Dung dị chén chè khoai môn
Chè khoai môn, tên gọi tuy dung dị nhưng lại gắn liền với đời sống người dân xứ Quảng quê tôi. Mỗi dịp giỗ chạp, cúng quẩy và đặc biệt trong những ngày mưa dầm thế nào má cũng nấu món chè khoai môn.
Nguyên liệu làm nên bát chè khá giản đơn, gắn liền với tên gọi của nó. Chỉ vài củ khoai môn, lon nếp thơm, ít lát gừng nhưng để có một chén chè ngon người nấu cần phải tỉ mỉ và có sự tinh tế cao.
Trước hết là khâu chọn nguyên liệu. Theo bí quyết của má, nếp phải là loại nếp lúa mới, được phơi đủ nắng. Đường để nấu chè cũng phải là loại đường vừa trắng, đủ để chè có màu hơi vàng. Đặc biệt, má thường chọn loại khoai môn ít dẻo, nhiều bột.
Video đang HOT
Chè khoai môn.
Khoai môn gọt vỏ và thái miếng vuông, đem hấp vừa chín tới. Nếp đãi kĩ, vo thật sạch rồi cho vào nồi nước đang sôi. Trong quá trình nấu tuyệt đối không đậy nắp nồi chè mà luôn quan sát chè trong khi nấu. Phải đun lửa liu riu, khi nếp chín thì cho đường và một ít gừng đã giã nhỏ vào. Nồi chè kêu sục sục liền bỏ khoai vào, vẫn để sôi thật nhỏ lửa trong khoảng mươi phút cho khoai thấm đường.
Thỉnh thoảng khuấy cho đều tay. Nồi chè sánh lại là ngừng lửa ngay, nếu người chế biến chỉ cần sơ ý khuấy già tay một chút, chè sẽ mất đi hương dịu dàng của nếp, vị ngọt thanh của khoai. Khi thành phẩm, nồi chè có màu vàng sóng sánh, hạt nếp chín nhừ, từng miếng khoai môn mềm nhưng còn nguyên vẹn. Chỉ cần hơn một tiếng đồng hồ, từ trong chái bếp, má đã khệ nệ bưng nồi chè còn nghi ngút khói.
Ngày nay, dọc các dãy phố, hay trong chợ người ta bán đủ các loại chè nấu sẵn: chè bột lọc, chè hạt kê, chè hoa cau, chè hạt sen….Nhưng được thưởng thức chén chè khoai môn nóng hổi má nấu ngay ở quê nhà trong buổi chiều mưa thế này thì còn gì bằng.
Theo Lao Động
Thân thương phở sắn
Không đi vào sách vở và không danh phận như mì Quảng nhưng phở sắn là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người dân xứ Quảng quê tôi.
Vào mùa thu hoạch sắn, hầu như nhà nào cũng thức thật khuya, cạo lớp vỏ sắn bên ngoài, xắt lát mỏng rồi đổ ra nong phơi khô. Sắn phơi khô được mang đi xay thành bột mịn để làm ra đủ mọi loại bánh từ bánh sắn, bánh ít, bánh chập chập đến bánh bột lọc. Nhưng hầu như nhà nào cũng không quên làm thật nhiều phở sắn để dành ăn dần trong năm, hay làm quà biếu người thân xa quê.
Để làm phở sắn, phải ngâm bột sắn đã được xay mịn vào một cái thau to, khuấy đều cho bột lắng xuống dưới. Khi nước đứng, đổ lớp nước vàng ở trên đi. Lại thay nước rồi đổ nước, cho đến khi nước ngâm bột sắn trong veo. Làm như thế thì phở sắn sẽ trong veo và ngon hơn. Vớt bột ra cho vào nồi hấp chín. Khi bột đã được hấp chín thì múc ra để cho nguội rồi đổ vào khuôn kéo sợi.
Một người kéo chày ép lên khuôn để cho bột thoát ra từ các lỗ nhỏ phía dưới khuôn. Bên dưới khuôn, người khác nhanh tay đưa tấm vỉ tre theo hình thoi để những sợi phở được dàn đều trên vỉ. Khi vỉ đầy sợi phở thì mang ra giàn phơi cho khô.
Phở sắn phơi khô được gỡ ra khỏi vỉ và bảo quản ăn dần. Khi ăn, bẻ ra thành từng miếng nhỏ. Đem phở ngâm vào nước ấm cho mềm rồi vớt ra để ráo, chỉ cần khử dầu cho vào tô phở sắn, chan nước mắm chanh, tỏi, ớt, thêm chút rau thơm và đậu phụng rang là có ngay một món ăn ngon lành và khá lạ miệng. Vị dai dai và bùi của phở, thơm của dầu , đậu phộng và rau thơm, cộng với hương vị tuyệt vời từ nước mắm chanh, tỏi, ớt khiến mọi người không khỏi ngạc nhiên với những hương vị rất riêng, rất đặc trưng khi thưởng thức tô phở sắn tưởng như rất bình dị này.
Sang hơn thì ăn kèm với nước nhưn nấu từ xương heo, tôm hoặc cá ngừ. Nhưng ngon nhất có lẽ là ăn kèm với nhưn cá tràu. Phải chọn cá tràu đồng thì thịt mới ngọt, dai và thơm được. Cá được làm sạch, cắt lát vừa ăn, ướp gia vị cho thấm, đặt biệt phải ướp thật nhiều nghệ tươi, tiêu bột cho thơm.
Đun sôi chảo dầu với hành (nén) rồi cho cá vào um cho cá chín và thấm gia vị, cắt vài lát ớt chín cho vào nồi, có thể thêm vào nồi một vài lát thơm hay cà chua cho đẹp mắt, đổ vào một ít nước sôi, thêm gia vị cho vừa miệng. Chan nước lèo vào tô phở sắn, kèm theo một ít rau thơm, hoa chuối sứ thái sợi mỏng, đậu phụng rang, thêm quả ớt đỏ tươi là được một tô phở sắn thật đậm đà khiến ai đã một lần thưởng thức sẽ khó lòng mà quên được hương vị của cá tràu, nghệ tươi hoà quyện trong vị dai và bùi của phở sắn vùng đất Quảng Nam.
Những người con xứ Quảng dù đi đâu và làm gì thì khi về quê hương cũng tìm ăn cho bằng được món ngon này. Đặc biệt, bà con Việt kiều khi về quê luôn tìm mua cho mình vài chục tấm phở sắn làm quà cho những người thân ở bên kia bán cầu.
Theo Lao Động
Món dưa chuối của mẹ Nguyên liệumat. Dưat ăn kèm vi rau cải non. Đat rất bắt mắt, ngonnh. Theo Ph Nữ