Dùng điện thoại trong khi sạc, một thiếu niên bị bỏng toàn thân
Trước đây, đã có không ít vụ việc thương tâm xảy ra vì sử dụng điện thoại trong lúc sạc. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều người phớt lờ những cảnh báo nguy hiểm này.
Mới đây, một thiếu niên tại Quảng Bình đã nhập viện trong tình trạng bỏng toàn thân vì điện thoại phát nổ trong khi vừa sạc vừa sử dụng.
Sử dụng điện thoại khi đang sạc pin là thói quen của nhiều người. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Điện thoại phát nổ khi sử dụng trong lúc sạc pin
Theo tin từ Người Lao Động, vào tối 3/8, thiếu niên 17 tuổi tên N.V.H đã sử dụng điện thoại đang được sạc trong phòng riêng. Không may, chiếc điện thoại đã bất ngờ phát nổ và ngọn lửa cũng cháy lan sang nhiều đồ dùng khác.
Còn bản thân H. bị bỏng toàn thân và được người thân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy. Tiếp đó, H. được chuyển tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới. Sau khi tiếp nhận điều trị tại bệnh viện 1 ngày, do tình trạng chấn thương quá nặng, H. đã được chuyển tới Bệnh viện Trung ương Huế để tiếp tục cấp cứu và điều trị.
Video đang HOT
Một chiếc điện thoại nổ khi đang sạc pin. (Ảnh minh họa: Dân Trí)
Nam thanh niên tử vong do điện thoại nổ
Vào tháng 6 vừa qua, tại Hòa Bình đã xảy ra một sự việc đau lòng khác liên quan tới nổ điện thoại. Theo Chủ tịch UBND xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi, Hòa Bình, nạn nhân của vụ việc là Q.V.A, trú tại xóm Gò Mu thuộc địa bàn xã.
Vào ngày 15/6, khoảng 6 giờ 30 phút, Q.V.A được người thân phát hiện đã tử vong tại phòng khách của gia đình. Tại hiện trường, A. vẫn đeo tai nghe, do chiếc điện thoại phát nổ khi đang sạc nên đã khiến thanh niên này tử vong ngay tại chỗ. Được biết, khi phát nổ, điện thoại nằm ngay trên ngực A.
Sử dụng điện thoại trong khi sạc rất nguy hiểm. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Những việc cần làm khi có người bị thương
Mặc dù những cảnh báo nguy hiểm của việc vừa sạc điện thoại vừa sử dụng đã được nhắc tới thường xuyên, đồng thời cũng có không ít ví dụ điển hình đã xảy ra trong đời sống, thế nhưng thói quen xấu này vẫn có ở rất nhiều người. Bởi vậy, chúng ta cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể phản ứng khi sự việc tương tự xảy ra.
Nếu không may gặp nạn nhân đã bị chấn thương vì dùng điện thoại trong khi sạc pin, trước khi cứu người, hãy nhớ nhanh chóng ngắt nguồn điện để bản thân không bị điện giật. Tiếp đó, lập tức sơ cứu vết thương bằng cách băng bó rồi nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện để cấp cứu.
Nên rút sạc nếu có nhu cầu sử dụng điện thoại. (Ảnh minh họa: Business Insider)
Việc sử dụng điện thoại trong lúc sạc luôn tiềm tàng nguy cơ cháy nổ rất cao. Do đó, mọi người nên từ bỏ thói quen nguy hiểm này để đảm bảo an toàn cho bản thân, nếu thực sự có việc cần thiết phải dùng, hãy rút sạc ra trước khi sử dụng.
Cứu sống bệnh nhân bị đột quỵ não cấp ở Quảng Bình
Nhờ được phát hiện và cấp cứu kịp thời bằng phương pháp hiện đại nên một bệnh nhân bị đột quỵ não ở Quảng Bình đã được cứu sống.
Ông M. đã khỏe mạnh trở lại - ẢNH: C.T.V
Ngày 30.7, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết khoa này vừa cấp cứu, điều trị thành công một trường hợp bị đột quỵ não cấp.
Trước đó, sáng 20.7, ông Đ.V.M (59 tuổi, ở TX.Ba Đồn) đi tắm biển về thì đột ngột có triệu chứng tê yếu một nửa người bên phải. Ông M. được gia đình đưa đi cấp cứu ở bệnh viện tuyến dưới và được chẩn đoán đột quỵ cấp nên khẩn cấp chuyển bệnh nhân tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới.
Tiếp nhận bệnh nhân, hệ thống cấp cứu đột quỵ của bệnh viện được kích hoạt ngay lập tức, tiến hành dùng tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch cho bệnh nhân, sau tiêu sợi huyết bệnh nhân được chụp mạch não CTA đánh giá kết quả. Chụp CTA phát hiện có huyết khối gây tắc đoạn cuối M1 động mạch não giữa trái. Tiến hành hội chẩn nhanh, các bác sĩ quyết định can thiệp lấy huyết khối cơ học tái thông các động mạch bị tắc.
Kể từ lúc đặt sheath (một ống nhỏ) được đưa vào động mạch đùi lúc 10 giờ 45 thì đến 11 giờ 30, các động mạch bị tắc được tái thông hoàn toàn. Như vậy, chỉ trong vòng 45 phút, bệnh nhân với tình trạng đột quỵ cấp được cứu sống ngoạn mục nhờ can thiệp kịp thời.
Sau can thiệp nội mạch, bệnh nhân được chuyển điều trị nội khoa tại Khoa Hồi sức cấp cứu. Hiện bệnh nhân đã ra viện khỏe mạnh, không hề để lại di chứng thần kinh, trở lại với cuộc sống bình thường.
Trao đổi với PV Thanh Niên, thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Đức Hùng, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh và can thiệp điện quang, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới cho hay, trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ não nêu trên nếu không được đưa cấp cứu kịp thời thì tiên lượng để lại di chứng vĩnh viễn rất cao, nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Điểm cốt yếu để cứu được bệnh nhân đột quỵ chính là "thời gian vàng". Nên người bệnh cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt, vừa có cơ hội can thiệp tăng khả năng sinh tồn và hạn chế tối đa các di chứng để lại.
Bác sĩ Hùng nhấn mạnh, người dân ở Quảng Bình, nếu có dấu hiệu đột quỵ não (méo miệng; yếu hoặc liệt tay chân một bên; nói ngọng) thì ngay lập tức đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới để được cấp cứu đột quỵ, vì bệnh này chỉ cứu được trong vòng dưới 6 tiếng đồng hồ. Tính mạng chỉ đếm từng giây từng phút, không thể trì hoãn.
Đốt giấy chơi cháy luôn cả phòng ngủ khiến 2 anh em 3 tuổi bỏng toàn thân Đốt giấy chơi nhưng để ngọn lửa lan ra cháy chăn ga gối đệm, cả 2 anh em Khang và Phát bị bỏng nặng toàn thân. Ngày 18/6, chính quyền xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu, Nghệ An) cho biết, trên địa bàn xã này vừa xảy ra vụ cháy khiến 2 em nhỏ bỏng nặng. Thông tin ban đầu cho biết, khoảng 9...