Dùng đũa như thế nào để không hại sức khỏe
Đũa gỗ không sạch gặp trời ẩm ướt dễ sinh ra nấm mốc gây ung thư nên cần được vệ sinh kỹ càng và thay mới sau mỗi 4 tháng.
Đũa là vật dụng ăn uống không thể thiếu đối với nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đũa lại ẩn chứa không ít rủi ro sức khỏe. Dưới đây là nguy cơ có thể gặp phải khi sử dụng đũa và cách phòng tránh, theo Sina.
Đũa gỗ
Đũa gỗ được các gia đình chọn dùng nhiều nhất. Tuy nhiên, khi thời tiết ẩm ướt, đặc biệt ở phía nam, đũa gỗ rất dễ sinh ra nấm Aspergillus Flavus.
Bác sĩ Sun Feng, phó chủ nhiệm khoa tiêu hóa bệnh viện trực thuộc cấp một thuộc Đại học Trung Y Quảng Châu (Trung Quốc) cho biết Aflatoxin, chất chuyển hóa thứ cấp được tạo ra bởi Aspergillus flavus là chất gây ung thư. Độc tính của Aflatoxin mạnh gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua và có thể phá hoại tế bào gan.
Bản thân đũa gỗ không tự sinh ra nấm Aspergillus Flavus mà do cách bảo quản, sử dụng. Nếu rửa không sạch, đũa gỗ gặp thời tiết ẩm ướt và nóng bức sẽ dễ bị mốc, từ đó tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Ngoài ra, đũa gỗ dùng lâu dễ xuất hiện vết nứt ẩn chứa bụi bẩn, tiếp xúc nước lâu ngày sẽ phát triển thành nấm mốc. Không chỉ riêng đũa, các sản phẩm từ gỗ như dao, thớt… cũng gặp tình trạng tương tự.
Đũa gỗ được sử dụng rộng rãi nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ sức khỏe. Ảnh: AGCR.
Để đũa gỗ không bị mốc, bác sĩ Sun khuyến cáo những điều sau:
- Đũa phải được rửa sạch triệt để.
- Thường xuyên phơi đũa dưới nắng.
Video đang HOT
- Dùng tủ khử trùng để vệ sinh đũa (nếu có thể).
- Thay toàn bộ đũa mới sau 4 tháng sử dụng.
Đũa sơn
Vì có màu sắc và họa tiết đa dạng bắt mắt nên đũa sơn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, lớp sơn trên bề mặt đũa có thể chứa các kim loại nặng và phụ gia độc hại. Về lâu dài, lớp sơn này dễ bong ra và đi vào cơ thể, làm hại gan và thận.
Tốt nhất, bạn không nên sử dụng đũa sơn ở nhiệt độ cao. Lưu ý bỏ đi ngay nếu thấy lớp sơn đã bong tróc.
Đũa tre dùng một lần
Đũa tre dùng một lần thường đi kèm đồ ăn mang về. Ảnh: 11street.my.
Trong quá trình gia công, đũa tre dùng một lần thường bị cho thêm bột làm trắng, do đó để lại chất hóa học trên bề mặt đũa. Bột làm trắng vào cơ thể sẽ gây tổn thương cho gan và nội tạng, thậm chí dẫn đến sỏi mật.
Đũa kim loại
Người ưa thích món ăn Hàn Quốc không xa lạ gì với đũa kim loại. Về mặt vệ sinh, đũa kim loại được coi là tốt hơn đũa gỗ và đũa tre do làm từ kim loại không gỉ, khó xuất hiện mầm bệnh.
Tuy vậy, đũa kim loại lại nặng và khó cầm, khiến người dùng gặp khó khăn khi gắp thức ăn.
Thanh Vân
Theo Vnexpress
Tự nhiên rụng cả hàm răng!
Chỉ vừa mới qua cái tuổi 30, chị T. hốt hoảng phát hiện cả hàm răng lung lay, từng cái lần lượt rụng dần. Nghề của chị là giáo viên, đứng trên bục giảng với không một cái răng nào trong miệng!
Hãy đến nha sĩ khi răng bạn có dấu hiệu lung lay! - K.O
Từ khi răng mới bắt đầu lung lay, sâu và xấu đi, chị T. (sống ở TP.HCM) đã đến nha sĩ. Chị được tư vấn bọc răng sứ. Bọc răng sứ cả hàm tốn khá nhiều tiền nhưng để cứu lấy nụ cười, cứu lấy sự tự tin và cứu lấy công việc, chị gật đầu không mấy đắn đo. Không mất quá lâu, chị có lại hàm răng trắng bóng sạch đẹp.
Nhưng chỉ được một thời gian ngắn. Từ ngày bọc răng sứ, chị phát hiện cả hàm răng càng lung lay bạo, các mảng bám, thức ăn càng bám chặt vào răng mà không vệ sinh kỹ được vì răng sứ gây cản trở, miệng lúc nào cũng hôi.
Rồi chuyện gì đến cũng đến: từng cái răng "lần lượt chia tay" khổ chủ và đến một ngày, trong miệng chị không còn đến một cái răng.
Cô giáo bịt khẩu trang
Một phụ nữ trẻ không có răng, lại làm nghề giáo viên - đó là cú sốc quá sức với chị T. Lúc nào chị cũng phải đeo khẩu trang kín mít suốt hơn 1 năm trời, kể cả khi đứng trên bục giảng, mất hết cả sự tự tin, cho tới ngày "gặp thầy gặp thuốc".
Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Trần Hùng Lâm cho biết chị T. đã làm răng sứ trên nền bệnh nha chu chưa được kiểm soát đúng mức, việc phục hình răng sứ lại không đúng kỹ thuật, thêm cơ địa thuận lợi cho việc tiêu xương nên quá trình tiêu xương (dưới chân răng) đã diễn ra rất nhanh. Mà một khi "cái móng" không còn, "sập nhà" là chuyện tất yếu.
Tiến sĩ Lâm nói thêm, bệnh nha chu là bệnh lý do vi khuẩn gây ra, làm tổn hại các mô nâng đỡ quanh răng, dẫn đến tiêu xương. Thông thường, quá trình này diễn ra chậm. Chị T. thuộc nhóm người xương bị tiêu rất nhanh so với bình thường, có thể là các vấn đề về di truyền và đáp ứng miễn dịch.
Với sự hỗ trợ tích cực từ công nghệ số, việc phục hình và cấy ghép răng hiện đã nhanh chóng, chính xác và đơn giản hơn trước rất nhiều - K.O
Phòng ngừa nha chu
Vệ sinh răng miệng tốt, dùng chỉ nha khoa thường xuyên vẫn là cách hiệu quả nhất để đề phòng ngừa nha chu. Còn khi đã mắc bệnh, sự can thiệp chuyên môn là rất quan trọng. Nếu muốn phục hình, bác sĩ cần phải xử lý tốt các mảng bám, xử lý nha chu.
Theo tiến sĩ Lâm, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân phải được gây tê để lấy các mảng bám sâu dưới chân răng, sát với xương. Ngoài ra, việc phục hình đúng kỹ thuật cũng rất quan trọng để bệnh nhân có thể vệ sinh răng miệng tốt sau đó.
Quay lại với trường hợp của chị T, vì đã mất hết răng nên chỉ còn cách cấy ghép răng. Nhưng vì bệnh nhân này đã tiêu rất nhiều xương ổ răng và xương hàm, chẳng còn "móng" để cắm răng cấy ghép vào nên phải ghép xương.
Hiện tiến trình điều trị của chị đang diễn ra rất tốt, việc ghép xương đã hoàn tất, chị đang mang hàm răng tạm ổn định, đợi thêm vài tháng nữa để ghép răng. Và đó cũng là lần đầu tiên, chị lại có thể nở nụ cười tự tin, cởi phăng cái khẩu trang che kín miệng mỗi giờ lên lớp!
Tiên sĩ Lâm cho biết với sự hỗ trợ rất nhiều từ công nghệ số, chẳng hạn như với công nghệ CAD/CAM đã đến Việt Nam, các quy trình phục hình, cấy ghép răng đang thuận lợi, chính xác và nhẹ nhàng hơn nhiều cho bệnh nhân so với trước đây.
Theo thanhnien.vn
Dùng đũa theo cách này, ung thư sớm muộn cũng 'gõ cửa' Đũa là vật dụng quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Nhưng không sử dụng đúng cách sẽ trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư. Dùng đũa trong ăn uống đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống tại nhiều quốc gia ở Châu Á. Dù là vật dụng được sử dụng hàng...