“Dừng dự án bôxit là không thực tế”
“Nỗi lo về hiệu quả kinh tế của dự án bôxit là chính đáng. Chúng tôi cũng mất ngủ về chuyện này. Tuy nhiên, xin khẳng định, dự án này có hiệu quả kinh tế nên rõ ràng đề xuất dừng dự án là không thực tế”…
Đây là khẳng định của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng – Bộ Công thương Nguyễn Mạnh Quân tại Hội thảo “Bô xit Tây Nguyên: thực trạng, định hướng và kiến nghị” do đơn vị này cũng Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (Vusta) phối hợp tổ chức ngày 9/5.
Nhìn nhận thẳng thắn về thực trạng việc triển khai 2 nhà máy khai thác, tuyển lựa quặng bôxit Tân Rai và Nhân Cơ, Giám đốc Văn phòng hỗ trợ tư vấn, phản biện và Giám định xã hội Phạm Quang Tú đặt vấn đề, kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương đầu tư khai thác khoáng sản này đã nhấn mạnh phải có bước đi thận trọng.
Theo ông Tú, đây là thời điểm chín muồi đề cùng đánh giá toàn diện việc triển khai dự án thời gian qua, khi các thông số về kỹ thuật, kinh tế ở dự án Tân Rai đã có. Kết quả đánh giá lần này là cơ sở để làm quy hoạch cho định hướng khai thác “dài hơi” hơn.
Bể lắng quặng đuôi tại nhà máy Alumina Tân Rai.
Đại biểu đề xuất xem xét 3 phương án. Phương án 1 (được coi là phương án cao), tiếp tục xây dựng 2 nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ và xúc tiến các hoạt động như kế hoạch vạch ra từ trước. Phương án 2 (được coi là phương án thấp) là dừng dự án bô xít ở Tây Nguyên khi chứng minh được là dự án không hiệu quả. Phương án 3 (được gọi là phương án trung bình), xem xét thúc đẩy nhanh nhà máy Tân Rai, tạm dừng ở Nhân Cơ, chuyển toàn bộ nhà máy về để đấu nối.
Đánh giá được phương án nào hữu hiệu nhất thì sẽ xác định kịch bản cụ thể trên cơ sở xem xét hiệu quả toàn diện về kinh tế tài chính, về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường…
Trả lời cho bài toán nêu ra, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng – Bộ Công thương Nguyễn Mạnh Quân chia sẻ, thời gian qua, dư luận xã hội và các nhà khoa học hết sức lo ngại về hiệu quả kinh tế của hai dự án bôxit. Đây là nỗi lo chính đáng.
Video đang HOT
“Chúng tôi mất ngủ vì dự án này, đặc biệt chuyện hiệu quả kinh tế”, ông Quân xác nhận.
Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng cũng phân trần, dư luận có nhiều băn khoăn, một phần vì thời gian qua, phía Tập đoàn Than khoáng sản (TKV) đã đưa ra nhiều số liệu không thống nhất về dự án ở các thời điểm khác nhau. Tính toán bước đầu thì nhận thấy 2 dự án vẫn có hiệu quả kinh tế nhưng tiềm ẩn rủi ro và hiệu quả cũng không đạt kỳ vọng.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công thương đã đôn đốc TKV tổng kết toàn diện về dự án, trên cơ sở đó rà soát, tính toán, đề xuất hiệu quả để từ đó tính bước tiếp theo.
Cụ thể, báo cáo của TKV về tiến độ dự án Tân Rai (Lâm Đồng) thể hiện, tính đến hết tháng 3, tổng giá trị toàn bộ dự án đã thực hiện đạt khoảng 11.620 tỷ đồng. Như vậy, tổng mức đầu tư đã tăng 33,15% so với kế hoạch. Theo tiến độ hợp đồng của hai gói thầu EPC thì tiến độ nhà máy tuyển chậm hơn 1,5 năm và nhà máy alumin chậm 2,5 năm. Với dự án nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ (Đăk Nông), tổng mức đầu tư tăng 31% so với kế hoạch, tương đương 14.889 tỷ đồng.
Những tính toán cụ thể về việc điều chỉnh giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất cũng như hiệu của kinh tế của dự án cũng được đưa ra.
Vụ trưởng Nguyễn Mạnh Quân thông tin thêm, tính về hiệu quả kinh tế của dự án, cơ quan quản lý đã bỏ qua các ưu đãi, chỉ tính theo giá thành, chi phí hiện tại. Giá bán – thông số đầu vào để xác định hiệu quả dự án cũng được thống nhất là mức giá hiện nay – khi mọi loại khoảng sản đều đang giảm giá. Chi phí được tính theo phương án giá biến động (các yếu tố đầu vào như điện, than, nước, lương… đều tăng”.
Theo đó, nếu áp cách tính toán giá thành ở thời điểm hiện tại, dự kiến thời gian thu hồi vốn của dự án Tân Rai là mất 12 năm còn dự án Nhân Cơ thì mất khoảng 13 năm.
Với phân tích đó, ông Quân nhấn mạnh: “Xin khẳng định, hai dự án này có hiệu quả kinh tế. Như vậy, rõ ràng đề xuất dừng dự án là không thực tế”.
Các dự án bô-xit có thể được nhân rộng? Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng cũng giải thích thêm, nếu tính toán thực tế không hiệu quả và hai dự này là gánh nặng cho TKV thì quyết định tất yếu là sẽ phải dừng. Tuy nhiên, kết quả cho thấy điều ngược lại, như ông Quân lập luận, đây là các dự án có ý nghĩa với sự phát triển của ngành công nghiệp nhôm sau này. Đặc biệt, quy hoạch phân vùng thăm dò khai thác chế biến bôxít đến năm 2020 có dự báo đến 2030 đã được lập trong vòng 2 năm trải qua nhiều cuộc hội thảo, sử dụng các chuyện gia trong và ngoài nước. Chính phủ chỉ đạo từ nay đến năm 2015, chỉ có hai dự án Tân Rai, Nhân Cơ là thử nghiệm, nghiên cứu và hoàn thiện. Đến 2020, trên kết quả thử nghiệm của hai dự án này, nếu có hiệu quả và điều kiện vận tải, cơ sở hạ tầng cho phép thì sẽ nhân đôi hai dự án này lên. Sau 2020 nếu có đường sắt, kết quả thử nghiệm tốt thì sẽ đầu tư các dự án có quy mô lớn 2-3 triệu tấn/năm.
“Chúng tôi sẽ hoàn thiện theo hướng này sau đó sẽ trình cả bộ Chính trị để xin ý kiến chỉ đạo rồi Thủ tướng mới xem xét phê duyệt” – ông Quân nói chắc.
Theo Dantri
"Dự án bauxite đã thật sự lỗ"
Trong khi Vinacomin khẳng định các dự án bauxite sẽ được hoàn vôn vê lâu dài thì các chuyên gia bảo: Mơ hô!
Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã chính thức công bố tình hình thực hiện và hiệu quả kinh tế dự án alumin Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đăk Nông). Mức chênh lệch tổng mức đầu tư mỗi dự án so với thời điểm phê duyệt đã lên đến hơn 3.500 tỉ đồng. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn khẳng định về lâu dài dự án sẽ hoàn được vốn.
Đó là những thông tin được nêu ra tại buổi hội thảo "Bauxite Tây Nguyên - Thực trạng, định hướng và kiến nghị" do Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức ngày 9/5.
Mức đầu tư vượt hơn 7.000 tỉ đồng
Về hiệu quả kinh tế, đại diện Vinacomin cho biết theo nghiên cứu, trung bình từ năm 2008 đến 2020, nhu cầu tiêu thụ nhôm trên thế giới sẽ tăng 2,82 triệu tấn/năm. Với thực tế giá mỗi tấn năm 2013 khoảng 316 USD, đến năm 2020 giá này sẽ khoảng 343 USD, sau khi trừ ảnh hưởng do lạm phát thì cũng tăng khoảng 2,71%/năm.
Cụ thể, đối với Nhà máy Tân Rai, tổng mức đầu tư trước thuế đến ngày 31/3/2013 được điều chỉnh vượt 3.645,4 tỉ đồng, tăng 33% so với kê hoạch. Tính đến tháng 3, giá thành sản xuất alumin bình quân năm là 6,5 triệu đồng/tấn, mức này cao hơn 1,7 triệu đồng so với thời điểm năm 2009. Tính ra lợi nhuận sau thuế thì hụt hơn 314.000 đồng môi tấn so với năm 2009. Chủ đầu tư dự tính: Lỗ kế hoạch khoảng năm năm so với ba năm khi phê duyệt. Viêc thu hồi vốn phải là 11,8 năm so với chín năm kế hoạch trước đó.
Đối với Dự án Nhân Cơ, Vinacomin cho biết dự kiến hoàn thành đầu tư và có sản phẩm vào giữa năm 2014, chậm 1,5 năm so với kế hoạch. Tổng vốn đầu tư trước thuế sau khi điều chỉnh (tháng 3/2013) chênh 3.523 tỉ đồng, tăng 31% so với kê hoạch ban đâu. Chi phí vận chuyển tăng thêm hơn 250.000 đồng/tấn. Thu hồi vốn trong khoảng 12 năm, lâu hơn hai năm so với phê duyệt.
Theo Vinacomin, hai dự án trên chậm tiến độ là do dự án có quy mô vốn quá lớn, kỹ thuật và công nghệ phức tạp; tiến độ giải phóng mặt bằng chậm. Việc thi công hồ bùn đỏ kéo dài hơn bảy tháng do ảnh hưởng do sự cố ở Hungary. Chất lượng giao thông, hạ tầng xuống cấp. Bên cạnh đó năng lực quản lý điều hành của chủ đầu tư còn hạn chế; nhà thầu Trung Quốc còn lúng túng, không lường hết những khó khăn phát sinh...
Nhà máy sản xuất alumin Tân Rai. Ảnh: TTXVN
Bị đây vô thê kẹt
Phản hồi lại bản báo cáo của Vinacomin, ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Nhôm - Titan, Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam, cho rằng: "Tổng mức đầu tư đã tăng lên quá nhiều, thực tế Dự án Tân Rai đang thua lỗ thực sự chứ không phải nguy cơ thua lỗ nữa. Bốn năm triển khai cho thấy các dự án này không mang lại hiệu quả kinh tế như kế hoạch".
Ông Ban phân tích trước đây khi tiến hành dự án, đàm phán vốn vay của Ngân hàng châu Âu thì lãi suât thấp - chỉ 5% nhưng khi cộng các khoản chi phí, phí bảo lãnh thì tính ra cũng đã lên đến 8%. "Hiện Vinacomin đang bán giá thấp hơn giá thành thì rõ ràng là thua lỗ. Bộ trưởng Công Thương nói là lô ây nằm trong kế hoạch là không chính xác. Cứ như tình hình hiên nay thì tính cả đời dự án cũng không có lãi. Viêc xác định thua lỗ theo kế hoạch thì phải xác định trong thời gian nhất định. Giá thành lớn hơn giá bán như hiện nay mà cứ mong có lãi là điều không tưởng" - ông Ban phân tích.
Cũng theo ông Ban, mỗi năm Dự án Tân Rai phải chi khoảng 24,6 triệu USD, Nhân Cơ 38 triệu USD tiên vân tải. Viêc vân chuyên hàng theo quãng đường trên dưới 200 km thì làm sao mà lãi được? Kể cả việc xây dựng tuyến đường sắt - nếu có thì cũng phải đên sau 2030 mới có tuyên này. Như vây, hai dự án này sẽ "mêt mỏi" ít nhất 15 năm nữa. "Chúng ta quá lạc quan, khi lập dự án đã không đưa ra những tình huống phải đương đầu. Viêc không để tâm đến những rủi ro tiềm ẩn đã đẩy dự án vào thế kẹt" - ông Ban lo lắng.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng dự án không có sự chuyển giao công nghệ mà chỉ có giấy phép sử dụng công nghệ của nhà thầu Chalieco (Trung Quốc). Như vậy sẽ không có chuyên bảo hành công nghệ!
Ông Nguyễn Thành Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Than Sông Hồng, tính toán: Trong trường hợp thuận lợi nhất thì Dự án Tân Rai cũng không có hiệu quả kinh tế, không có khả năng thu hồi vốn và liên tục lỗ đến năm 2029. Mặt khác, ông Sơn nói cả hai dự án được triển khai trong gần năm năm nhưng vấn đề vận tải tiêu thụ alumin vẫn chưa được giải quyết. Việc lựa chọn cảng Kê Gà đã mắc sai lầm. Do đó ông Sơn đề nghị với Dự án Tân Rai cân tiếp tục làm rõ các thông số cam kết của nhà thầu, công khai minh bạch về chi phí đầu tư, giá thành... "Riêng Dự án Nhân Cơ, trước mắt nên dừng vì chắc chắn Nhân Cơ còn kém hiệu quả hơn Tân Rai".
Các chuyên gia đã đề nghị Bộ Công Thương, Vinacomin và VUSTA hợp tác thành lập nhóm vào khảo sát, tính toán với nhau, thống nhất về các vân đê liên quan dự án, sau đó báo cáo Trung ương
Theo 24h
Chưa cho điều chỉnh giá điện Việc tăng giá than thêm 27% vào 20/4 vừa qua đã tác động đến giá thành của điện. Song, hiện Bộ Cộng thương đang giao EVN tính toán cụ thể về chi phí phát sinh nên trong thời gian trước mắt chưa cho kế hoạch điều chỉnh giá. Chưa chốt thời gian điều chỉnh, nhưng khó tránh giá điện sẽ tăng (ảnh: TTXVN)....