Đừng để tiền mất, tật mang vì nhờ thầy lang chữa bệnh bằng cách… đắp, bó lá
Việc tự ý sử dụng lá thuốc theo kinh nghiệm dân gian tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm bệnh nghiêm trọng hơn, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khi có vấn đề về sức khoẻ, người bệnh cần tỉnh táo trước những lời quảng cáo có cánh, giới thiệu về các phương pháp chữa bệnh chưa được kiểm chứng, thiếu cơ sở khoa học, BS.CKI Phùng Cao Cường, Phó Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng và Y học thể thao ( Bệnh viện 199 – Bộ Công an) cho biết và khuyến cáo sáng nay 16/10.
Theo lãnh đạo Khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng và Y học thể thao ( Bệnh viện 199 – Bộ Công an (đặt tại TP Đà Nẵng), mới đây, anh N.V.T (ở Sơn Trà, TP Đà Nẵng) đến khám tại Bệnh viện 199 trong tình trạng sưng đau, chảy dịch kèm theo nhiều nốt bỏng toàn bộ vùng đùi bên phải sau khi bó lá 1 tuần.
Theo lời kể, trước đó, anh bị chấn thương gối sau 1 tai nạn sinh hoạt. Gối sưng đau nhiều, đi lại khó, nhưng do ngại đi khám tại bệnh viện nên anh T đã tìm, mời một thầy lang đến điều trị tại nhà. Sau khi xem qua vết thương, thầy lang cho anh xem một mớ lá, nói đây là lá rừng, có thể điều trị được rất nhiều bệnh cơ – xương – khớp, người bệnh nhẹ đắp 1-2 lần, người bị nặng đắp 4-5 lần là khỏi hoàn toàn.
“Thế nhưng khỏi đâu không thấy, chỉ thấy chỗ đắp lá đau nhiều, nóng rát, sưng nề rất lớn. Ngày hôm sau, da bắt đầu thâm đen kèm theo các nốt bỏng lớn khiến tôi rất đau đớn, không đi lại được”, anh T kể. Sau 1 tuần, bệnh không thấy giảm, anh T mới đến bệnh viện để điều trị.
Bệnh nhân N.V.T (ở Sơn Trà, Đà Nẵng) bị chấn thương đầu gối nhưng nhờ thầy lang chữa trị bằng cách bó lá tại nhà dẫn đến bị bỏng cấp độ II.
Video đang HOT
Sau khi khám, các bác sĩ Bệnh viện 199 xác định, bệnh nhân T bị bỏng độ II vùng đùi, gối, cẳng chân phải, có bội nhiễm vi khuẩn, phải điều trị tích cực, tránh những tình trạng nặng nề hơn.
Các bác sĩ tại Bệnh viện 199 cho biết, đây chỉ là một trong số rất nhiều những trường hợp bị chấn thương hay các bệnh lý cơ – xương – khớp không đi điều trị ở các cơ sở chuyên khoa mà đặt niềm tin vào những thầy lang không có chuyên môn về y học.
Trước đó, Bệnh viện 199 cũng tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân H.T.G, 75 tuổi (ngụ quận Sơn Trà, Đà Nẵng) bị bỏng vùng mông lan xuống 2 chân. Qua khai thác bệnh sử, được biết, bệnh nhân bị đau cột sống thắt lưng nhiều năm nay đi lại khó khăn nhưng không tới bệnh viện mà qua lời giới thiệu gia đình đã đưa bà tới thầy lang để đắp thuốc lá.
Kết quả, sau gần 1 tháng ròng rã chữa bài đắp thuốc lá, thời gian đầu có thuyên giảm nhưng sau đó xuất hiện ngứa nhiều, nổi nốt đỏ, nhiều bỏng nước, đau rát nhiều, phải nhập viện điều trị.
Theo lời một bác sĩ tại Bệnh viện 199, với chi phí không cao, được chăm sóc tại nhà và khả năng thuyết phục người bệnh của các thầy lang, rất nhiều người bệnh đã tin vào phương pháp này. Hậu quả là rất nhiều trường hợp khi đến bệnh viện thì tiền mất, tật mang khi tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đọan muộn, khiến việc điều trị vô cùng khó khăn.
“Việc tự ý sử dụng lá thuốc theo kinh nghiệm dân gian truyền miệng tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm bệnh nghiêm trọng hơn, có thể gây bội nhiễm, hoại tử tại vết thương, thậm chí nhiễm trùng huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi có vấn đề về sức khoẻ, người bệnh cần tỉnh táo trước những lời quảng cáo có cánh, giới thiệu về các phương pháp chữa bệnh chưa được kiểm chứng, thiếu cơ sở khoa học. Người bệnh cần đến các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị kịp thời, đúng cách”, BS.CKI Phùng Cao Cường, Phó trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng và Y học thể thao (Bệnh viện 199) cho biết và khuyến cáo.
Loại cây mọc dại khắp nơi, trị chứng mất ngủ
Cây lạc tiên mọc dại ở bụi rậm có nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là trị chứng mất ngủ, người dân còn sử dụng lạc tiên như một vị rau bổ dưỡng, thanh mát.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, lạc tiên là vị thuốc trị mất ngủ và thường được người dân sử dụng như một loại rau. Ngọn non của cây lạc tiên dùng để luộc hoặc nấu canh, xào tỏi đều thơm ngon, bổ dưỡng.
Lạc tiên thường mọc ở những nơi có bụi rậm, dễ leo quấn hoặc trồng tại một số vườn thuốc. Trừ phần rễ, hầu hết các bộ phận của lạc tiên đều được dùng làm dược liệu.
Bác sĩ Vũ cho biết, vị thuốc lạc tiên ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, an thần, thanh nhiệt. Lạc tiên được bào chế dưới dạng thuốc sắc, trà, ngâm rượu hoặc nấu thành cao.
Vị thuốc này được dùng để trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, ngủ hay mơ, phụ nữ hành kinh sớm, trị ho, viêm mủ da, lở ngứa... Ở Ấn ộ, nước sắc lá lạc tiên còn dùng để trị bệnh thiếu mật và hen suyễn, quả dùng để gây nôn, lá dùng để chữa đau đầu.
Bác sĩ Vũ cho hay, nếu sử dụng vị thuốc này không đúng cách có thể gặp một số tác dụng phụ như: rối loạn chức năng vận động; người mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn; không tỉnh táo; buồn nôn; nhịp tim nhanh bất thường; luôn buồn ngủ; co thắt ở phụ nữ mang thai,...
Vì thế, người bệnh nên trực tiếp đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín để thăm khám trước khi sử dụng bất kỳ dược liệu nào và phải đúng liều lượng.
Ngoài ra, khi dùng lạc tiên chữa mất ngủ, cần duy trì đều đặn liên tục từ 7-14 ngày để có hiệu quả cải thiện tốt nhất; không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, người huyết áp thấp, người suy thận.
Người bệnh cần kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn, xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập thể dục thể thao để sớm cải thiện chất lượng giấc ngủ và đưa cơ thể trở về nhịp sinh học bình thường.
Hiệu quả chữa trị của lạc tiên còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc trị bệnh khác, cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý, chỉ lựa chọn các cây lạc tiên xanh tốt, không sâu bệnh để làm thuốc hoặc tìm mua ở các nhà thuốc Đông y uy tín nhằm đảm bảo chất lượng của dược liệu. Lạc tiên khô cần được bảo quản kỹ lưỡng ở nơi khô ráo, thoáng mát, tuyệt đối không sử dụng nếu phát hiện có dấu hiệu nấm mốc.
Lợi ích của gừng với bệnh cảm cúm Gừng có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và kháng virus, gừng tươi trong dân gian được biết đến là thảo dược giúp làm giảm triệu chứng bệnh cảm cúm. Trong tiết giao mùa nắng, mưa thất thường chúng ta liên tục tiếp xúc với nhiều loại virus là nguyên nhân khiến mọi người thường mắc các bệnh như cảm cúm, một...