Sau 6 năm sử dụng, máy vẫn hoạt động "ngon lành". Sản phẩm chỉ có điểm trừ nhẹ là ngoại hình không được bắt mắt mà thôi.
Chấm điểm: 9/10
2. Nồi lẩu điện đa năng Goldsun
Nhà chị Hương sắm chiếc nồi này từ năm 2018 với giá chưa đầy 400K. Là nồi đa năng nên sản phẩm vừa có nấc gạt như nồi cơm điện, vừa có 5 mức nhiệt để điều chỉnh linh hoạt như bếp điện, ngoài ra nồi còn đi kèm 1 xửng hấp.
Nồi có ưu điểm làm nóng nhanh, dễ điều chỉnh mức nhiệt, lòng nồi tháo rời được để vệ sinh. Theo quảng cáo, nồi nấu được nhiều món hấp, chiên, xào, lẩu, nấu canh và cả nấu cơm. Và thực tế đúng là nồi "cân" được đủ món thật, nhưng lòng nồi chống dính không quá tốt nên cơm thường dính nhiều ở đáy nồi. Ngoài ra, chị Hương nhận thấy nồi chỉ có khoảng 3 mức nhiệt thực tế thay vì 5 mức nhiệt như quảng cáo.
Hiện tại, lớp chống dính của nồi đã "hao mòn" đi ít nhiều nên chị Hương chủ yếu dùng nồi để nấu lẩu hoặc làm các món canh, món luộc.
Chấm điểm: 7/10
3. Máy hút mùi Sunhouse
Nhà hay nấu nướng, tổ chức cỗ bàn thường xuyên nên chị Hương sắm thêm 1 chiếc máy hút mùi Sunhouse cho căn bếp. Máy có giá khoảng 2 triệu đồng, thiết kế màu đen sang trọng và dễ lau chùi.
Bà nội trợ 9x thích nhất sản phẩm này ở điểm có lớp kính chắn mỡ bắn lên rìa máy, phần lưới có thể gỡ ra để vệ sinh. Về chức năng, máy hút mùi ổn, có 3 nấc tốc độ và khi chạy không quá ồn.
Máy có đèn nhưng là đèn vàng chứ không phải đèn trắng. Chị Hương bày tỏ không thích màu đèn lắm vì khiến chị khó nhìn màu thức ăn, chẳng hạn đồ chiên nhìn vàng rồi nhưng thực ra vẫn trắng và chưa đủ chín. Tuy nhiên, xét riêng về công năng thì chị đánh giá sản phẩm này khá ổn trong tầm giá.
Chấm điểm: 8/10
4. Bếp từ hồng ngoại đôi Kangooroo
Chiếc bếp này là "em út" trong danh sách hàng Việt ở nhà chị Hương, chị mới tậu bếp về được khoảng 6 tháng. Nhìn chung, với giá khoảng 3 triệu đồng thì chị đánh giá sản phẩm này khá ổn, dù vẫn còn 1 số điểm hạn chế nhỏ.
Xét về điểm cộng, sản phẩm có mức nhiệt mạnh, làm nóng nhanh và nút ấn rất nhạy. Bếp có các chức năng khá xịn như khóa trẻ em, hẹn giờ (tối đa 1 tiếng) và có 4 chân đế giúp tản nhiệt.
Chân đế quá ngắn nên bếp tản nhiệt kém
Tuy nhiên, do chân đế quá ngắn nên khả năng tản nhiệt của bếp khá kém. Chế độ hẹn giờ không chia nhỏ theo từng phút mà chia theo mốc 5 phút. Chức năng khóa trẻ em áp dụng chung cho cả 2 bếp chứ không tách riêng. Chị Hương thấy những điểm trừ này có thể chấp nhận được trong tầm giá, nhưng các chị em nào kỹ tính có thể cân nhắc thêm trước khi mua.
Chấm điểm: 7/10
Có tiện đến mấy cũng không được để 9 đồ vật này trong phòng tắm, 99% mọi người mắc phải vài ba thứ Những vật dụng này thường xuyên được chúng ta để trong phòng tắm mà không biết là rất có hại. Nhiều người có thói quen lưu trữ tất cả đồ vật trong phòng tắm vì sự tiện lợi của nó, ví dụ như máy sấy tóc, giỏ đựng quần áo, đồ vệ sinh và cả dụng cụ làm móng. Tuy nhiên, có không...