Đứng dậy nào Saka!
Sau thất bại của đội tuyển Anh tại chung kết Euro, có lẽ mọi lời chỉ trích đang nhắm về phía Saka, người đã thực hiện hỏng lượt đá luân lưu cuối cùng giúp Italia lên ngôi vô địch.
Nhưng khoan nói về cú đá phạt đền nghiệt ngã đó, không phải cầu thủ 19 tuổi này đã có một kì Euro đầu tiên trong sự nghiệp đáng nhớ hay sao.
Lần đầu tiên được dự Euro sau một mùa giải nổi bật trong màu áo Arsenal, rõ ràng Saka không được kỳ vọng quá nhiều trước khi giải đấu diễn ra. Thậm chí nhiều người cho rằng sao trẻ 19 tuổi này cũng khó có mặt trong danh sách 26 cầu thủ dự Euro của Tam Sư. Nhưng rồi với nỗ lực và sự khao khát của tuổi trẻ, anh đã được Gareth Southgate trao cơ hội thể hiện mình.
Trong những trận đấu đầu tiên tại vòng bảng, Saka chưa thực sự nhận được niềm tin từ Southgate, nhưng sau khi nhận giải cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu Anh – CH Séc, Saka đã chứng minh niềm tin và sự kỳ vọng của Southgate dành cho mình là hoàn toàn xứng đáng. Kể từ trận đấu đó, cầu thủ đang khoác áo Arsenal nhận được niềm tin tuyệt đối từ ông thầy của mình chứ không phải những ngôi sao được truyền thông và người hâm mộ kỳ vọng như Jack Grealish, Marcus Rashford hay ngôi sao đắt giá Jadon Sancho.
Video đang HOT
Saka đã có một kỳ Euro đầy tiến bộ (Ảnh: Getty)
Dĩ nhiên, với cầu thủ mới 19 tuổi lần đầu tiên được tham dự một giải đấu lớn trong màu áo đội tuyển quốc gia, không thể mong chờ sự chính xác tuyệt đối hay lạnh lùng trong từng pha xử lý bóng. Nhưng bù lại, những thiếu hụt về kinh nghiệm trận mạc, sự khát khao của tuổi trẻ mong chờ được khẳng định bản thân đã cho thấy một Saka tiến bộ rõ rệt qua từng trận đấu.
Khoảnh khắc được tung vào sân trong trận chung kết với Italia không chỉ là phần thưởng cho những tiến bộ ở hành trình trước đó, mà còn là sự ghi nhận tầm quan trọng của Saka trong những tính toán chiến thuật từ phía Gareth Southgate. Dù chúng ta đang cùng đồng cảm sau thất bại của một cầu thủ 19 tuổi lần đầu tiên bước ra ánh sáng Euro, nhưng cũng phải công bằng thừa nhận rằng trận chung kết Euro có lẽ vẫn còn là sân khấu hơi quá sức với Saka.
Nhìn những pha xử lý bóng sau khi vào sân tài năng sinh năm 2001 khiến người xem không còn nhận ra một Saka mạnh mẽ, khéo léo và bản lĩnh trước đó nữa. Tận cùng của sự thiếu hụt về mặt kinh nghiệm và bản lĩnh sau đó thì ai cũng biết, áp lực quá lớn dành cho cầu thủ này đã khiến anh thực hiện hỏng cú sút 11m cuối cùng của ĐT Anh, giúp Italia lên ngôi vô địch ngay trên sân nhà của Tam Sư.
Niềm tin của Southgate dành cho Saka vô tình mang đến áp lực vô cùng lớn cho cầu thủ này (Ảnh: Getty)
Có lẽ áp lực khủng khiếp của một trận chung kết đã khiến những điểm yếu của Saka bộc lộ. Nhưng nếu trách Saka một thì phải trách Southgate mười, dù biết niềm tin của ông dành cho cầu thủ Arsenal cực lớn nhưng không vì thế mà ông đặt Saka vào một tình huống tương tự như ông cách đây 25 năm, một cầu thủ mới 19 tuổi còn non nớt về mặt kinh nghiệm và trải nghiệm không đủ sức để gánh vác những áp lực khủng khiếp mà loạt sút luân lưu mang lại.
Hành trình “đào vàng” của đội tuyển Anh tại Euro đã khép lại sau trận chung kết với biết bao nuối tiếc, nhưng với Saka đây là một bước tiến lớn trong sự nghiệp. Anh còn trẻ, còn nhiều cơ hội để sửa chữa những sai lầm ngày hôm qua. Người ta vẫn sẽ mong chờ sự trở lại mạnh mẽ của Saka và anh cũng là cầu thủ rất đáng mong chờ của Tam Sư ở những giải đấu sắp tới, như cách Gary Neville phát biểu về Saka sau trận đấu.
ĐT Anh: Southgate đã thành công rồi!
Bất kể kết quả cuối cùng là như thế nào, báo chí Anh mà không quỳ gối thì cũng không thể "ăn thịt" Gareth Southgate, như cái cách mà làng báo này đã làm trước các vị tiền nhiệm giỏi giang hơn Southgate rất nhiều.
Ở đâu ra nhân vật Southgate tầm thường, bỗng nắm đội tuyển Anh? Hơn ai hết, Southgate hiểu quá rõ câu chuyện về sự nghiệp của chính mình. Vì ông đã dẫn dắt đội U21 Anh, tức sẵn "có mối" trong nội bộ FA. Vì chỉ có ông sẵn sàng chấp nhận lời mời dẫn dắt ĐT Anh "không công", khi Sam Allardyce bất ngờ từ chức.
Người Nam bộ trước đây có từ "thí", rất phù hợp (không rõ các địa phương khác thế nào). "Nhà thương thí" là bệnh viện miễn phí, dành cho bệnh nhân nghèo, dĩ nhiên đã vào đấy thì xin đừng đòi hỏi tiêu chuẩn cao sang. Mổ "thí" là mổ miễn phí mà bệnh nhân phải cam kết... có sao ráng chịu. Đại khái như vậy. Southgate "dạy thí", tức là biết tới đâu huấn luyện tới đó, không đòi hỏi tiền bạc gì hết.
Tiện lợi ở chỗ: nhờ vài trận "thử", xem cũng được, mà FA mới biết rằng nên giao hẳn đội tuyển cho Southgate huấn luyện chính thức. Không có Southgate, sẽ chẳng ai cam tâm cho FA "thí nghiệm", trong khi ký hẳn hợp đồng bộn bạc thì FA lại không sẵn sàng. Nhưng ở đây, khi nói Southgate hiểu rõ câu chuyện về sự nghiệp của mình, chúng ta đang nói Southgate hiểu quá rõ hoàn cảnh khiến Allardyce phải từ chức.
Allardyce giỏi gấp trăm lần Southgate, với kinh nghiệm 1/4 thế kỷ hành nghề khi nhận lời dẫn dắt Tam sư. Ông chỉ huấn luyện có hiệu quả các đội bóng nhỏ?
Càng hay, vì Anh là đội hạng bét trong hàng ngũ các cường quốc bóng đá. Nhưng báo chí Anh gài bẫy: ký giả của tờ Daily Telegraph giả làm doanh nhân, nhờ Allardyce cố vấn cho vài mưu chước để lách luật bóng đá, tiện thể còn ghi âm và ghi hình thêm vài bình luận "đắt giá" của Allardyce về trình độ của các nhân vật bóng đá như Roy Hodgson hoặc Gary Neville... Rút cuộc, Allardyce mang tiếng - mất uy tín thôi, chứ cũng chẳng phạm tội gì - và phải từ chức chỉ sau 1 trận làm HLV đội tuyển Anh.
Trước đây, các phóng viên Anh cũng giả làm "tỷ phú Ả-rập" để lừa HLV Sven Goran Eriksson, và có scandal ầm ĩ để câu khách. Những chuyện "ác" như thế, cánh nhà báo còn làm được, thì họ đâu bao giờ chê "quà tặng" từ chính các nạn nhân! Fabio Capello không chấp nhận yêu cầu của FA - tước băng thủ quân của John Terry vì cầu thủ này mất tư cách. Glenn Hoddle xúc phạm người tàn tật... Tất cả đều là đề tài "quá ngon", giúp báo giới ăn khách, trong cái áp lực "bóng đá hàng giờ" ở nước Anh.
Southgate thấy rõ tất cả những chuyện như thế, nên ông biết cách giữ mình, để không bao giờ "làm mồi" cho báo chí. Đấy mới là chi tiết quan trọng nhất, khiến Southgate coi như đã thành công vang dội tại EURO này - bất kể có giành được chiến thắng lịch sử hay không. Chứ Southgate mà có "phốt" thì, xin lỗi: trận chung kết EURO mang tính lịch sử cũng chẳng có nghĩa lý gì trước tình trạng luôn đói đề tài của báo giới trên quê hương bóng đá.
Trận chung kết là cuộc cân đong độ lỳ lợm của Anh và Italy Sau 55 năm chờ đợi với nhiều lần thất vọng, Anh vào trận chung kết một giải lớn đầu tiên kể từ năm 1966. Dù điều gì xảy ra vào đêm chủ nhật, Gareth Southgate cũng là HLV quan trọng nhất của Anh kể từ thời Sir Alf Ramsey. Quãng đường của Anh trong giải đấu này là phần thưởng cho sự kiên...