“Đừng để nhà đầu tư luồn lách điều chỉnh quy hoạch”
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhắc lại ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc giữa Tổ công tác của Thủ tướng với Bộ Xây dựng sáng 17/2: “Đừng để nhà đầu tư luồn lách điều chỉnh quy hoạch. Điều chỉnh có lợi thì điều chỉnh, nhưng đừng lợi dụng việc đó”.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc.
6 vấn đề Thủ tướng quan tâm
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng – Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng cho biết trước khi tới làm việc với Bộ Xây dựng, Thủ tướng đã gọi ông giao 6 vấn đề Thủ tướng mong muốn có chuyển động mạnh mẽ hơn trong nội tại Bộ Xây dựng.
Thứ nhất, liên quan đến thể chế, Thủ tướng cho rằng Luật Xây dựng ban hành năm 2014 nhưng trong quá trình thực hiện còn nhiều ý kiến khác nhau, đề nghị Bộ nghiên cứu ngay việc chưa thống nhất, đồng bộ với các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, đô thị, Luật Đầu tư để trình Chính phủ điều chỉnh, sửa đổi cho sát thực tiễn cuộc sống.
Bộ Xây dựng cũng phải làm nhanh nhất và sớm trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 59/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng bởi đây đang là một rào cản.
“Hiện nay các bộ, địa phương đều nói do thủ tục xây dựng tại nghị định, do quy định của chúng ta dẫn đến rất chậm trễ trong giải ngân, cũng như trong việc làm các thủ tục rất khó khăn. Điều chỉnh tí xíu là phải lên Bộ rồi. Đề nghị Bộ Xây dựng hết sức quan tâm, gấp rút sửa cái này bởi đây vấn đề quan trọng nhất. Tinh thần sửa sao đó mạnh dạn phân cấp, không phải tư tưởng sửa bao cấp, ôm đồm”- ông Dũng nhấn mạnh.
Thứ hai, về vấn đề quy hoạch, quản lý quy hoạch, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định vai trò của Bộ Xây dựng hết sức quan trọng.
“Trong thực tiễn tổ chức thực hiện quy hoạch chúng ta không nghiêm nên đã phá vỡ quy hoạch ban đầu, tạo ra việc nhà đầu tư, chủ đầu tư điều chỉnh quy hoạch, nhất là việc địa phương không biết mà nhà đầu tư làm hết. Phải hết sức quan tâm cái này. Vấn đề trật tự đô thị, dân cư,… đã được Thủ tướng đề cập trong các buổi làm việc với Hà Nội và TPHCM nhưng cấp phép thế nào, phân cấp như thế nào tạo điều kiện cho địa phương gắn trách nhiệm quản lý của Bộ?”- ông Dũng đặt vấn đề.
Video đang HOT
Thứ ba, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng hết sức quan tâm vấn đề liên quan đến nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, nhà ở đô thị, không dồn nén dân cư vào trung tâm, xây quá nhiều nhà cao tầng.
Thứ tư, về phát triển thị trường nhà ở, Bộ Xây dựng cần quan tâm đánh giá đúng thực trạng thị trường, đặc biệt là cung – cầu, phải làm sao để phát triển lành mạnh bởi thị trường nhà ở liên quan đến sự an toàn của hệ thống tín dụng, CPI, ngân hàng.
Thứ năm, liên quan đến vật liệu xây dựng và môi trường, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh nghiên cứu, sáng tạo các vật liệu mới, vật liệu tái chế, vật liệu tại chỗ, vật liệu thân thiện với môi trường để đưa vào sản xuất, xây dựng. Vấn đề quản lý xây dựng liên quan đến môi trường như thế nào để có vật liệu thay thế đáp ứng yêu cầu nguyên liệu tại chỗ, không ô nhiễm môi trường như vật liệu không nung….
Thứ sáu là vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà theo đánh giá của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Bộ Xây dựng đã có tiến độ rất tốt, nhưng có 2 điểm tồn tại. Đó là tỷ lệ bán cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước rất thấp và tỷ lệ doanh nghiệp sau cổ phần hóa công khai thị trường rất thấp – vi phạm luật. “Bộ Xây dựng cần đặc biệt lưu ý công tác này để tránh để xảy ra tình trạng trục lợi trong quá trình cổ phần hóa”- Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng nhấn mạnh.
“Chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong việc cổ phần hóa”
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đánh giá Nghị định 59 là nghị định rất phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề nên việc sửa không phải dễ. Nghị định này “rất đụng chạm” bởi buộc các bộ, ngành, địa phương phải sắp xếp lại các ban quản lý các dự án, mà chỉ riêng tổng số ban quản lý dự án ODA trong cả nước đã hơn 1.000.
Theo ông Hà, lần này sẽ phân cấp rất mạnh mẽ, bao gồm cả phân cấp đến địa phương, ngành, tổng công ty, tập đoàn có liên quan đến xây dựng.
“Lâu nay báo chí chỉ đặt vấn đề nhà 20 tầng mà Bộ Xây dựng vẫn thẩm định? Lần này nói rõ 25 tầng, 75m trở xuống giao cho các địa phương, còn trở lên đòi hỏi yêu cầu khác hẳn, phải có cơ quan chuyên ngành cấp Bộ” – Bộ trưởng Hà thông tin.
Đối với công trình 15 tỷ trở xuống, Bộ trưởng Hà cho biết Bộ Xây dựng đã đề nghị để chủ đầu tư có thể tự thẩm định.
Đáng chú ý, theo ông Hà, vấn đề cấp phép xây dựng được Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá là chỉ số có tiến bộ tốt nhất của Việt Nam trong môi trường cạnh tranh vừa qua.
Liên quan đến thị trường bất động sản, Bộ trưởng Xây dựng nhấn mạnh đến nay chưa có dấu hiệu biến động lớn trong năm 2017. Hiện nay Bộ này đang xây dựng đề án đánh giá về thị trường bất động sản để đảm bảo phát triển bền vững, có hiệu quả, thông suốt.
Tuy vậy người đứng đầu Bộ Xây dựng khẳng định đang có biểu hiện dư thừa bất động sản cao cấp, resort và “có những sản phẩm đã đủ dùng tới năm 2020 rồi”.
Tư lệnh ngành xây dựng cũng khẳng định sẽ tập trung chủ yếu vào tái cơ cấu doanh nghiệp, gắn với đổi mới cổ phần hóa. “Vấn đề quan trọng hàng đầu là tái cơ cấu doanh nghiệp, còn cổ phần hóa chỉ là một biện pháp thực hiện để đa dạng vốn thôi, chứ không phải cổ phần hóa là bán vốn nhà nước bằng mọi giá. Chúng tôi đặt ra các mục tiêu đảm bảo phát triển của doanh nghiệp, tối đa hóa lợi ích của nhà nước khi cổ phần hóa. Phải xử lý nhiều giải pháp và chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong việc cổ phần hóa”- ông Hà cam kết.
Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lưu ý lại những chỉ đạo, yêu cầu đặt ra của Thủ tướng Chính phủ đối với Bộ Xây dựng. “Đừng để nhà đầu tư luồn lách điều chỉnh quy hoạch. Điều chỉnh có lợi thì điều chỉnh, nhưng đừng lợi dụng việc đó”- ông Dũng chốt lại một vấn đề được dư luận hết sức quan tâm thời gian qua.
Thế Kha
Theo Dantri
Đà Nẵng xin Thủ tướng điều chỉnh quy hoạch đến năm 2030
UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản trình Thủ tướng chính phủ xem xét, cho phép được điều chỉnh đồ án quy hoạch chung xây dựng thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2013.
Sau gần 3 năm thực hiện, thành phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều dự án ở nhiều mức độ khác nhau, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của toàn đô thị. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại đã nảy sinh những vấn đề mới mang tính tổng thể, có tác động lớn đến sự phát triển của đô thị, ảnh hưởng đến định hướng quy hoạch chung đã được phê duyệt trước đây.
Cụ thể, về quan điểm phát triển đô thị, hiện nay đã có sự thay đổi. Ngoài ra, việc phát triển đô thị cần gắn với đặc trưng xã hội của địa phương. Đà Nẵng đã và đang triển khai các chính sách và chương trình xã hội có tính đặc thù như Chương trình xây dựng "thành phố 5 không, 3 có" (không hộ đói, không người lang thang xin ăn, không người mù chữ, không người nghiện ma túy trong cộng đồng, không giết người để cướp của và có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn minh đô thị), "thành phố 4 an" (an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm và an sinh xã hội).
Một góc TP Đà Nẵng
Về phát triển kinh tế xã hội, định hướng phát triển cần có sự điều chỉnh theo hướng: "Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp".
Các Khu công nghiệp tại Đà Nẵng đã cơ bản lấp đầy, cần hình thành thêm các khu công nghiệp mới. Hiện nay thành phố Đà Nẵng đã trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch các Khu công nghiệp mới ở khu vực phía Tây thành phố, bao gồm KCN Hòa Cầm - Giai đoạn 2 (khoảng 150 ha), Khu công nghiệp Hòa Nhơn (khoảng 523 ha), Khu công nghiệp Hòa Sơn (khoảng 152 ha) và Khu công nghiệp Hòa Ninh (khoảng 200 ha).
Về phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, đã có nhiều phát sinh mới cần có sự điều chỉnh: Sân bay Quốc tế Đà Nẵng được thiết kế với công suất phục vụ đến năm 2020 là 6 triệu lượt khách/năm, tuy nhiên đến nay đã đạt đến chỉ tiêu này. Hiện nay dự án mở rộng nhà ga hành khách quốc tế đang được triển khai gấp rút để phục vụ Hội nghị cấp cao APEC 2017, quy mô đạt mức tương đương 10 triệu lượt khách/năm. Mục tiêu đến năm 2030 đạt công suất 20 triệu lượt khách/năm.
Cảng Tiên Sa hiện đã quá tải, đồng thời lưu lượng giao thông container từ tuyến 14B nối ra Cảng Tiên Sa đã gia tăng đến mức gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đô thị trên địa bàn các quận Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà. Hiện nay thành phố Đà Nẵng đang xúc tiến việc kêu gọi đầu tư xây dựng Cảng Liên Chiểu với mục tiêu là Cảng hàng hóa chính của thành phố Đà Nẵng. Đến khi đó, Cảng Tiên Sa sẽ được điều chỉnh với chức năng chủ yếu phục vụ du lịch.
Việc xử lý nước thải sinh hoạt tại Đà Nẵng cũng còn bất cập do sử dụng hệ thống thu gom nước thải dùng chung. Là thành phố lấy ngành du lịch làm mũi nhọn, Đà Nẵng cần xây dựng hệ thống thu gom nước thải riêng biệt để xử lý triệt để lượng nước thải sinh hoạt đổ ra sông, biển. Hiện nay, Ngân hàng thế giới đang tài trợ đầu tư với cách tiếp cận và phương án mới hơn so với trước đây.
Việc di dời ga đường sắt hiện hữu ra khỏi trung tâm thành phố trong quy hoạch chung phê duyệt trước đây được xác định sẽ thực hiện sau năm 2020. Tuy nhiên với tốc độ đô thị hóa hiện nay, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng xác định đây là dự án mang tính cấp bách của thành phố, cần sớm thực hiện trước thời hạn để góp phần hoàn thiện việc kết nối hệ thống giao thông, tạo sự liên hoàn giữa giao thông đường sắt và đường bộ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển vùng lõi đô thị và khu vực phía Tây Bắc thành phố. Hiện nay thành phố đang phối hợp với Ngân hàng Thế giới đang thực hiện nghiên cứu dự án tiền khả thi.
Cũng theo Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ, thành phố Đà Nẵng là đô thị có diện tích hạn chế nên việc phát triển hệ thống không gian ngầm là xu thế tất yếu. Phát triển không gian ngầm sẽ cải thiện năng lực lưu thông cho đô thị, đặc biệt là các vị trí trọng yếu như 2 bờ Đông, Tây sông Hàn, khu vực Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, đồng thời tạo điều kiện phát triển mạng lưới dịch vụ tại các vị trí này. Đây là vấn đề đã được đặt ra trong quá trình nghiên cứu đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng vào năm 2013, tuy nhiên tại thời điểm đó chưa đủ điều kiện và kinh nghiệm nghiên cứu.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Biến bãi giữa sông Hồng làm bãi đỗ xe Hiệp hội Vận tải Hà Nội vừa hiến kế cho thành phố Hà Nội về một số giải pháp chống chống ùn tắc và hạn chế xe cá nhân, đáng chú ý trong số này là đề nghị Hà Nội làm cống hóa sông Kim Ngưu và biến bãi giữa sông Hồng thành bãi đỗ xe mới. Theo văn bản do ông Bùi...