Đừng để mất thị lực do… côn trùng!
Gần đây, khoa Kết – giác mạc của Bệnh viện Mắt Trung ương liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhân mắt sưng và loá do bị côn trùng bay vào mắt, làm tổn thương giác mạc.
Đây là thời điểm giao mùa nên thường có nhiều loại côn trùng bay trong không trung, đặc biệt vào chiều tối.
Khi đi xe máy, với vận tốc 40 – 60 km/h, cộng với tốc độ bay của côn trùng, côn trùng sẽ trở thành một “viên đạn” có sức công phá khá mạnh đối với mắt. Các loài côn trùng thường có rất nhiều lông, các lông tơ này có thể xuyên qua giác mạc, vào sâu trong nhãn cầu. Chúng tôi đã khám và điều trị cho nhiều bệnh nhân bị lông côn trùng xuyên qua giác mạc, nằm sâu trong tiền phòng. Các dị vật này là dị vật sinh học nên kích thích rất nhiều, gây viêm nhiễm, chảy nước mắt, nhìn mờ. Hậu quả của nó rất nghiêm trọng, gây kích thích kéo dài, mắt đỏ, chảy nước mắt và giảm thị lực.
Con vật nhỏ bé này có thể công phá mắt bạn như một viên đạn. (Ảnh: N.A)
Khi bị côn trùng bay vào mắt, không nên dụi mắt liên tục mà ngay lúc đó cần nhúng mắt trong một cốc nước sạch và nháy liên tục để dị vật hoặc côn trùng trôi ra. Nếu cảm thấy vẫn còn dị vật trong mắt, mắt cộm, ngứa, đỏ, chảy nước mắt, đau nhức thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa mắt để các bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.
Video đang HOT
Tuyệt đối không dùng các loại lá cây, côn trùng đắp vào mắt theo mách bảo, rất nguy hiểm. Việc điều trị dị vật do lông côn trùng rất nan giải. Do lông côn trùng rất nhỏ, dài, dễ gãy nên quá trình lấy dị vật ra là rất khó khăn. Nếu muốn lấy hết dị vật thì có thể làm tổn thương giác mạc trầm trọng. Nếu không lấy được dị vật, bệnh nhân cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh, chống viêm tích cực. Việc điều trị cần kéo dài cho đến khi quá trình viêm ổn định, để thải hết lông côn trùng.
Do điều trị dị vật do côn trùng rất khó khăn, bệnh nhân bị giảm thị lực nhiều nên việc phòng bệnh là rất quan trọng. Khi đi xe máy, nên đội mũ bao hiểm có kính chắn hoặc đeo kính bảo vệ mắt. Đeo kính đi đường ban đêm, chúng ta thường bị loá mắt, nhất là khi có đèn pha của xe đi ngược chiều, nhưng sau một thời gian đeo kính sẽ nhanh chóng quen với hiện tượng này.
Theo TS.BS Phạm Ngọc Đông (Sài gòn & Tiếp thị)
Mắt kém đi vì... thừa ánh sáng
Theo một tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, ánh sáng nếu không cần thiết và được thiết kế thiếu hợp lý cũng là một dạng ô nhiễm. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều người bị giảm thị lực.
Bị ô nhiễm ánh sáng mà không biết
Trước khi đi ngủ, ông K. (Hà Nội) luôn dành một khoảng thời gian để đọc sách báo. Giống như phòng ngủ của nhiều gia đình ở Hà Nội, phòng ngủ của gia đình ông cũng có diện tích khá chật hẹp và ít ánh sáng tự nhiên. Để duy trì thói quen đọc sách trước khi đi ngủ, ông K. đã tận dụng nhiều nguồn sáng khác nhau trong phòng. Điều này giúp ông có cảm giác nhìn chữ rõ hơn.
Sự đa dạng trong việc sử dụng bóng đèn trong gia đình ông K. không chỉ được thể hiện ở phòng ngủ mà ngay cả ở phòng khách, nguồn sáng cũng được kết hợp từ nhiều loại bóng đèn trang trí khác nhau. Việc sử dụng đa dạng nhiều loại bóng đèn trong gia đình đã được ông duy trì trong một thời gian khá dài.
Theo ông K. việc thiết kế ánh sáng như vậy vừa đảm bảo cường độ ánh sáng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian. Trước đây ông đã rất bằng lòng với cách thiết kế này, nhưng giờ đây ông thấy mắt có vẻ kém đi nên đi khám bác sĩ. Lúc này ông mới được biết nguyên nhân mắt của mình kém đi và trở nên khó chịu có thể do quá trình sử dụng ánh sáng chói quá, nhiều màu sắc quá.
Trong thế giới hiện đại sự ô nhiễm này đang ngày càng phổ biến. Trường hợp của ông K. là một trong số rất nhiều người đang chịu sự tác động của ô nhiễm ánh sáng mà không hề hay biết. Thường chỉ đến khi thị lực, sức khoẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng người ta mới bắt đầu để ý đến vấn đề này.
Cần bố trí ánh sáng hợp lý ở mọi chỗ trong gia đình để tránh tác hại của ánh sáng tới mắt và sức khoẻ. (Ảnh minh họa)
Cách đơn giản để hạn chế ô nhiễm ánh sáng
TS. Vật Lý Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Trung tâm tư vấn Tiết kiệm điện và Dung dịch hoạt hóa điện hóa cho biết, vì trong mắt chúng ta có 4 triệu nơron hình nón hoạt động ban ngày và 11 triệu nơron hình que hoạt động ban tối. Vì vậy, nếu chúng ta đang đọc sách dưới ánh sáng mà nhìn vào chỗ tối thì ngay lập tức bị loá mắt và khi chúng ta đang ở trong tối mà nhìn ra chỗ sáng cũng bị loá mắt.
Cũng theo TS. Vật Lý Nguyễn Văn Khải cho biết, nếu học sinh khi nhìn lên bảng mà lại thấy các bóng đèn huỳnh quang có độ chói là 5.000 lít là mắt đã bị chói, bị kích thích. Khi nhìn xuống vở với độ rọi sáng thấp hơn, có khi chỉ 30 - 50 lít, một lúc sau lại nhìn lên bảng với ánh sáng chói. Cứ như thế mắt phải điều tiết liên tục, gây ra mệt mỏi, căng thẳng, cuối cùng là loạn thị. Đặc biệt, nếu như sử dụng bóng đèn dây tóc thì ánh sáng có độ chói là 5 triệu lít, nên khi nhìn vào rất hại mắt.
Theo TS. Khải nếu như việc hạn chế ô nhiễm ánh sáng ở những nơi công cộng là khá khó khăn, đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều ngành, nhiều cấp thì trong gia đình mỗi người đều tự có thể hạn chế ô nhiễm ánh sáng bằng những lưu ý đơn giản như sau:
-Về nguyên tắc, tất cả các đèn khi lắp trên tường đều phải che chắn sao cho góc giữa mắt và bóng đèn đạt trên 67 độ. Còn nếu góc này thấp hơn 67 độ sẽ gây hại mắt.
-Tất cả các đèn phải có thau chụp, có cần đèn chứ không phải chỉ lắp có mỗi bóng.
-Để chống ô nhiễm ánh sáng, chúng ta chú ý chọn màu: Đối với học sinh là màu trời nắng không mây.
-Tất cả các đèn đều phải chiếu từ trên xuống hoặc chiếu vào các vật. Ví dụ khi ta ngồi sử dụng máy tính mà đằng sau máy tính là cửa sổ mở thì là phản khoa học. Hoặc khi chúng ta xem tivi mà đằng sau tivi lại là cái bóng đèn cũng là phản khoa học.
-Cần bố trí ánh sáng hợp lý ở mọi chỗ trong gia đình, cả ở phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, nhà vệ sinh thì mới tránh được tác hại của ánh sáng với mắt và sức khoẻ. Nếu không biết nên hỏi những chuyên gia về chiếu sáng.
Theo VnMedia
Không thương mắt thì đầu sẽ đau Mỗi sáng ngủ dậy, có vẻ tất cả đều ổn thế nhưng sau đó bạn lại có cảm giác đau đầu rõ rệt ở vùng trán, thái dương, hoặc mắt. Nó thường xảy ra khi bạn làm việc với máy tính, nhưng cũng có thể đến khi bạn đang nằm dài với cuốn tiểu thuyết trong tay. Dạng đau đầu này nguyên nhân...