Đừng để doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi Việt Nam chỉ vì ô nhiễm môi trường
Tại văn bản gửi tới Diễn đàn Doanh nghiệp VBF 2016, Hiệp Hội Doanh Nghiệp Anh (BBGV) cho biết, nhiều thành viên của hiệp hội bày tỏ quan ngại về vấn đề ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, tắc nghẽn giao thông và ngập lụt, đang trở nên ngày càng trầm trọng ở Việt Nam. Đặc biệt, mức độ ô nhiễm không khí đang tăng cao một cách rõ rệt và ở mức báo động. Điều đáng lo ngại ở đây là, nếu tình trạng này kéo dài, sẽ tác động tiêu cực đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Nguyên nhân đến từ đâu và đâu là điều cốt lõi để giải quyết vấn nạn này?
Ô nhiễm môi trường gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong 3 loại ô nhiễm đó thì tại Việt Nam, ô nhiễm không khí tại các khu đô thị lớn, khu công ngiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, vượt quá nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Tại TP.HCM, kết quả đo đạc tại 6 trạm quan sát không khí cho thấy, 89% mẫu kiểm tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép, luôn ở mức nguy hại cho sức khỏe, trong đó bụi lơ lửng đang là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm trọng hàng đầu trên địa bàn.
Hiện nay, quyền hạn pháp lí của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, tất cả chỉ dừng lại ở biện pháp “xử phạt hành chính” với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường
Truy tìm nguồn gốc, có thể thấy rằng, môi trường tai Việt Nam ô nhiêm nguyên nhân chu yêu đến từ long tham cua cả người dân lẫn quan chưc chinh quyên. Ngươi dân cung gây ra ô nhiêm nhưng nêu quan chưc không nhân phong bi, xư phat nghiêm minh, quan tâm đúng mực thi ngươi dân không thê nao gây ô nhiêm đươc! Biêt bao nha may, xi nghiêp lơn nho, cơ sơ gia đinh môi ngay tha ra môi trương biêt bao chât đôc hai vao không khi, nươc, đât. Các các xe đổ bê tông hoạt động mạnh vào ban đêm, hàng loạt các công trình thi công suốt ngày đêm trong khu dân cư … dẫn đến ô nhiễm âm thanh một cách trầm trọng. Thế nhưng, những điều này lại đang tồn tại suốt một thời gian dài và chưa có “tín hiệu” dừng lại!
Đưa ra giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, BBGV đề nghị Chính phủ nhanh chóng xử lí vấn đề ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí. Trước kiến nghị này của BBGV, chúng ta cần xem lại công tác quản lý!
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến không khí bị ô nhiễm, nhưng các hoạt động của khu công nghiệp và giao thông vận tải là thủ phạm hàng đầu gây ô nhiễm môi trường tại Việt Nam
Cuối năm 2016, Chính phủ đã ban hành nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường. Theo đó, quyền hạn pháp lí của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, tất cả chỉ dừng lại ở biện pháp “xử phạt hành chính” với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường. Điều này dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường. Thực tế đã cho thấy, thời gian qua, rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; còn các biện pháp xử lí khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉnh hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanh nghiệp cứ thế mà trây ỳ.
Video đang HOT
Đáng lo ngại nhất là, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường! Nhưng, bao giờ cũng vậy, “nhà dột từ nóc”, hiện nay có một bộ phận không nhỏ các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường, mà sự việc liên quan đến nhà máy Formosa là điển hình cụ thể nhất trong thời gian qua!
Công ty Formosa (Hà Tĩnh) xả thải trực tiếp ra biển phá hoại môi trường của Việt Nam một cách nghiêm trọng. Các nhà khoa học nhận định, hệ sinh thái biển miền Trung nửa thế kỷ mới hồi phục hoàn toàn
Việt Nam cần có những quy định cứng rắn hơn trong việc xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường và cần có một cơ chế mới dành cho cơ quan chức năng trong việc thực thi bảo vệ môi trường – mà cụ thể là, cần trao thêm quyền hạn, đồng thời tăng thêm nghĩa vụ để siết chặt hơn công tác bảo vệ môi trường. Cần xử lý hình sự với các tổ chức, doanh nghiệp cố ý phá hoại môi trường sống, ảnh hưởng diện rộng; bên cạnh đó, cũng cần xử lý nghiêm, truy tố trách nhiệm hình sự với những ai không làm tròn trách nhiệm!
Lãnh đạo Việt Nam đã mất một thời gian dài, tốn rất nhiều công sức, đẩy mạnh công tác ngoại giao, đối thoại, tham gia các diễn đàn quốc tế mới mời gọi doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam để đầu tư. Lợi thế của chúng ta là đất nước hòa bình, môi trường chính trị ổn định, lao động trẻ dồi dào, những điều kiện đó không phải quốc gia nào cũng có được; đừng để chỉ vì ô nhiễm môi trường trở thành lực cản phá vỡ mọi nỗ lực mà thời gian qua chúng ta đã dày công vun đắp.
Tường Vy
Theo NTD
Đà Nẵng đối thoại với hai nhà máy thép gây ô nhiễm
Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh đã yêu cầu hai nhà máy thép dừng hoạt động để khắc phục hậu quả ô nhiễm.
Chiều 15/12, ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã chủ trì buổi đối thoại với người dân xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang) và đại diện hai nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc nằm ở khu công nghiệp Hòa Khánh, nhằm tìm giải pháp chấm dứt tình trạng ô nhiễm do hai nhà máy này gây ra.
Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh tại buổi đổi thoại. Ảnh: Nguyễn Đông.
Hai ngày qua, người dân Hòa Liên đã mang theo bạt che tạm, mua mì tôm về bao vây cổng hai nhà máy này để phản ứng vì ô nhiễm. Ông Ngô Chuối (60 tuổi, thôn Vân Dương 2) cho biết không phải đến thời điểm hiện tại mà hơn 10 năm nay khi Công ty cổ phần thép Dana Ý (phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu) và Công ty cổ phần thép Dana Úc (xã Hòa Liên) đưa nhà máy vào hoạt động đã gây ô nhiễm.
Ông Chuối dẫn chứng, việc sản xuất thép của hai nhà máy đã gây khói bụi, xả nước thải chưa xử lý ra môi trường... Không chỉ gánh chịu mùi hôi, sống trong bụi bặm, nhiều người dân đã mắc hàng loạt bệnh, trong đó có ung thư. Hoa màu của dân cũng mất mùa khiến thu nhập ảnh hưởng.
"Chúng tôi chịu đựng đủ rồi, đề nghị lãnh đạo thành phố nói rõ các vị chọn di dời người dân hay di dời nhà máy thép", ông Chuối nói.
Giải thích nguyên nhân nhà máy thép xả khói bụi ra môi trường thời gian gần đây, ông Huỳnh Văn Tân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thép Dana Ý cho rằng "do lỗi chập điện".
Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh đã yêu cầu nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc dừng hoạt động để nâng cấp, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường, đồng thời đề nghị người dân không bao vây nhà máy để đảm bảo an ninh trật tự.
Ông Minh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cùng người dân lên phương án kiểm tra độc lập việc sản xuất thép của hai nhà máy; Sở Xây dựng lên phương án di dời các hộ và hai nhà máy thép để trình lãnh đạo thành phố xem xét.
"Tôi đề nghị hai nhà máy thép tiếp tục thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trong đó có việc trồng cây xanh", ông Minh nói.
Hàng trăm tấn xỉ sắt giữa khu công nghiệp
Đối thoại với lãnh đạo thành phố, ông Mai Xuân Thọ (trưởng ban công tác mặt trận thôn Vân Dương 2) phản ánh, ngay cạnh nhà máy thép Dana Ý có một bãi xỉ sắt hàng trăm tấn được chôn lấp ngổn ngang. Ông đề nghị thành phố làm rõ xỉ sắt này có độc hại hay không, ai là người chôn lấp và có được phép chôn lấp khối lượng lớn xỉ sắt như vậy hay không?
Hàng trăm tấn xỉ sắt ở lô đất cạnh Nhà máy thép Dana Ý. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Huỳnh Văn Tân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thép Dana Ý, thừa nhận "có chôn lấp một ít" xỉ sắt, và "có nhiều đơn vị khác chôn chứ không riêng gì chúng tôi".
Trao đổi với báo chí, ông Trương Tấn Mạnh, Chủ tịch UBND xã Hòa Liên, nói: "Xỉ sắt thì chỉ nhà máy thép đổ chứ ai đổ. Nhưng mới có nhà máy thép Dana Ý thừa nhận, còn Dana Úc thì chưa". Phòng tài nguyên huyện Hòa Vang đang lấy mẫu xỉ sắt đi thí nghiệm xem có độc hại ảnh hưởng đến môi trường hay không.
Theo ông Mạnh, khu đất đang đổ xỉ sắt rộng khoảng 1.000 m2, trước đây của công ty đất Đà Nẵng - Miền Trung, gần đây đã chuyển nhượng cho một công ty khác ở TP HCM. "Cần làm rõ bán cho ai và ai là người đang quản lý, để đất trống thành nơi chứa xỉ sắt", ông nói.
Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh đã yêu cầu công an kinh tế vào cuộc điều tra việc chôn xỉ sắt cạnh nhà máy thép Dana Ý, đồng thời chỉ đạo huyện Hòa Vang và các nhà máy liên quan phải di dời toàn bộ xỉ sắt đã chôn lấp đến khu xử lý.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Nói Hà Nội ô nhiễm ngang Bắc Kinh là không đúng! "Nếu chúng ta đánh giá ô nhiễm môi trường ở Hà Nội ngang với Bắc Kinh là không đúng. Vì theo chúng tôi đánh giá dựa trên những số liệu từ các trạm quan trắc thì điều này không đúng"- Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh Đây là ý kiến của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung...