Đừng để phải nghe bác sĩ nói ‘Nếu anh đi khám sớm hơn thì…’
Nhiều người đặt câu hỏi: “Tôi có bệnh đâu mà phải đi khám?”. Nhưng câu trả lời có thể khiến nhiều chàng trai ngạc nhiên.
Cholesterol cao dẫn đến tăng huyết áp và các động mạch bị tắc nghẽn – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Kiểm tra sức khỏe, hoặc kiểm tra phòng ngừa, có thể phát hiện bệnh trước khi có triệu chứng sẽ giúp điều trị hiệu quả nhất.
Hơn một nửa đàn ông bỏ qua các kỳ kiểm tra sức khỏe hằng năm và điều này ngày càng trở nên rủi ro hơn khi họ già đi.
Một số yếu tố nguy cơ di truyền và lối sống làm cho một số người đàn ông phải khám nghiệm hơn những người khác, nhưng 5 xét nghiệm sau đây áp dụng cho tất cả nam giới và nên được thực hiện thường xuyên để hỗ trợ cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh.
Và để cuối cùng, không phải nghe câu nói của bác sĩ: “Nếu anh đi khám sớm hơn, thì đã không ra nông nỗi này!”.
Sau đây là những bài kiểm tra sức khỏe mà người đàn ông nào cũng cần phải làm, theo Sound Health .
Đây là một chỉ số để kiểm tra nguy cơ đau tim và đột quỵ. Về cơ bản đó là xét nghiệm cholesterol. Cholesterol cao dẫn đến tăng huyết áp và các động mạch bị tắc nghẽn.
Cholesterol cao cũng là một vấn đề lớn ở nam giới, vì vậy những chàng trai trên 20 tuổi nên bắt đầu kiểm tra mức mỡ máu 4 – 6 năm một lần.
Xét nghiệm này kiểm tra mức cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu (LDL) để xác định xem bạn có phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim hay đột quỵ không.
Tốt nhất, nên làm xét nghiệm này 6 tháng một lần, kể từ tuổi 40, theo Sound Health .
Tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng. Một người có thể bị huyết áp cao mà không gặp bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm.
Nhiều người phát hiện ra mình bị cao huyết áp khi đi khám tổng quát hoặc đi khám một bệnh khác. Điều này rất nguy hiểm vì tăng huyết áp không được điều trị có thể gây đột quỵ chết người.
Bắt đầu từ khoảng 20 tuổi, nam giới nên bắt đầu kiểm tra huyết áp ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo huyết áp khoảng 120/80.
Video đang HOT
Nếu huyết áp cao do di truyền, căng thẳng, bệnh tim, hút thuốc lá, cần phải kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn.
Nam giới trên 40 tuổi nên kiểm tra huyết áp hằng năm, theo Sound Health .
3. Xét nghiệm bệnh tiểu đường
Đây là một tình trạng có thể kiểm soát được, nhưng cần phải làm xét nghiệm đường huyết trước.
Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bệnh võng mạc tiểu đường, hoại tử chi dưới, rối loạn cương dương và bệnh thận, theo Sound Health .
Bắt đầu từ 45 tuổi, nam giới nên kiểm tra bệnh tiểu đường ít nhất 3 năm một lần.
Những người thừa cân hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường cần kiểm tra thường xuyên hơn.
Những thanh niên thừa cân nên bắt đầu tầm soát bệnh tiểu đường trước tuổi 20 và buộc phải thay đổi lối sống để ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh.
4. Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt
Hầu hết đàn ông đều ngại làm xét nghiệm này tuyến tiền liệt, nhưng nó có thể cứu mạng nhiều người – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm nhất, nhưng việc điều trị sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu được phát hiện sớm.
Hầu hết đàn ông nên kiểm tra tuyến tiền liệt lần đầu tiên ở tuổi 50. Tuy nhiên, những người có tiền sử ung thư tuyến tiền liệt trong gia đình cần kiểm tra từ tuổi 45.
5. Tầm soát ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là loại ung thư gây tử vong cao đối với nam giới và độ tuổi nên bắt đầu tầm soát là 50.
Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại tràng nên đi kiểm tra sớm hơn, cũng như những người đàn ông trẻ hơn có tiền sử polyp hoặc bệnh viêm ruột.
Nam giới nên tiếp tục làm xét nghiệm này cho đến khoảng 75 tuổi bằng cách xét nghiệm mẫu phân, soi ống mềm hoặc nội soi đại tràng, theo UAB Medicine .
7 dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh nguy hiểm, chớ bỏ qua!
Bạn có biết rằng, cảm giác thèm ăn và cảm giác kỳ lạ trên khắp cơ thể có thể chỉ ra những vấn đề về sức khỏe mà cơ thể đang cố gắng cho bạn biết.
Đổ mồ hôi quá nhiều có thể là dấu hiệu của ung thư hạch - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Chỉ có bạn là hiểu rõ cơ thể mình nhất. Khi thấy có điều gì đó không ổn, đừng bỏ qua các triệu chứng, đặc biệt là nếu kéo dài hơn vài ngày.
Đó có thể là một dấu hiệu ban đầu hoặc một bệnh tiềm ẩn khác.
Đây là 7 hiện tượng bất thường báo hiệu một vấn đề về sức khỏe mà bạn không nhận ra, theo Power Of Positivity .
1. Thèm muối kỳ lạ
Cảm giác thèm muối kỳ lạ có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Một căn bệnh nghiêm trọng liên quan đến cảm giác thèm muối bất thường là bệnh Addison hay còn gọi là bệnh suy tuyến thượng thận, một bệnh đe dọa tính mạng.
Các triệu chứng khác của bệnh Addison bao gồm: sắc tố da sẫm màu, mệt mỏi, buồn nôn, đau cơ, suy nhược, sụt cân, huyết áp thấp.
Căn bệnh hiếm gặp này rất khó chẩn đoán, chủ yếu là do nhiều bác sĩ không quen với nó.
Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào, hãy đi khám ngay. Hầu hết những người mắc bệnh Addison được chẩn đoán khi tuyến thượng thận bị suy, có thể dẫn đến tử vong, theo Power Of Positivity .
2. Vòng xám xung quanh giác mạc
Một vòng màu xám kỳ lạ xung quanh giác mạc mắt có thể nguy hiểm nếu xuất hiện ở người trẻ, dưới 45 tuổi. Đó có thể là dấu hiệu của cholesterol cao, nên đi khám sớm để làm xét nghiệm mỡ máu.
3. Mắt đỏ
Nếu mắt liên tục đỏ, hãy lưu ý. Mắt đỏ có thể là dấu hiệu của viêm kết mạc, thường xuất hiện sau khi cảm lạnh. Bệnh này rất dễ lây, vì vậy hãy mau đi khám mắt ngay khi vừa bệnh.
Nếu bị đau mắt hoặc các vấn đề về thị lực, có thể là vấn đề nghiêm trọng hơn như bệnh tăng nhãn áp, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến mù lòa.
Đừng chậm trễ kiểm tra mắt nếu có bất kỳ lo lắng nào. Nhiều bệnh về mắt có thể được ngăn ngừa nếu phát hiện sớm.
4. Đổ mồ hôi quá mức
Không có lý do gì mà đổ mồ hôi quá nhiều có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng là ung thư hạch, một loại ung thư tấn công hệ bạch huyết. Các triệu chứng khác của bệnh này bao gồm đổ mồ hôi ban đêm, giảm cân, phát ban trên da, sưng hạch, theo Power Of Positivity .
5. Đường sọc đen trên móng tay
Nếu nhận thấy một đốm đen hoặc đường đen bên dưới móng tay, đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da u hắc tố tế bào da. Loại ung thư này xuất hiện dưới móng tay, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
6. Xuất hiện vết bầm không có lý do
Thỉnh thoảng nhìn thấy vết bầm tím không phải là vấn đề lớn, nhưng nếu thấy nhiều vết bầm tím đột ngột xuất hiện trên chân và tay, hãy chú ý.
Xuất hiện vết bầm tím không có lý do có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu và tủy xương dạng bạch cầu dòng tủy cấp tính.
Triệu chứng đầu tiên của bệnh này là dễ dàng bị bầm tím. Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết bệnh này xuất hiện dưới dạng các đốm màu đỏ hoặc tím trên da. Các triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, sốt nhẹ, đổ mồ hôi ban đêm, sụt cân, chán ăn.
Hãy đi khám ngay nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này.
7. Phân nhợt nhạt
Phân nhợt nhạt, có mùi hôi kỳ lạ có thể là dấu hiệu của bệnh celiac. Một bệnh khiến cơ thể không thể hấp thụ chất dinh dưỡng, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu, bệnh tuyến giáp, loãng xương và các bệnh khác.
Nếu đi tiêu có màu trắng đục hoặc đặc sệt như đất sét có nghĩa là đang thiếu mật, báo hiệu bệnh nghiêm trọng về gan. Nên đi khám ngay lập tức. Đây có thể là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
Bạn nên chú ý đến bất kỳ triệu chứng nào. Hãy đi khám ngay. Nhưng nếu bác sĩ không quan tâm hoặc các triệu chứng vẫn tiếp diễn, đừng ngần ngại đi khám lại hoặc khám ở chỗ khác.
Thông thường, các bác sĩ không quen với những bệnh hiếm gặp, vì vậy bạn cần phải tích cực làm các xét nghiệm và chăm sóc sức khỏe của mình, theo Power Of Positivity .
Những sai lầm trong ăn uống khiến bạn giảm thọ "Bạn thực sự là những gì bạn ăn", câu ngạn ngữ cổ có thể khó hiểu, nhưng đó là sự thật: chế độ ăn uống của chúng ta ảnh hưởng đến cơ thể của chúng ta, đặc biệt là về tuổi thọ. Nhiều người ăn những thực phẩm chứa nhiều đường mà không biết - SHUTTERSTOCK Thói quen ăn kiêng của chúng ta...