Dừng dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo theo hình thức BOT
Thủ tướng vừa đồng ý dừng thực hiện dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo giai đoạn 2 bằng hình thức hợp đồng BOT.
Kênh Chợ Gạo đang ngày càng ùn tắc
ẢNH MT.GOV
Văn phòng Chính phủ chiều 11.1 đã truyền đi thông báo cho hay Thủ tướng vừa đồng ý dừng thực hiện dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo giai đoạn 2 bằng hình thức hợp đồng BOT.
Quyết định được người đứng đầu Chính phủ đưa ra trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và ý kiến của Bộ Kế hoạch – Đầu tư (KH-ĐT). Cùng với đó, Thủ tướng giao Bộ GTVT chịu trách nhiệm giải quyết, xử lý các vấn đề liên quan đến việc dừng dự án theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng cũng giao Bộ GTVT chủ động phối hợp với Bộ KH-ĐT và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất thực hiện dự án nếu sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020.
Video đang HOT
Trong trường hợp thực hiện dự án bằng vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB), Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng những vấn đề vượt thẩm quyền.
Kênh Chợ Gạo là tuyến đường thủy quan trọng, kết nối TP.HCM, các tỉnh Đông Nam bộ với đồng bằng sông Cửu Long. Giai đoạn 1 của dự án này đã được đầu tư bằng trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, sau một thời gian đã quá tải và ùn tắc lúc cao điểm nên tháng 7.2016, Thủ tướng đồng ý chủ trương đầu tư nâng cấp tuyến luồng kênh Chợ Gạo giai đoạn 2 theo hình thức BOT, trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách nhà nước không thể cân đối được.
Dù vậy, qua lấy ý kiến của các đoàn đại biểu Quốc hội, UBND tỉnh và các doanh nghiệp vận tải, kết quả tham vấn không khả thi khi lợi ích giữa các bên không gặp nhau. Ngoài việc không đảm bảo tính khả thi tài chính, nếu triển khai nâng cấp theo hình thức BOT còn không thể đảm bảo công bằng tuyệt đối cho các đối tượng sử dụng, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự. Do đó, Bộ GTVT đã đề xuất Thủ tướng cho phép dừng thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng BOT.
Theo đề xuất của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, dự án sẽ nạo vét mở rộng phía bờ nam đoạn Chợ Gạo từ Km12 000 – Km21 700; kè kết cấu thảm đá dày 30 cm bờ nam kênh Chợ Gạo đoạn Km12 000 – Km21 300; kè đứng phía bờ nam đoạn thị trấn chợ Gạo, phạm vi từ Km21 300 – Km21 900, dài khoảng 600 m, đồng thời xây dựng mới khoảng 23 cống thoát nước và trạm thu phí.
Tổng mức đầu tư (đã bao gồm lãi vay) của dự án là 1.388 tỉ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư 15%, vốn vay 85%, thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 17 năm 10 tháng.
Theo đề xuất, nhà đầu tư chỉ thu phí với các tàu thương mại vận tải hàng hóa có trọng tải toàn phần lớn hơn 100 tấn; đối với phương tiện chuyên dùng quy đổi 1 mã lực tương đương 1 tấn trọng tải; đối với tàu chở khách quy đổi 1 ghế hành khách tương đương 1 tấn trọng tải, 1 giường nằm tương đương 6 ghế hành khách. Mức thu phí là 50 đồng/tấn/km, tương đương 1.430 đồng/tấn (tính trên chiều dài kênh là 28,6 km); tăng phí 3 năm 1 lần, mỗi lần tăng 3%.
Theo Thanhnien
Tài xế bức xúc vì bến phà thu phí cao gấp 2-3 lần quy định
Theo phản ánh của các tài xế, mỗi ô tô khách (loại 4 chỗ ngồi) qua phà phải đóng phí 50.000 đồng/lượt, cao hơn 3 lần so với quy định.
Gần đây, giới tài xế ô tô khách, xe tải qua lại kênh Chợ Gạo tại bến phà Tân Mỹ Chánh - Xuân Đông (nối thành phố Mỹ Tho với huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) rất bức xúc vì phí qua phà quá cao.
Theo phản ánh của các tài xế, mỗi ô tô khách (loại 4 chỗ ngồi) qua phà phải đóng phí 50.000 đồng/lượt, trong khi đó mức quy định tại Quyết định 25 năm 2010 của UBND tỉnh Tiền Giang chỉ được thu 15.000 đồng/phương tiện, tăng hơn 3 lần.
Bến Phà Tân Mỹ Chánh- Xuân Đông.
Đối với ô tô tải loại 2,5 tấn, qua phà này phải nộp phí 80.000 đồng/lượt, cao hơn mức quy định 45.000 đồng, tăng hơn 2 lần. Các loại ô tô khác qua phà cũng nộp phí ớ mức cao.
Các tài xế cho rằng, vào các ngày lễ Tết, phương tiện đi lại nhiều, mức phí sẽ được thu phí cao hơn các ngày thường và không theo một quy định nào. Hơn nữa bến phà này không niêm yết bảng giá đối với ô tô.
Trao đổi với phóng viên, một nhân viên điều hành bến phà Tân Mỹ Chánh- Xuân Đông cho biết, chủ phà là ông Trần Thanh Bình ở Thành phố Hồ Chí Minh, giao lại cho nhân viên tổ chức đưa đón khách.
Mức phí qua phà cao là do không thu theo quy định nào mà là do các tài xế "chấp nhận" khi có nhu cầu qua sông.
Một bảng giá qua phà Tân Mỹ Chánh- Xuân Đông được đặt trong hàng rào, hành khách khó phát hiện và không có niêm yết giá cho ô tô qua phà.
Ông Huỳnh Trung Tánh, Đội phó Đội Thanh tra giao thông phụ trách huyện Chợ Gạo- Gò Công Tây cho biết, bến phà Tân Mỹ Chánh- Xuân Đông do Công ty TNHH Vạn Bình An (Thành phố Hồ Chí Minh) khai thác.
Việc chủ bến phà không niêm yết bảng giá đối với ô tô và thu cao hơn mức quy định của UBND tỉnh Tiền Giang là sai phạm. Thanh tra giao thông sẽ kiểm tra, xử lý tình trạng này.
Xuân Đông là xã cù lao, đời sống nhân dân còn khó khăn. Kênh Chợ Gạo rất nhỏ hẹp, trong khi đó bến phà Tân Mỹ Chánh- Xuân Đông thu phí quá cao, không đúng quy định của nhà nước cần sớm chấn chỉnh./.
Theo Nhật Trường/VOV-ĐBSCL
EVNGENCO 3 chính thức hoạt động với mô hình công ty cổ phần từ ngày 1/10/2018 Đây là thông tin được đưa tại Đại hội đồng cổ đông lần đầu Tổng công ty Phát điện 3 - Công ty Cổ phần (EVNGENCO 3), ngày 17/9, tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngay sau Đại hội, EVNGENCO 3 sẽ tiến hành đăng ký kinh doanh và chuyển đổi mô hình hoạt động thành công ty cổ phần theo quy định...