‘Đừng để hàng không phá sản, bất kể Nhà nước hay tư nhân’
Đây là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo tại Tọa đàm Giải pháp cấp bách về vốn để “giữ cánh” cho hàng không Việt ngày 2/8.
Cụ thể, PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Đại học Kinh tế TP.HCM, cho rằng giải cứu các hãng hàng không chính là một khoản đầu tư cả về mặt kinh tế lẫn an sinh xã hội. Ông ví các hãng bay đang đến giai đoạn phải “hỗ trợ thở” và dòng tiền hoạt động cũng giống như “dòng oxy”.
Chuyên gia này cho biết nếu không được tiếp cận hỗ trợ tài chính sớm, các hãng bay sẽ đối mặt với 2 rủi ro, trước hết là rủi ro thanh khoản. “Doanh nghiệp sẽ không có đủ tiền để chi trả nợ ngắn hạn từ ngân hàng, từ các nhà cung cấp và quan trọng là trả lương cho hàng nghìn người lao động. Điều này có thể dẫn đến kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp mà nếu không được giải quyết kịp thời có thể gây nên những hậu quả lâu dài như những đợt tái cấu trúc tốn kém, thậm chí phá sản”, TS Bảo chia sẻ.
Thanh khoản ngắn hạn nên là ưu tiên
Ông cho rằng cần giải cứu ngành hàng không cho dù là hãng bay Nhà nước hay hãng bay tư nhân. “Cứu ngành hàng không là cứu rất nhiều ngành khác và duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế”, TS Bảo nhận định.
Theo các chuyên gia, hãng bay tư nhân hay hãng bay nhà nước đều xứng đáng được giải cứu, được vay ưu đãi, tuy nhiên cần có những điều kiện ràng buộc. Ảnh: Ngô Minh.
Chuyên gia từ Đại học Kinh tế TP.HCM nhận định các hãng hàng không tư nhân cũng xứng đáng được tiếp cận gói cứu trợ tương tự như Vietnam Airlines. Nếu đứng từ góc độ người lao động và từ nhà cung cấp, bất kể là người lao động cho doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân thì đều cần giải cứu. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh ngoài mục tiêu cứu các hãng bay, Chính phủ cũng cần quan tâm tới mục tiêu bảo toàn vốn và bảo vệ nguồn thu ngân sách.
Lưu ý về khủng hoảng của các hãng hàng không Việt, Ths Nguyễn Đắc Dũng, chuyên gia tài chính, cho biết đây là trường hợp khác biệt so với khủng hoảng tài chính và với nhiều biến thể mới nguy hiểm của Covid-19, chưa biết khi nào ngành hàng không mới có thể phục hồi như trước dịch. Ông Dũng cũng cho rằng việc giải cứu các hãng bay hiện tại nên tập trung vào việc giải quyết thanh khoản ngắn hạn của các doanh nghiệp bởi nguồn lực của Nhà nước là hạn, nên tập trung vào những vấn đề cấp thiết.
Về khó khăn trong việc vay vốn của các hãng hàng không, theo TS Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam, từ chỗ là những doanh nghiệp được các ngân hàng chào đón, các hãng hàng không Việt đang rất khó đi vay vì hoạt động toàn ngành gần như đã đình trệ vì dịch bệnh.
“Các hãng hàng không thì vẫn bắt buộc phải vay, vay để trả tiền thuê máy bay, tiền lương của người lao động, tiền bảo dưỡng máy bay, tiền đậu đỗ máy bay và nhiều chi phí khác. Những chi phí này không dừng được, không bay cũng phải trả. Nhu cầu về vốn của các hãng đang là rất lớn”, TS Hùng chia sẻ.
Video đang HOT
“Các khoản vay sau ngày 10/6/2020 cũng đã đến hạn và các hãng cũng chưa trả được, nhiều khả năng phải chuyển thành nợ xấu. Khi đã chuyển thành nợ xấu thì tất cả khoản vay của các hãng bay sẽ bị đóng băng, không thể vay tiếp. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm cho các hãng”, Tổng thư ký Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam nhận định.
Tiền không thiếu, chỉ thiếu cơ chế
Ông Hùng cũng khẳng định trường hợp được tiếp cận bổ sung vốn lưu động ưu đãi kèm gia hạn 2 lần kéo dài 3 năm như Vietnam Airlines là rất đặc biệt. Nếu không có cơ chế, các hãng hàng không tư nhân không thể nhận được khoản vay tương tự, nhất là trong bối cảnh Thông tư 03 vẫn chưa sửa đổi.
“Tôi biết có trường hợp có hãng hàng không Việt có đầy đủ tài sản đảm bảo mà không thể vay vì tổ chức tín dụng không dám cho vay”, ông Hùng chia sẻ.
“Hiện tại các tổ chức tín dụng không thiếu vốn. Chính phủ chỉ cần tạo cơ chế, về lãi suất hãng bay và ngân hàng hoàn toàn có thể thỏa thuận. Chưa cần tái cấp vốn, chỉ cần xây dựng được hành lang pháp lý để các tổ chức tín dụng có thể thực hiện cho các hãng hàng không bay, tôi thấy đây là giải pháp sâu hơn”, TS Hùng nhận định.
Chuyên gia khẳng định các tổ chức tín dụng không thiếu tiền, tuy nhiên không thể cho các hãng hàng không vay bổ sung vốn lưu động vì vướng cơ chế. Ảnh: Hoàng Hà.
“Tuy nhiên, nếu hãng hàng không muốn được giải cứu, anh phải chứng minh có khả năng để phục hồi trả nợ, phải có tài sản đảm. Đến cả Vietnam Airlines vay từ gói cứu trợ cũng phải có tài sản đảm bảo”, TS Hùng nói thêm.
Bên cạnh đó, ông Hùng cũng cho rằng dù các hãng hàng không được tiếp cận gói vay trả lương người lao động của Chính phủ, tuy nhiên, mức vay theo lương tối thiểu lại không phù hợp với chi phí trả lương cho lao động ngành hàng không, đặc biệt là những vị trí như phi công nhận thu nhập cao.
PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo cũng cho rằng cần có những ràng buộc đối với các hãng hàng không nếu muốn tiếp cận các gói vay ưu đãi từ tiền thuế của người dân.
“Các doanh nghiệp cần làm sạch lại cân đối tài chính, phải cắt giảm các khoản chi phí như chi phí tiền lương, chi phí nhân công. Phi công, tiếp viên và những người làm trong ngành hàng không phải chia sẻ khó khăn này, không thể đòi hỏi thu nhập và những lợi ích kinh tế như trong điều kiện bình thường được. Doanh nghiệp cũng cần cắt giảm những khoản chi không cần thiết, bán bớt tài sản, thanh lý những khoản đầu tư không gắn liền với ngành nghề chuyên môn”, TS Bảo nhận định.
Ông cũng cho rằng nếu có các khoản vay, cần xây dựng một kế hoạch trả nợ rõ ràng với các doanh nghiệp hàng không để công bằng với ngân sách, với tiền thuế của người dân.
Giảm lãi suất chưa đủ cứu doanh nghiệp
Trước diễn biến phức tạp của COVID-19, nhiều ngân hàng vừa đồng loạt giảm lãi để hỗ trợ doanh nghiệp.
Bên cạnh sự cố gắng lớn của hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp cũng mong mỏi được các ngành khác tháo gỡ khó khăn trong khâu vận chuyển hàng hóa, giảm thuế, phí...
Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chi Minh sản xuất giãn cách trong mùa dịch bệnh.
Giảm lãi cần thực chất, hỗ trợ đúng đối tượng
Hơn 1 năm dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã "đến giới hạn chịu đựng", không còn khả năng trả nợ gốc, lãi ngân hàng đúng hạn. Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Vietravel Holdings cho biết: Các ngân hàng thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) giảm lãi vay thời điểm này là tín hiệu tích cực đối với doanh nghiệp. Nhưng chính sách cần rõ ràng để những cam kết của ngân hàng thương mại trở thành hiện thực. Nhóm doanh nghiệp du lịch đang gặp rất nhiều khó khăn, rất cần sự chia sẻ của đối tác, trong đó có ngân hàng. "Doanh nghiệp vay vốn tại một ngân hàng với lãi suất 9%/năm từ cuối năm ngoái đến nay. Mặc dù nhiều lần kiến nghị giảm lãi khoản vay hiện hữu nhưng chưa thấy ngân hàng phản hồi. Chúng tôi mong các ngân hàng đừng hô hào, cần giảm lãi thiết thực cho doanh nghiệp", ông Nguyễn Quang Toàn, Giám đốc công ty TNHH xây dựng Quang Toàn chia sẻ.
Trước những khó khăn của doanh nghiệp ngành du lịch, Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN), UBND TP Hồ Chí Minh và các bộ, ngành cần sớm có chính sách đặc thù về thời hạn trả nợ, lãi vay. Theo đó, không chỉ giảm lãi, ngân hàng không nên áp dụng chuyển nhóm nợ; ân hạn gốc và lãi toàn bộ dư nợ hiện hữu.
Công nhân làm việc tại doanh nghiệp hoạt động '3 tại chỗ' tại khu vực phía Nam.
Theo kết quả khảo sát nhanh hơn 100 doanh nghiệp của Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh (HUBA), hơn 84% các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) gặp khó khăn do đợt bùng phát lần thứ 4 dịch COVID-19. Trong đó, thiếu vốn kinh doanh chiếm 40%; thị trường bị ảnh hưởng, thu hẹp chiếm 80%; cắt giảm lao động chiếm 52%; bị đứt chuỗi cung ứng nguyên liệu chiếm 14%; bị cản trở hoạt động kinh doanh do biện pháp cách ly xã hội phòng dịch chiếm trên 50%.
"Các gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động tuy được ban hành kịp thời nhưng mức độ hấp thụ của doanh nghiệp rất thấp. Một số chính sách giãn thuế, bảo hiểm xã hội, tiền thuê đất... thời gian áp dụng ngắn, số lượng không lớn nên chưa thể giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Lãi suất khoản vay mới phải có tài sản bảo đảm giảm hơn, nhưng vẫn cao so với lãi suất ngân hàng huy động từ tiền gửi tiết kiệm; nhu cầu vay trả lương giữ chân người lao động hầu như không khả thi", ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch HUBA cho biết. Theo ông Chu Tiến Dũng, ngành Thuế nên giãn thuế cho doanh nghiệp, không tận thu những khoản nhỏ mà dồn lực chống buôn lậu, chuyển giá để bù đắp hụt thu từ sản xuất, kinh doanh.
Trong những ngày qua, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) như: Vietcombank, BIDV, Vietinbank, MBBank, VIB, ACB, Sacombank, TPBank... đã giảm lãi suất cho vay ít nhất 1%/năm từ nay đến cuối năm 2021. Bà Phạm Thị Trung Hà, Phó Tổng Giám đốc MB cho biết: Trước mắt, MB sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn không có doanh thu hoặc doanh thu giảm với lãi suất giảm 1% hoặc hơn, đối tượng được hỗ trợ lãi suất tiếp theo là sản xuất và khách hàng cá nhân (đối tượng trả góp từ lương). Dựa trên đánh giá tác động của dịch COVID-19, VIB vừa giảm lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với mức giảm trung bình 1,5%, áp dụng từ nay đến hết ngày 31/12.
Theo ước tính, sẽ có hơn 8.500 khách hàng được giảm lãi suất là các doanh nghiệp thuộc ngành nghề ưu tiên của Chính phủ, DNN&V, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Khốn khổ về lưu thông hàng hóa
Bố trí công nhân khu công nghiệp lưu trú an toàn để ổn định sản xuất.
COVID-19 bùng phát đang khiến các doanh nghiệp vận tải hàng hoá "căng như dây đàn" vì yêu cầu ra - vào của nhiều tỉnh, địa phương phải có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19.
Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, Giám đốc điều hành Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) - Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, bà Phạm Thị Ngọc Thủy than phiền: "Tối muộn nhận được tin đồng thời từ đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistic Việt Nam (VLA) và Hiệp hội Doanh nghiệp kinh doanh hàng quá cảnh Việt Nam - ASEAN tỉnh Lạng Sơn than thở: Có nhất thiết phải như thế này không? Hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ như thế nào? Không công ty nào nào có đủ lái xe để chạy một cuốc và nằm chờ 14 ngày đâu".
VLA đã có văn bản khẩn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cùng một số bộ, ngành, địa phương có các giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp, đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 mà vẫn duy trì được lực lượng vận tải hàng hoá, thay vì duy nhất cách thức xét nghiệm như trên. "Nếu không, chuỗi vận tải sẽ đứt gãy, dẫn tới chuỗi hàng hoá bị ảnh hưởng sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng", đại diện VLA cho biết.
"Đề nghị cần thêm thời hạn đối với giấy xét nghiệm COVID-19 vì thời hạn 3 ngày đủ thời gian cho tài xế hoàn thành 1 chuyến xe trong nội tỉnh và lân cận nhưng chuyến xe từ Nam ra Bắc cần thời gian tối thiểu 7 ngày kể cả thời gian giao nhận hàng", ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết.
Ông Nguyễn Văn Quyền kiến nghị các địa phương có thể bố trí điểm lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm tại trạm dừng nghỉ được xác định tại cửa ngõ của các tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ lái xe, điều đó cũng tránh việc xảy ra ùn ứ tại các chốt kiểm dịch. "Các địa phương hoặc đơn vị vận tải nên bố trí nơi ở tập trung cho tài xế, ưu tiên ngay tại các bãi đậu để thuận tiện trong kiểm soát và hạn chế lái xe tiếp xúc khi trở về từ vùng dịch", ông Nguyễn Văn Quyền cho biết.
Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi các bộ, ngành liên quan và các địa phương "về việc xét nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho người vận chuyển hàng hóa". Theo đó, không kiểm tra chứng nhận xét nghiệm SARS-CoV-2 với người đi trên xe chở hàng hóa lưu thông trong nội tỉnh đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Tuy nhiên ngày 20/7, nhiều tỉnh khu vực phía Nam đang thực hiện Chỉ thị 16 vẫn yêu cầu lái xe phải có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19.
Trước việc mỗi địa phương thực hiện một kiểu, tổ công tác đặc biệt của Bộ GTVT vừa thống nhất cùng các địa phương không kiểm tra giấy chứng nhận xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa lưu thông trong nội vùng đang thực hiện Chỉ thị 16. Yêu cầu đặt ra là đảm bảo vận tải hàng hóa được lưu thông thông suốt, không bị gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng trong thời điểm 19 địa phương đồng loạt thực hiện giãn cách xã hội.
Nợ xấu: Cần một thị trường mua bán minh bạch Dịch COVID-19 làm đứt gẫy chuỗi cung ứng gây gián đoạn dòng tiền khiến tỷ trọng vay mượn ngân hàng của doanh nghiệp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao... Điều này dễ phát sinh nợ và gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho nền kinh tế. Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng Vietcombank. Ảnh minh họa:...