Đừng để thù nghịch lấp đầy lý trí
Gần đây, có chuyện một số người dân H’Mông nghe theo lời xúi giục của một số phần tử xấu kéo xuống Hà Nội kêu tội cho Dương Văn Mình, một thủ lĩnh tà đạo, một thành phần của đạo Vàng Chứ, xưng Vua của người H’Mông, đã gây bao tội ác đối với đồng bào H’Mông.
Cái tà đạo này đã kêu gọi, thậm chí gây sức ép kéo hàng ngàn người H’Mông bỏ nhà cửa, ruộng nương lên Mường Nhé ăn sương, đội nắng để chờ Vua Vàng Chứ đổ của từ trên trời xuống, để chờ Vua làm phép lạ không phải làm mà vẫn thừa của ăn thịt, uống rượu. Vua không thấy đâu, gạo thịt cũng không, hàng ngàn người H’Mông khốn khổ trong hoang lạnh, nhiều người ốm, đói, có người đã chết. Chính quyền địa phương phải mất bao nhiêu công sức đưa bà con về lại bản, lại phải chi ngân sách giúp bà con khôi phục lại đời sống bình thường.
Cái tà đạo Dương Văn Mình chỉ là cái rơi rớt của tà đạo Vàng Chứ. Tháng 10-1989 Dương Văn Mình cùng Đào Đình Hoẵng cầm đầu lôi kéo người Mông theo “tín ngưỡng Dương Văn Mình”, chúng chỉ đạo tay chân dựng cổng chào, treo băng rôn có nội dung: “Dương Văn Mình ra đời đúng 12 giờ đêm ngày 1-8-1989, là đấng cứu thế của người Mông” và tuyên truyền “đến năm 2000 Trái đất nổ tung con người sẽ chết hết, muốn sống phải theo Dương Văn Mình”.
Nghe theo tà đạo, nhiều bà con bỏ bê đồng ruộng, không chịu làm ăn dẫn đến cuộc sống càng thêm khó khăn, thiếu thốn. Sự cả tin của một số hộ dân đã dẫn đến việc hình thành tổ chức do Dương Văn Nó cầm đầu dưới sự chỉ đạo của Dương Văn Mình lúc đó trú tại xóm Ngòi Sen, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Do có sự vận động, giải thích và đấu tranh ngăn chặn nên hoạt động của tổ chức này lắng xuống và dần tan rã. Tuy nhiên cho đến nay, một số đối tượng cầm đầu tổ chức này vẫn tìm cách duy trì hoạt động, lôi kéo những đồng bào nhẹ dạ, cả tin đi theo và hoạt động theo sự chỉ đạo của họ. Trong đó có những hoạt động xây dựng “nhà đòn”, “nhà nguyện” trái phép, tuyên truyền những quan điểm trái với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác tôn giáo và chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đối với người Mông nói riêng. “Nhà đòn” do tay chân của Dương Văn Mình lập ra, bản chất là một nhà nguyện để tập trung các tín đồ.
Theo chính những người H’Mông xuống “khiếu kiện” tại Hà Nội cho biết: các đệ tử đạo Dương Văn Mình vận động bà con phá bỏ bàn thờ tổ tiên, hàng ngày đến “nhà đòn” tập hợp. “Nhà đòn” này chỉ để một số đồ dùng tang lễ, ngoài ra chỉ có một thánh giá lớn để hàng ngày các đệ tử Dương Văn Mình vận động bà con đến cầu nguyện, hoặc nghe chúng tuyên truyền về nước H’Mông. “Nhà đòn” thực chất là cơ sở tôn giáo trái phép lập ra để cạnh tranh với nhà văn hóa, các công trình văn hóa do chính quyền địa phương và bà con xây dựng nên. Những tuyên truyền của tà đạo nhằm phá vỡ những tiến bộ không chỉ trong kinh tế xã hội mà còn cả về văn hóa của người H’Mông trong những năm vừa qua. Dưới tác động của các luận điệu tuyên truyền, một số đồng bào do nhẹ dạ, cả tin và trình độ nhận thức còn hạn chế nên đã nghe và tin theo, hoạt động theo sự chỉ đạo của những đối tượng cầm đầu, cốt cán. Dĩ nhiên đạo Dương Văn Mình chưa bao giờ được công nhận là tổ chức tôn giáo và việc không cho phép hoạt động là đương nhiên.
Vì vậy, việc một số đồng bào người H’Mông bị những đối tượng cầm đầu, cốt cán của tổ chức bất hợp pháp này lợi dụng lôi kéo, kích động xuống Hà Nội để “khiếu kiện” nhưng thực chất là để phản đối lại chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Sử dụng đồng bào dân tộc nhằm gây sức ép với Đảng, Nhà nước ta. Việc các cơ quan chức năng vận động đưa bà con người H’Mông về quê là việc làm đúng đắn và thể hiện thái độ có trách nhiệm với nhân dân của Đảng và Chính phủ.
Nhưng lạ thay, trước việc làm đúng đắn của các cơ quan chức năng, một số trang mạng lại rêu rao: Chính quyền đàn áp bà con người H’Mông theo đạo. Một số trang mạng còn cao giọng ca ngợi Dương Văn Mình đã khai trí dân H’Mông, đem lại văn hóa, văn minh cho người H’Mông. Đây là hành vi nhắm mắt trước thực tiễn đời sống văn hóa của người H’Mông phát triển, đã loại bỏ được nhiều hủ tục là do sự nỗ lực tuyên truyền của cả hệ thống chính trị xã hội cũng như nhiều tiền của ngân sách đầu tư cho các khu vực có người H’Mông sinh sống.
Có lẽ sẽ đến lúc những tà đạo kiểu cởi truồng chui bao tải, phá bỏ bàn thờ tổ tiên như đạo Lưu Văn Ty cũng sẽ đến nhờ các nhà “dân chủ dở” bảo hộ. Chỉ sợ lúc đó các vị sẽ khó xử, hoặc là bảo hộ, hoặc là ca tụng để cũng chui bao tải chăng. Đừng để thù nghịch lấp chặt lý trí, đừng gây tội với đồng bào mình, đó là lời khuyên của chúng tôi.
Video đang HOT
Ngô Trần
Theo ANTD
Rộn ràng Tết Độc lập của người Mông
Ngay từ ngày 1/9, đồng bào Mông từ khắp các xã, thuộc huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa lại nô nức kéo nhau về thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát, để chung vui ngày Tết Độc lập.
Ngay từ sáng sớm ngày 1/9, khi sương mù vẫn còn bao phủ trên những ngọn núi cao, đồng bào Mông từ khắp các xã xa xôi, thuộc huyện vùng biên Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, đã nô nức kéo nhau về thị trấn Mường Lát, để chung vui ngày Tết Độc lập của dân tộc.
Dọc con đường 217, ngay từ đầu huyện đã thấy khắp các nhà sàn, nơi nào cũng treo cờ Tổ Quốc. Có mặt tại trung tâm huyện Mường Lát, theo ghi nhận của phóng viên, hàng trăm người dân nô nức tụ hội về thị trấn Mường Lát, để cùng chung vui, đón ngày Tết Độc lập, như một nét đẹp văn hóa truyền thống.
Dù bận việc nương rẫy đến mấy, nhưng bà con vẫn dành thời gian để đi chơi Tết độc lập. Dù cách xa đến hàng chục km, nhiều bà con vẫn dậy ngay từ lúc mờ sáng để đi bộ đến thị trấn.
Anh Sùng A Giàng, bản Suối Lóng cho biết: "Năm nào cũng vậy, cả nhà tôi đi từ sáng sớm, ở lại qua đêm ngày mai đón Tết, vui lắm. Năm nay đông người lắm".
Đến thị trấn từ ngày 1/9, nhiều người đi chơi cả đêm, thậm chí, nếu mệt thì ngủ dọc đường. Chị Mùa Thị Mang, bản Kéo Té cho hay: "Cả nhà mình đến đây từ sáng sớm, đêm nay mình cùng cả nhà ở lại, để ngày mai đi chơi".
Thị trấn Mường Lát những ngày này tấp nập hơn hẳn, các cửa hàng cũng nhộn nhịp, đông đúc hơn. Nhất là cây xăng thị trấn, lúc nào cũng kẹt cứng người. Anh Tuấn, chủ một cửa hàng tạp hóa cho hay: "Năm nào cứ vào đúng ngày này, là cửa hàng bán chạy lắm, nhất là mặt hàng quần áo. Ngày lễ như thế này phải bán chạy gấp 10 lần ngày thường".
Tết Độc lập cũng là dịp để những đôi trai gái bản làng tìm hiểu nhau, là dịp để các bà, các mẹ, các chị cũng như các bạn trẻ trưng diện trong những bộ quần áo truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đi chơi, càng tạo cho không khí ngày Tết độc lập nơi vùng cao Mường Lát thêm rộn ràng.
Địu con đi chơi Tết Độc lập.
Cả gia đình anh Sùng A Giàng đến thị trấn từ sáng sớm để tận hưởng không khí Tết độc lập.
Đây cũng là dịp để bà con xuống thị trấn Mường Lát mua sắm đồ.
Cứ vào dịp Tết Độc lập, thị trấn Mường Lát lại đông đúc, nhộn nhịp hẳn lên.
Phút nghỉ ngơi của bà con.
Cả nhà cùng nhau đi chơi Tết Độc lập.
Những thiếu nữ gọi nhau đi chơi Tết độc lập.
Cây xăng thị trấn chật cứng người đổ xăng chuẩn bị đi chơi.
Đức Văn - Duy Tuyên
Theo Dantri
Báo ANTĐ chia sẻ khó khăn với bà con nơi "rốn lũ" 13 tấn gạo, hàng trăm thùng mì tôm, quần áo và thuốc men vừa được Báo ANTĐ phối hợp với các doanh nghiệp chuyển đến tận tay người dân vùng lũ. Sau gần 12 giờ di chuyển, đoàn công tác Báo ANTĐ do Thượng tá Vũ Kim Thành - Phó Tổng biên tập dẫn đầu, cùng ông Đặng Anh Tú - Tổng Giám...