Đụng độ đẫm máu ở Thái Lan
Cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình ở thủ đô Bangkok của Thái Lan vào hôm qua khiến 4 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Cảnh sát đụng độ với người biểu tình tại khu cầu Pan Fah ở Bangkok – Ảnh: Minh Quang
Hàng trăm người trong đó có hàng chục nhà sư ngồi thiền đã hoảng loạn bỏ chạy khi một tiếng nổ lớn làm rung chuyển cả khu cầu Pan Fah của Bangkok vào sáng qua. Tiếng nổ từ phía cảnh sát Thái Lan mở màn cho chiến dịch trấn áp để giành lại khu vực bị người biểu tình chiếm đóng.
Video đang HOT
Trước đó cảnh sát dùng xe cẩu để ép dòng người biểu tình lùi về phía sau. Sau tiếng nổ là các đợt hơi cay được bắn ra để xua đuổi những người cố bám trụ trong các lều trại ở khu Pan Fah, mở đường cho cảnh sát tiến vào để tháo dỡ. Tuy nhiên, cảnh sát chưa kịp tiến vào thì cả trăm người biểu tình ùa ra với đủ các vật dụng, gạch đá, chai nước ném về phía bên kia. Đám người biểu tình bỏ chạy khi cảnh sát tiếp tục bắn hơi cay nhưng sau đó quay trở lại dựng hàng rào bàn ghế che chắn để trả đũa.
Thủ tướng Thái Lan có thể bị khởi tố Hôm qua Ủy ban Chống tham nhũng Thái Lan đã triệu tập Thủ tướng Yingluck Shinawatra vào ngày 27.2 tới để nghe cáo buộc về tội thiếu trách nhiệm trong điều hành chính sách giá gạo. Nếu bị buộc tội bà Yingluck có thể sẽ bị tước quyền làm thủ tướng. Xuất hiện trên truyền hình trưa qua, bà Yingluck nói bà là nạn nhân trong một âm mưu “chơi đểu” của phe biểu tình và nông dân là con tin cho “trò chơi” lật đổ chính phủ.
Cảnh giằng co đang căng thẳng thì bên phía biểu tình đề nghị ngừng chiến vì có người bị thương. Họ ra hiệu cảnh sát cho băng ca cứu thương đưa người ra ngoài. Chiếc băng ca chưa kịp rời khỏi hiện trường thì tiếng nổ lại tiếp tục. Cảnh sát bắn hơi cay, đạn cao su trong khi người biểu tình vừa đánh trả vừa hò hét, chửi rủa. Rồi lại có tiếng kêu cứu đòi ngưng bắn, lần này là từ phía cảnh sát, khi người của họ bị thương máu chảy loang khắp mặt đất. Ít nhất 3 cảnh sát được đưa ra khỏi trận địa, một trong số đó đã tử vong trên đường đưa đi cấp cứu.
Tình hình căng thẳng đến mức cảnh sát phải rút lui do lo ngại sẽ có thêm nhiều thương vong. Cũng như ngày 14.2, cuộc trấn áp với 25.000 cảnh sát được điều động vào hôm qua chỉ kéo dài chưa đến nửa giờ đồng hồ, nhưng khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và 64 người bị thương, trong đó có một phóng viên nước ngoài. Trong khi đó, tại trụ sở Bộ Năng lượng và trụ sở của Tập đoàn dầu khí PTT, cảnh sát đã dễ dàng tái chiếm các tòa nhà. 2 thủ lĩnh biểu tình và hơn 180 người khác đã bị bắt vì vi phạm Luật tình trạng khẩn cấp do chính phủ ban bố.
Sau cuộc đụng độ đẫm máu, một viên tướng quân đội nói rằng những viên đạn giết chết cảnh sát và người biểu tình không xuất phát từ hai phía mà từ nòng súng của bên thứ 3. Viên tướng này cho biết có “kẻ thứ 3″ cố tình gây rối để hai bên bắn giết nhau. Hôm nay 19.2, căng thẳng dự kiến sẽ tiếp diễn ở Bangkok với cuộc biểu tình do hội nông dân tiến hành. Nhóm này huy động khoảng 2.000 nông dân từ các tỉnh kéo về thủ đô để gây áp lực lên chính phủ trong vụ bê bối trợ giá gạo. Phe biểu tình cho biết sẽ “tiếp lửa” với nông dân. Khác với vụ trấn áp của cảnh sát hôm qua, quân đội sẽ điều 1.000 quân đến để giúp cảnh sát giữ an ninh cho cuộc biểu tình của nông dân.
Theo TNO
Phe biểu tình xây tường chặn cổng tòa nhà chính phủ Thái
Ngày 17.2, phe biểu tình chống chính phủ Thái Lan tiếp tục gây náo động thủ đô Bangkok với "chiêu" dựng một bức tường bê tông chắn ngang cổng tòa nhà chính phủ với tuyên bố không cho Thủ tướng Yingluck Shinawatra và nội các của bà vào làm việc.
Người biểu tình leo lên bức tường bê tông chắn trước cổng tòa nhà chính phủ- Ảnh: Minh Quang
Từ sáng sớm, thủ lĩnh Suthep Thuagsuban dẫn hàng ngàn người đổ về khu vực tòa nhà, hò hét phản đối và tổ chức "lễ động thổ" để người biểu tình dựng lên một bức tường bê tông rồi dùng vữa để cố định trong khi những người khác chất thêm lốp xe và bao cát.
Cùng ngày, người đứng đầu Trung tâm gìn giữ trật tự và hòa bình của chính phủ Thái Lan Chalerm Yubumrung cho biết từ hôm nay 18.2, cảnh sát Thái Lan sẽ chính thức ra quân đòi lại 5 khu vực công sở bị người biểu tình chiếm đóng, trong đó có tòa nhà chính phủ và trung tâm hành chính quốc gia. "Cảnh sát tránh dùng vũ lực nhưng không loại trừ sử dụng biện pháp cứng rắn đối với người biểu tình", ông Chalerm phát biểu.
Trong khi đó, chính phủ tiếp tục gặp áp lực lớn từ nông dân đòi nợ tiền gạo theo chương trình trợ giá. Hôm qua, hàng ngàn người kéo đến trụ sở Bộ Quốc phòng, đòi gặp Thủ tướng Yingluck và xô xát với cảnh sát nhưng không có thương vong.
Theo TNO
Cảnh sát Thái Lan ra tay giải tán biểu tình Ngày 14.2, cảnh sát Thái Lan bắt đầu chiến dịch giải tán các điểm bị người chống đối chiếm đóng nhưng chính phủ lại đang gặp áp lực lớn từ nông dân. Người biểu tình giằng co với cảnh sát gần tòa nhà chính phủ sáng qua - Ảnh: Minh Quang Sáng sớm qua, hàng ngàn cảnh sát được triển khai bao vây...