Đừng để con trẻ phải chịu áp lực
Đã có những trường hợp vì học hành căng thẳng hoặc áp lực tâm lý gia đình khiến trẻ bị trầm cảm.
Trầm cảm là một bệnh lý, không phải là sự yếu đuối về nhân cách hay thiếu ý chí và nó cần được nhìn nhận cũng như điều trị giống các bệnh lý thông thường khác.
Đáng chú ý là các chứng trầm cảm cần điều trị lâu dài, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì cũng như cần có sự thấu hiểu, hỗ trợ, động viên từ người thân.
Thường xuyên thèm ăn hay đau đầu kéo dài đều là những dấu hiệu của hội chứng trầm cảm (Ảnh minh họa: Brilio.net)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình khoảng 850.000 mạng người. Trầm cảm hiện là căn bệnh xếp hạng phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc phải, nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm có thể gây ra do những nguyên nhân khác nhau hoặc do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân trầm cảm phổ biến bao gồm:
- Gen: nếu bạn có người thân trong gia đình từng bị trầm cảm thì bạn có thể có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm hơn người bình thường.
- Các chất hóa học trong não: theo một số nghiên cứu, thành phần các chất hóa học trong não người mắc bệnh trầm cảm khác với người bình thường.
- Stress: người thân qua đời, những khó khăn trong mối quan hệ công việc, tình cảm hay bất kì tình huống gây stress nào (bao gồm cả áp lực học tập) cũng có thể gây ra bệnh trầm cảm.
Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm
Những dấu hiệu của trầm cảm khá đa dạng và khác nhau ở mỗi người, chẳng hạn như khi bị trầm cảm, có người sẽ ngủ nhiều hơn, có người lại rất khó ngủ hoặc có người ăn nhiều hơn, trong khi một số người lại mất cảm giác ngon miệng khi ăn.
Video đang HOT
- Mất hứng thú khi làm việc hay hoạt độngTuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu trầm cảm nhẹ thường xuất hiện như:
- Không thể tập trung
- Cảm thấy vô vọng, dễ bị kích động, lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi
- Cảm thấy vô cùng mệt mỏi, buồn hoặc trống rỗng
- Nhức đầu, đau bụng hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa
- Trầm cảm nghiêm trọng có thể dẫn đến ý định tự tử, hoặc cố tìm cách tự tử.
Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm
Để có phác đồ điều trị bệnh trầm cảm thì đầu tiên phải thông qua khám lâm sàng và thực hiện theo chỉ định bác sĩ. Trong quá trình này gia đình không tự ý dùng thuốc mà phải tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu của bác sĩ.
Liệu pháp này còn giúp bạn vượt qua những khó khăn trong các mối quan hệ hoặc những tình huống khiến bạn bị trầm cảm hoặc làm cho bệnh bớt trầm trọng hơn. Tâm lý trị liệu: Các phương pháp tâm lý trị liệu sẽ dạy cho bạn những cách suy nghĩ và cư xử mới, thay đổi các thói quen từng góp phần khiến bạn bị trầm cảm.
Liệu pháp sốc điện: Đối với bệnh trầm cảm nghiêm trọng, không thể chữa trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý, các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp sốc điện.
Tuy nhiên, liệu pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ như lú lẫn hoặc mất trí nhớ, thường là chỉ trong ngắn hạn.
Ngoài ra, bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày như: không tự cô lập mình, tập thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, thư giãn và kiểm soát căng thẳng, thường xuyên chia sẻ với bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân…
An Nhiên (tổng hợp)
Theo giaoduc.net
Khó lắm... nghề dạy học hôm nay
Đành rằng "Cây ngay không sợ chết đứng" nhưng việc gắn camera chắc chắn sẽ mang lại những áp lực tâm lý cho người thầy hàng ngày...
Nghề dạy học là nghề trực tiếp tiếp xúc với con người trong môi trường giáo dục. Trong đó, người dạy dùng kiến thức, lời giảng, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động (tất cả đều phải chuẩn, mẫu mực) để giáo dục học sinh...
Nhưng người thầy cũng là con người bình thường, có tất cả mọi bản tính của con người nên không tránh khỏi những sơ suất do chủ quan (hoặc khách quan) mang lại.
Giáo viên giảng dạy cho các em học sinh (Ảnh minh họa: vtv.vn).
Cách đây đã lâu, một hôm tôi nhận được tin nhắn của một phụ huynh hỏi sao hồi sáng nay thầy đánh con tôi?
Là một giáo viên có hơn 30 năm trong nghề, tôi rất sửng sốt vì mình có đánh em học sinh nào đâu. Vị phụ huynh cho biết giờ bên vai cháu vẫn còn đau, đây là lần đầu nên tôi bỏ qua...
Thì ra câu chuyện hồi sáng nay khi đi kiểm tra vệ sinh lớp học đầu giờ, tôi thấy em A. (nam học sinh) đứng ngoài hành lang. Em là một học sinh nhanh nhẹn, vui vẻ, lễ phép nên tôi cũng rất cảm tình.
Tôi bước tới sau lưng và đưa tay vỗ mạnh vào vai em, có ý nhắc em vào lớp chuẩn bị học... Có lẽ cú vỗ vai "quá mức tình cảm" nên em bị đau chút thôi....
Vậy mà vì quá thương con, quá nóng ruột nên phụ huynh của em đã nghi ngờ "lòng tốt" của tôi như vậy.
Thật tình tôi không có ý định đánh học sinh mà đánh để làm gì trong khi mình có thể nhắc nhở em một cách nhẹ nhàng.
Chỉ vì một chút chủ quan mà tôi suýt mang "trọng tội" là đánh học sinh...
Lúc đó chắc cũng chẳng còn ai tin những lời thanh minh của mình mà chỉ nhìn vào biên bản, giấy khám của bệnh viện để kết luận vụ việc...
Bây giờ phụ huynh "nhanh nhạy" hơn, "hiện đại" hơn là bí mật lắp camera để theo dõi. Có ai biết được nhất cử nhất động của mình đang bị ghi hình, ghi âm hàng ngày?
Ngay một lời nói trong văn, cảnh giờ học thì đúng nhưng đưa ra văn cảnh khác lại là... lời nhiếc móc học sinh. Mà đâu phải mỗi lời giáo viên đều được "kiểm duyệt" trước khi nói?Một cú gãi ngứa, một cú xì mũi, một cú ho khan... biết đâu cũng được ghi lại, không sót một cử chỉ nào.
Biết đâu trong mười lời nói thì có một vài lời chưa chuẩn, chưa phù hợp nhưng không gây hậu quả gì ghê gớm thì cũng nên bỏ qua, rút kinh nghiệm...
Tôi không hiểu vị phụ huynh nào "bí mật" vào được phòng học mà gắn camera kia. Phòng học luôn có khóa (ngoài giờ), có bảo vệ, có ban giám hiệu trực nhưng ai tự dám làm nếu không có sự đồng ý của ban giám hiệu?
Lẽ ra ban giám hiệu nhà trường, với tinh thần trách nhiệm khi có sự phản ánh của phụ huynh về việc bạo hành thì trước hết cần gặp giáo viên để tìm hiểu ngọn ngành.
Nếu giáo viên đó tiếp tục có những hành vi bạo lực, chẳng đừng mới "bí mật" lắp camera theo dõi.
Đây là một trường hợp bị phát hiện nhưng thử hỏi còn có bao nhiêu trường, bao nhiêu lớp học có "camera bí mật" đang hàng ngày, hàng giờ theo dõi giáo viên?
Giáo viên sẽ có tâm lý luôn bị đè nặng bởi trên đầu đang có camera theo dõi từng bước chân của mình.
Đành rằng "Cây ngay không sợ chết đứng" nhưng việc gắn camera chắc chắn sẽ mang lại những áp lực tâm lý cho người thầy hàng ngày...
Khó lắm, nghề dạy học hôm nay!
TRƯỜNG SA ĐÔNG
Theo giaoduc.net
10 dấu hiệu của bệnh trầm cảm Những dấu hiệu dưới đây của căn bệnh trầm cảm sẽ giúp bạn và người thân hiểu về bệnh và tìm sự giúp đỡ. Nỗi buồn dai dẳng: Cảm giác buồn bã dai dẳng là dấu hiệu phổ biến của bệnh trầm cảm. Người bệnh thường có cảm giác vô vọng và không thể nhìn ra điều tích cực của cuộc sống. Họ...