Đừng để đột tử vì tắm
Bạn vừa tập thể dục, bạn vừa ra ngoài giữa trời nắng nóng khiến mồ hôi đầm đìa và việc đầu tiên bạn nghĩ đến là phi thẳng vào nhà tắm và xối nước… cho đã.
Đừng tự giết chính mình bởi sự sảng khoái đó.
* Cái chết đến từ thói quen:
Không được dội thẳng nước lạnh lên người: Nhiệt độ cơ thể bạn trung bình 37 độ C – chênh lệch hoàn toàn so với độ lạnh của nước. Bạn sẽ rất dễ bị ho, sốt nhẹ hoặc viêm phổi. Khi nhiễm lạnh bạn rất dễ bị ốm và nguy hiểm đến tính mạng. Tỉ lệ tai biến mạch máu cao lại rất cao khiến bạn: Nhẹ thì mệt mỏi, chóng mặt; nặng thì bạn có thể đột quỵ.
* Bệnh từ tắm: Thông thường khi tắm không cẩn thận thì chứng bệnh thường mắc phải là đau đầu, đau nửa đầu kinh niên.
- Những ngày thời tiết mưa phùn, hơi lạnh hay lạnh vào mùa đông, khi gội đầu bạn không hong tóc khô, da đầu bị ẩm và dễ nhiễm lạnh. Lúc này mạch máu sẽ lưu thông không tốt vì nhiễm lạnh nên tỉ lệ nhiễm các chứng bệnh đau đầu mãn tính là rất cao.
* Thời điểm tắm tốt nhất:
- Dù là mùa nào thì bạn nên tắm nước ấm
Video đang HOT
- Tắm trước khi ngủ 2 tiếng khiến bạn thoải mái nhẹ nhàng và có giấc ngủ sâu
- Khi bạn tập thể dục vào buổi sáng thì nên tắm sau 30p tập thể dục vì cơ thể đã hết mồ hôi, nhịp tim trở lại bình thường
- Tắm buổi sáng tốt nhất cho sức khỏe nhưng phải tuân thủ bạn rời khỏi giường và đã vận động 15-20 phút.
- Chỉ tắm khi người đã hết mồ hôi vào bất cứ thời điểm nào trong ngày tùy theo thói quen sinh hoạt gia đình bạn
* Nguyên tắc chuẩn khi tắm:
- Không xối nước từ đầu tới chân đột ngột
- Làm ướt 2 chân, 2 tay trước
- Dội nước từ từ lên cơ thể
- Không tắm ngay khi ăn no và khi bụng đang rất đói
Hãy là bà mẹ thông minh khi tắm cho con
Lời kết: Tắm tưởng chừng như đơn giản nhưng rút cục không hề đơn giản tí nào. Người viết rất mong các mẹ hãy tìm hiểu và cẩn trọng khi khi tắm cho con mình – không nên để điều đáng tiếc xảy ra từ việc tắm.
Theo PNVN
Xoa bóp trị rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt là hiện tượng xuất huyết tử cung theo chu kỳ. Thời gian giữa hai kỳ kinh gọi là chu kỳ kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ nói chung khoảng 28 ngày (trước hoặc sau 5 ngày vẫn bình thường). Thời gian mỗi lần thấy kinh từ 3 - 7 ngày, lượng huyết khoảng 100ml.
Rối loạn kinh nguyệt là bệnh thường gặp nhất của phụ khoa. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do nhiễm lạnh khi hành kinh dẫn đến ứ trệ; hoặc do cơ thể hư nhược, ốm lâu ngày làm tổn thương khí huyết; hoặc do uất ức, buồn phiền, căng thẳng thần kinh. Các chấn động về tinh thần, tình cảm cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
Biểu hiện là kinh nguyệt đến sớm hoặc đến muộn 1 tuần trở lên, lượng kinh quá nhiều hoặc quá ít, máu kinh sẫm màu, có khi vón cục hoặc nhớp loãng..., bụng dưới trướng đau nhiều, đau từng cơn, xoa nắn thì đỡ đau, có thể đau thắt lưng. Kèm theo người bệnh thấy váng đầu, hồi hộp, ăn uống kém... Để điều trị, có thể dùng các bài thuốc sắc, châm cứu bấm huyệt, món ăn - bài thuốc...
Sau đây xin giới thiệu cách xoa bóp bấm huyệt để chị em có thể tham khảo:
- Day huyệt quan nguyên trong khoảng 1 - 2 phút.
- Xoa day bụng dưới: Tay trái để lên mu bàn tay phải, úp vào bụng xoa theo chiều kim đồng hồ khoảng 2 phút, thấy nóng ấm là được.
Có thể xoa bóp để trị rối loạn kinh nguyệt (ảnh minh họa)
- Véo nắn da thịt hai bên cột sống từ đại chuỳ đến mệnh môn khoảng 20 lần.
- Day bấm huyệt thận du khoảng 1 - 2 phút.
- Day bấm huyệt mệnh môn khoảng 1 -2 phút.
- Day bấm huyệt tam âm giao khoảng 1 - 2 phút.
Lưu ý:
- Nếu người bệnh bụng trướng đau nặng thì thủ pháp phải nhẹ nhàng.
- Xoa bóp bấm huyệt có hiệu quả tốt đối với những trường hợp rối loạn kinh nguyệt tương đối nhẹ. Nếu bệnh nặng và kéo dài, cần đến bệnh viện để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó mới có thể tìm ra phương pháp chữa trị hữu hiệu.
- Cần có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý tránh căng thẳng thần kinh, ăn uống đủ chất dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe, nên kiêng ăn các đồ sống lạnh. Không rửa bằng nước lạnh, không ngâm người trong nước lâu.
- Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục. Tránh quan hệ tình dục trong kỳ kinh.
- Nếu có các bệnh ở hệ thống sinh dục cần điều trị sớm.
(Theo Sức khoẻ & Đời sống)
Trị bệnh khi trời rét theo cách dân gian Mùa đông giá lạnh, khí hậu lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt, kèm theo các cơn mưa phùn rả rích là điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn, virut gây bệnh sinh sôi và phát triển. Trời lạnh giá kéo dài làm cơ thể giảm sức đề kháng, khả năng chống đỡ bệnh tật yếu đi, nhất là người già và...