Dùng điện thoại thôi miên thực ra là “mùi của quỷ”
Tự đưa hết tài sản cho người khác trong tình trạng vô thức thực ra không phải bị thôi miên mà là do chất “mùi của quỷ”.
Thời gian qua, có rất nhiều nạn nhân trình báo cơ quan công an rằng họ đã bị thôi miên đến mức ngoan ngoãn tự đưa hết tài sản cho người khác trong tình trạng vô thức. Gần đây nhất là nghi vấn 3 người phụ nữ dùng điện thoại “thôi miên” để chiếm đoạt tài sản tại sân bay Nghệ An.
PV có cuộc trao đổi với thạc sĩ thôi miên Nguyễn Mạnh Quân – Giám đốc Trung tâm UNESCO nghiên cứu và ứng dụng khoa học thôi miên VN, thành viên của Tổ chức thôi miên quốc tế… xung quanh vấn đề này.
Chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân
Thưa ông, thời gian qua có nhiều nạn nhân trình báo cơ quan công an rằng đã bị thôi miên đến mức tự tay đưa tất cả tài sản cho người khác. Tại sao nhà thôi miên phải đi lừa để chiếm tài sản, thưa ông?
Thôi miên tuyệt đối không lừa được ai. Thôi miên thực chất là dẫn dụ người được thôi miên vào trạng thái thư giãn bằng các ám thị tích cực (lời nói tốt đẹp). Cơ chế của thôi miên bắt buộc phải có sự kết hợp và hợp tác chặt chẽ của nhà thôi miên với người được thôi miên. Không thể có chuyện đưa ai đó vào trạng thái thôi miên nếu người ta không hợp tác.
Ngay cả trong trạng thái thôi miên, con người tỉnh táo, thông minh hơn nhiều để lắng nghe, tiếp nhận ám thị của nhà thôi miên.
Tại sao nhà thôi miên phải đi lừa để chiếm tài sản? Nếu có thể thôi miên người khác, cứ ngồi nhà mà thôi miên người ta mang tiền đến, việc gì phải đi lừa? Nói vui là vậy, nhưng nếu có khả năng và kỹ thuật thôi miên thật, người ta có thể thu nhập cao thông qua nhiều dịch vụ. Như vậy vừa có nhiều tiền, vừa được trọng vọng.
Tất cả nạn nhân mất tài sản nói mình đã bị thôi miên đến mức tự tay đưa tất cả tài sản cho người khác trong tình trạng vô thức. Ông đã loại trừ khả năng bị thôi miên, vậy hiện tượng này giải thích thế nào?
Tôi bắt đầu câu chuyện câu chuyện từ nơi đầu tiên trên thế giới giải mã hiện tượng này – nước Đức. Năm 2003, ở Đức liên tiếp xảy ra sự việc một cô gái mất tích sau vài ngày tự quay về nhưng không nhớ gì. Cơ quan điều tra cũng tìm đến chúng tôi nhờ sự giúp đỡ. Chúng tôi đã chứng minh như trên và loại trừ khả năng bị thôi miên.
Thậm chí, các kỹ thuật giỏi đến đâu cũng không thể lừa con người kiểu này, chúng tôi gợi ý, khả năng chất kích thích.
Sau đó cơ quan an ninh chuyển hướng điều tra, trong khoảng thời gian từ 4 tháng sau đã giải mã được hiện tượng này. Nó xuất phát từ một loại chất có tên gọi trong giới giang hồ châu Âu là “Geruch des Teufel”, dịch sang tiếng Việt nôm na là “mùi của quỷ”.
Có lần ông đã từng nhắc đến “mùi của quỷ” như một loại ma túy, chuyên nhằm phục vụ lạm dụng tình dục các cô gái?
Video đang HOT
Loại ma túy này không có mùi vị, tồn tại dưới dạng bột để pha vào nước hoặc dạng nước toả khí gần như cồn ête. Nếu như uống hoặc hít phải chất ma túy này, bộ não của người bị hại sẽ bị xoá hết mọi thông tin trước đó 10 phút cho đến khi chất này hết tác dụng. Bộ não của con người ngừng chủ động hoạt động, hoàn toàn nghe theo sự sai khiến của người khác.
Trong thời điểm này, sự kích thích tình dục cũng lên rất cao, vì thế ban đầu nó được giới giang hồ dùng để dụ các cô gái đẹp từ quán bar, vũ trường… đến phòng riêng để “quan hệ” tập thể. Nếu trạng thái thông thường, không có cô gái đồng ý cho nhiều người đàn ông cùng một lúc quan hệ với mình.
Trạng thái ngửi phải chất “mùi của quỷ” không phải là thôi miên mà là hôn mê giả (Ảnh minh họa)
Vậy kịch bản tôi phạm nhờ nghe điện thoại rồi lấy hết tài sản giải thích thế nào thưa ông?
Khi người lạ nhờ mình nghe điện thoại, họ để sẵn một túi “mùi của quỷ” dạng nước (nhỏ như ngón tay út) phía mặt sau điện thoại. Nếu mình đồng ý nghe giúp, lập tức họ bóp vỡ túi nước, nước dính vào điện thoại và tỏa khí. Người ngửi được “mùi của quỷ” làm cho bộ não không chủ động mà làm theo sự tác động bên ngoài.
Trong trường hợp này, người bị hại không hề nhớ được mặt kẻ đã hại mình; điều gì đã từng xảy ra với mình; vì sao mất của…
Mỗi túi nước tỏa khí như vậy chỉ có thể tác dụng trong 10 phút, vừa đủ để lấy tài sản. Nếu kẻ lừa đảo muốn lợi dụng tình dục, chúng tiếp tục cho nạn nhân dùng thêm liều thứ hai”dạng bột pha nước”. Lúc này không cần phải lừa để người bị hại uống nước nữa, chúng sai khiến, và người bị hại làm theo.
Thưa ông, trạng thái ngửi phải chất “mùi của quỷ” chính là trạng thái thôi miên?
Không! Đó là trạng thái hôn mê giả. Nói điều này để phân biệt với hôn mê thật – làm con người bất tỉnh mê man. Như tôi đã nói trên, trạng thái thôi miên là lúc con người làm chủ bản thân cao nhất.
Vậy làm sao để phòng tránh khỏi sự lừa đảo này?
Mọi người không nên nghe điện thoại hộ, không đọc thư, địa chỉ giúp người lạ… Trong trường hợp đặc biệt bắt buộc phải nghe, để thư, điện thoại…xuống sau đó đợi khoảng 3 phút rồi tự mình nhấc lên nghe. Bởi chất “mùi của quỷ” chỉ tỏa khí trong 3 phút. Nhưng lưu ý tự mình cầm lên nghe, bởi họ cầm lên đưa lại cho mình thì sẽ có túi nước khác được bóp vỡ dính vào điện thoại.
Tôi khẳng định lại rằng, thôi miên không ai lừa được ai, 90% người nói rằng bị thôi miên lừa, chính họ mới là người lừa. Vì lý do nào đó, làm mất tiền của… nhưng không thể nói ra nên dàn dựng sự việc “khó giải thích” như thôi miên, không nhớ gì cho êm ấm gia đình…
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Các quan niệm về thôi miên: Theo bách khoa toàn thư mở wikipedia: Một cách tóm tắt, thôi miên có thể được miêu tả là một trạng thái thư giãn sâu và/hoặc tập trung cao độ, thường rất dễ chịu. Khi đó chúng ta như được tách khỏi những mối bận tâm hàng ngày, khỏi những suy nghĩ phân tích và lo âu. Trạng thái này có thể được xuất hiện tự nhiên hoặc được dẫn dắt. Khi đó, ý thức của chúng ta (thường logic, cảnh giác, có khả năng phê bình và chỉ trích cao) được giữ ở trạng thái tĩnh lặng. Và trong tình trạng đó, bạn (hay nhà thôi miên của bạn) có thể liên lạc trực tiếp với tiềm thức của bạn mà không bị ý thức kiểm duyệt. Theo Thạc sỹ thôi miên Nguyễn Mạnh Quân: Thôi miên không giống như cách người dân vẫn thường nghĩ là đưa người ta vào trạng thái vô thức để sai khiến. Từ “thôi miên” bắt nguồn từ chữ “Hypnos” dịch từ nghĩa tiếng Hy Lạp sang tiếng Việt là “ngủ”. Tuy nhiên, trạng thái thôi miên không thật sự liên quan đến giấc ngủ. Thật ra thì thôi miên có thể giống như một trạng thái nằm ở giữa giấc ngủ và thức nhiều hơn. Trong khi cơ thể rơi vào trạng thái thôi miên, thì tinh thần được giải toả, cơ thể thư giãn, cảm giác thanh thản, bình tĩnh, không còn sợ hãi hay lo âu, buồn phiền. Thông thường, trong cuộc sống hàng ngày ,mỗi con người chúng ta đều đã từng rơi vào trạng thái gần giống “thôi miên”, ví dụ mỗi sáng khi ngủ dậy – trạng thái giữa ngủ và thức, khi chạy bộ, khi đọc một cuốn sách hay, lúc xem một đoạn phim hấp dẫn hoặc khi tập trung cao độ làm việc (nhất là việc bàn giấy, nghiên cứu, học tập…). Lúc đó, não bộ phát ra sóng Alpha (tần số từ 7 đến 13 Hz). Đây chính là trạng thái mà ta sẽ đạt được trong Thôi Miên.
Theo Khampha
Bị "thôi miên" đến mất tài sản: Vì tham
Chỉ vì lòng tham, nhiều người dân ở TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã "sập bẫy" của bọn lừa đảo, mất hết tài sản.
"Bây giờ, gặp ai hỏi đường là tôi không dám nhìn mặt họ. Ở nhà một mình, người lạ tới bắt chuyện, tôi cũng tránh. Tôi sợ bị thôi miên lắm vì dạo này xảy ra nhiều rồi" - chị Nguyễn Thị Hoa (ngụ TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) nói.
Tự nhận mình là bị hại
Nghe chúng tôi hỏi nhà chị Bùi Thị Nhung Em, người được cho là từng bị thôi miên, nhiều người ở khu phố 1, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một cho biết: "Con nhỏ đó tội nghiệp lắm, bị thôi miên mà đến giờ còn hơi đờ đờ".
Gặp chúng tôi, chị Nhung Em tự nhận mình bị thôi miên. Cách đây chưa lâu, chị Nhung đang chở đứa con trai 4 tuổi bằng xe máy từ chợ về nhà thì 1 người đàn ông khoảng 40 tuổi, ăn mặc lịch sự, chạy chiếc Air Blade từ sau trờ tới vỗ vai rồi nói: "Nè em, cho hỏi thăm đường đến công viên nước".
Đang tận tình chỉ dẫn đường thì người đàn ông bất ngờ mở lòng bàn tay, chìa sát mắt chị Nhung Em 1 miếng kim loại giống vàng, được gói trong tờ tiền mệnh giá 2.000 đồng.
"Miếng vàng như có ma lực khiến tôi lóa mắt, đờ đẫn, ngây dại. Sau đó, ông ta dẫn tôi đi vòng vòng, qua những nơi tôi không thể nhớ rồi bảo đem miếng vàng đến tiệm Kim Vĩnh Phát gần đó bán dùm" - chị Nhung Em kể.
Nguyễn Thị Liên thừa nhận vì lòng tham nên bị lừa. Ảnh: ĐOÀN ĐỆ
Theo chị Nhung Em, khi bà chủ tiệm vàng vừa nhận miếng vàng thì hô to: "Nhung Em, sao mày đem vàng giả tới cho tao?". Tiếng hét lớn của bà chủ tiệm vàng khiến chị Nhung Em tỉnh cơn mê.
Đến lúc bà chủ tiệm vàng hỏi "nhẫn, vòng ximen của mày đâu? Ai lấy rồi?" thì chị Nhung Em mới điếng hồn, chết lặng. "Tôi biết mình bị bọn lừa đảo bỏ bùa, bắt hồn để lấy 2 chiếc nhẫn và 1 bộ xi men vàng" - chị Nhung Em kể.
Anh Đặng Trung Hiếu (chồng chị Nhung Em) cho biết từ sau vụ mất vàng, vợ anh như người mất hồn nên ai cũng bảo là bị thôi miên, yểm bùa.
Sau đó, hàng loạt người quen cũng rơi vào hiện tượng tương tự càng khiến anh Hiếu tin vợ mình bị yểm bùa. Cụ thể, 1 phụ nữ bán vé số tên Út kể với anh Hiếu rằng hôm trước, có người đàn ông ăn mặc sang trọng chặn đường rồi giơ miếng vàng định yểm bùa nhưng bà kịp thời tháo chạy, nếu không thì đã mất 2 chiếc nhẫn đang đeo trên tay.
Hay chuyện cô gái sống ở TP Thủ Dầu Một bị "yểm bùa" bằng vàng giả, sau đó tự giao cho kẻ lạ mặt bộ vòng ximen và 1 chiếc nhẫn trị giá khoảng 60 triệu đồng.
Những câu chuyện huyền hoặc cứ bám riết làm anh Hiếu lo sốt vó nên phải chở vợ đến TP HCM rồi xuống miền Tây tìm thầy "giải hạn". "Gần đây, nhờ 1 ông thầy cho sợi dây đeo nên vợ tôi mới hết đờ đẫn" - anh Hiếu nói.
"Họ đánh vào lòng tham thôi"!
Các nạn nhân bị "thôi miên" như chị Nhung Em đều đã trình báo sự việc lên Công an phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một.
Hiệp sĩ" Trần Hoàng Anh, Trưởng CLB Phòng chống tội phạm phường Hiệp Thành - người từng bắt quả tang hàng chục vụ "thôi miên" , cho biết phần lớn việc khai báo của bị hại không được công an tin tưởng vì sự thật không phải như vậy.
Điển hình, chị Nguyễn Thị Liên (ngụ phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một) từng đưa tay cho người khác lột lấy 21 vòng ximen vàng. Ban đầu, ai cũng nói chị bị thôi miên nhưng đến nay thì mọi chuyện đã rõ.
Anh Đặng Trung Hiếu phải chở chị Nhung Em đi nhiều nơi để "giải hạn"
Trước đó, khi chị Liên đang chạy xe máy thì gặp 1 phụ nữ đi bộ (tạm gọi là A.). Người này nói mình đang cần bán bột ngọt với số lượng lớn, nếu chị Liên tìm được người mua thì sẽ chi tiền hoa hồng. Ngay lúc đó, một người phụ nữ khác (tạm gọi là B.), không quen biết nhưng cũng xáp vào nói: "Cách đây mấy căn nhà có người này giàu lắm, tôi giới thiệu ông ta (tạm gọi là ông C.) mua cho".
Cả ba đi được một lúc thì đến trước căn nhà của ông C. Tại đây, sau một hồi hứa hẹn về việc mua bán bột ngọt, bà A. chuyển sang đề tài lấy kim cương đổi vàng và tiền để dễ sử dụng. Bà A. hỏi 3 người còn lại có bao nhiêu tiền, vàng thì đưa hết cho bà, sau đó nhận viên kim cương trị giá hơn 10 lượng vàng, đem bán lại rồi chia nhau.
Chị Liên đang phân vân không biết có nên lột 21 vòng ximen gần 3 lượng vàng đưa cho bà A. hay không thì bà B. nhanh nhảu: "Đổi đi em, lời lắm đó, chị có 3 triệu đồng vừa mới hốt hụi nè, chị hùn với số vàng của em để đổi lấy viên kim cương". Ông C. cũng chen vào: "Đây là viên kim cương rất giá trị. Anh không chỉ là chủ tạp hóa mà còn buôn bán vàng, em đổi viên kim cương rồi đem tới tiệm anh mua lại cho".
Thấy bà B. và ông C. là những người không quen biết với bà A. mà sẵn sàng bỏ tiền và cam kết chắc nịch nên chị Liên xiêu lòng, giơ tay cho bà A. dùng kéo cắt lấy 21 vòng ximen để đổi "viên kim cương".
Sau này, vụ án được phanh phui, băng nhóm lừa đảo bị bắt và tài sản của chị Liên cũng được trả lại. Tuy nhiên, trong ngày xét xử, vì ngại ngùng nên chị Liên không đến tòa với tư cách người bị hại.
Không có chuyện thôi miên, lấy vàng! Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thanh Hùng, nguyên đại đội trưởng Đại đội Cảnh sát Cơ động Phòng Cảnh sát Bảo vệ và Cơ động Công an tỉnh Bình Dương. "Trong quá trình chỉ huy lực lượng cơ động đi tuần tra, tôi nhiều lần được người dân trình báo bị người lạ yểm bùa, thôi miên để lấy vàng. Tuy nhiên, sau khi điều tra, chúng tôi kết luận tất cả những vụ trình báo trên đều không đúng bản chất vụ việc" - ông Hùng nói. Theo ông Hùng, phần lớn người bị hại vì lòng tham mới tự giao nộp vàng cho người lạ. Gần đây, có một phụ nữ tên T. đi ngoài đường bỗng nhiên nhặt được chiếc nhẫn 3 chỉ vàng. Thực ra, đây là chiếc nhẫn giả do một đối tượng lừa đảo cố tình đặt trên đường. Ngay sau khi chị T. nhặt chiếc nhẫn, đối tượng xáp tới nói mình cũng phát hiện nên "chiến lợi phẩm" phải chia đôi. Sau một hồi thương thảo, chị T. đồng ý tháo 1 chỉ vàng mà mình đang đeo đưa cho đối tượng để sở hữu chiếc nhẫn 3 chỉ. Sau khi biết chuyện, do xấu hổ lại tiếc của nên chị T. trình báo công an là bị 1 đối tượng thôi miên, lấy vàng.
Theo Khampha
Thực hư chuyện "thôi miên" bằng điện thoại Dư luận tại Nghệ An đang xôn xao về vụ việc cơ quan chức năng tạm giữ hai phụ nữ vì nghi ngờ dùng thuật "thôi miên" bằng điện thoại để chiếm đoạt tài sản. Xung quanh nghi án thôi miên bằng điện thoại xảy ra tại Cảng hàng không Vinh (Nghệ An) chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn...