Dừng đề xuất xin cấp 300 triệu đồng mua… 300 bộ áo mưa
UBND tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo tạm dừng đề xuất của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn về việc đề nghị UBND tỉnh này cấp kinh phí 300 triệu đồng để mua 300 bộ áo mưa.
Mấy ngày qua, dư luận không khỏi xôn xao trước tờ trình của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) về việc đề nghị UBND tỉnh Thái Bình xin cấp kinh phí 396 triệu đồng để phục vụ công tác PCTT&TKCN năm 2018. Trong đó có đến 300 triệu đồng là để mua 300 bộ áo mưa, tương ứng với 1 triệu đồng/1 bộ.
Tờ trình xin kinh phí mua bộ đồ đi mưa phục vụ công tác Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Cụ thể, theo tờ trình số 02/TTr-PCTT ngày 9/1/2018, của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thái Bình, để thực hiện nhiệm vụ công tác PCTT&TKCN năm 2018, Ban Chi huy PCTT&TKCN tỉnh trình UBND tỉnh cho phép sử dụng quỹ Phòng chống thiên tai trang bị bộ đồ đi mưa (bao gồm mũ, áo mưa, ủng, dép rọ) cho các vị lãnh đạo tỉnh uỷ, HĐND; UBND; thành viên Ban Chỉ huy PCTT lãnh đạo các sở ban ngành được cử tham gia PCTT&TKCN tại các huyện, thành phố…
Tổng kinh phí mà đơn vị này xin cấp là 396.000.000 đồng. Trong đó, chỉ tính riêng áo mưa 300 bộ đã hết 300 triệu đồng. Giá được tính toán cụ thể cho mỗi bộ áo mưa theo kích cỡ từ size L; XL; XXL mỗi bộ đều là 1 triệu đồng/1 bộ.
Tờ trình này do ông Phạm Văn Dụng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình kiêm Phó Ban Chỉ huy PCTT&TKCN, ký.
Video đang HOT
Để làm rõ vấn đề trên, ông Dụng đã uỷ quyền cho ông Đặng Cao Vi, Trưởng phòng Hành chính Chi cục Thủy lợi tỉnh Thái Bình cung cấp, trả lời thông tin cho báo chí.
Văn bản của UBND tỉnh Thái Bình về việc tạm dừng, không chấp thuận tờ trình của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN.
Ông Vi cho biết, tờ trình trên của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN đã bị UBND tỉnh Thái Bình ra văn bản tạm dừng, không chấp thuận.
Cụ thể, theo văn bản số 1814/UBND-KT ngày 29/5/2018 của UBND tỉnh Thái Bình gửi Sở NN&PTNN, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính và các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo tạm dừng việc thực hiện cho từ quỹ PCTT của tỉnh. Số dư quỹ PCTT của tỉnh còn lại để dự phòng cho công việc cấp bách về PCTT năm 2018. Căn cứ vào kết quả thu quỹ PCTT của tỉnh năm 2018, Sở NN&PTNN nghiên cứu, tham mưu, báo cáo UBND tỉnh bố trí, mua sắm sau.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Bình.
Đức Văn
Theo Dantri
Không đồng ý "cho" Thái Bình 460 tỷ đồng để xoá trạm BOT ế khách
Trước việc UBND tỉnh Thái Bình kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ bố trí vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương khoảng 460 tỷ đồng để xóa trạm thu phí BOT Thanh Nê, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho rằng đề nghị này không khả thi.
Tại cuộc họp báo quý I của Bộ Giao thông vận tải, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông đã có ý kiến về đề xuất của tỉnh Thái Bình về việc xóa bỏ trạm thu phí BOT Thanh Nê (huyện Thái Thụy) thuộc dự án cải tạo, nâng cấp đường Quốc lộ 37B với lý do doanh thu thu phí thấp hơn nhiều so với phương án tài chính, dẫn đến không thể hoàn vốn cho nhà đầu tư.
Để xóa bỏ trạm thu phí BOT Thanh Nê này UBND tỉnh Thái Bình kiến nghị Bộ Giao thông vận tải báo cáo Chính phủ bố trí vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương này để thanh toán một lần cho nhà đầu tư với số tiền còn thiếu khoảng 460 tỷ đồng. Đây là số tiền để hoàn trả vốn đầu tư dự án cho nhà đầu tư để dỡ bỏ trạm thu phí BOT. Về việc này, theo Thứ trưởng Đông, trong bối cảnh ngân sách nhà nước hết sức khó khăn nên không có tiền mua lại những dự án BOT như thế.
Trạm thu phí BOT Thanh Nê
Trước đó, UBND tỉnh Thái Bình đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xóa bỏ trạm thu phí BOT Thanh Nê (huyện Thái Thụy) thuộc dự án cải tạo, nâng cấp đường Quốc lộ 37B với lý do doanh thu thu phí thấp hơn nhiều so với phương án tài chính, dẫn đến không thể hoàn vốn cho nhà đầu tư.
Để thực hiện việc xóa bỏ Trạm BOT Thanh Nê, UBND tỉnh Thái Bình kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ bố trí vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương này để thanh toán một lần cho nhà đầu tư với số tiền còn thiếu khoảng 460 tỷ đồng. Đây là số tiền để hoàn trả vốn đầu tư dự án cho nhà đầu tư để dỡ bỏ trạm thu phí BOT trên.
Nếu trường hợp ngân sách Trung ương không thể bố trí được nguồn kinh phí trên, UBND tỉnh Thái Bình đề nghị cho phép Công ty cổ phần Tasco kéo dài thời gian thu phí đường bộ tại trạm thu phí Tân Đệ với thời gian khoảng gần 2 năm để hoàn trả kinh phí cho nhà đầu tư.
Về đề xuất cho phép Công ty cổ phần Tasco kéo dài thời gian thu phí đường bộ tại trạm thu phí Tân Đệ với thời gian khoảng gần 2 năm để hoàn trả kinh phí cho nhà đầu tư, Thứ trưởng Đông cũng cho rằng không thể thực hiện.
Theo ông Đông, UBND tỉnh Thái Bình là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT với nhà đầu tư thì cần rà soát lại điều kiện hợp đồng để tính toán thời gian thu phí theo các điều kiện tương ứng.
Đức Văn
Theo Dantri
Đảm bảo an toàn cho hạ du khi hồ chứa xả lũ Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai vừa có Công điện gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố về việc sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hạ du khi hồ chứa xả lũ. Đảm bảo an toàn cho hạ du khi các hồ chứa xả lũ (Ảnh minh...