Đừng ‘đánh cắp’ cuộc đời của cha mẹ
Nhiều bậc cha mẹ và cả con cái vẫn ‘mặc định’ tình thương yêu của cha mẹ là sự hy sinh vô bờ bến, không cần đền đáp và suốt đời, thậm chí quên mất cuộc sống riêng của bản thân vì con.
Ảnh minh họa.
Ấm ức vì cha mẹ… không giúp đỡ
Câu chuyện gây ồn ào, tranh cãi trên mạng gần đây là một cô con dâu lên mạng “tố” cha mẹ chồng thiếu trách nhiệm, vô tâm với con cái, để mặc con mình vất vả, còn ông bà thì hưởng sự thư nhàn. Theo người con dâu kể, cha mẹ chồng của chị này làm nghề buôn bán nhưng nay hơn 60 tuổi, chỉ còn “làm cho vui” và đã tích lũy được một số tiền kha khá để dưỡng già. Vợ chồng người con trai sinh đứa con thứ hai khá vất vả cả về điều kiện kinh tế và thời gian. Anh con trai đề nghị mẹ lên thành phố sống một thời gian để giúp vợ chồng anh chăm con, đỡ tiền giúp việc. Tuy nhiên, ông bà đã từ chối với lý do trước đã chăm giúp một đứa, sức khỏe của ông đôi khi không ổn định, bà phải ở nhà chăm ông, bà chỉ gửi ít tiền cho vợ chồng con trai để hỗ trợ nuôi cháu. Cô con dâu bức xúc nói, đây chỉ là lý do để “tránh” phải chăm cháu. Hiện ông bà vẫn khỏe mạnh, thi thoảng đưa nhau đi chơi, du lịch. Trong bài viết của mình, cô con dâu có ý nói mẹ chồng “ích kỉ” không thương con cháu, không san sẻ gánh nặng cho con cháu.
Ngoài một số ý kiến cho rằng cha mẹ cần hy sinh bớt thời gian để giúp con cái qua giai đoạn khó khăn, thì nhiều người đọc bài viết đều cho rằng, lựa chọn của người mẹ là không có gì đáng chê trách. Cha mẹ đã vất vả nuôi dạy con cả đời, con cái trưởng thành cần tự chịu trách nhiệm với chính cuộc đời mình, cần tự sắp xếp và xoay xở cuộc sống của mình. Huống chi, bố mẹ chồng trong câu chuyện nói trên đã từng chăm đứa cháu thứ nhất, cũng đã gửi tiền hỗ trợ nuôi cháu thứ hai, như thế là có trách nhiệm rồi.
Trên thực tế, có không ít người con vẫn còn suy nghĩ như vậy, cho rằng cha mẹ có trách nhiệm, có nghĩa vụ phải hỗ trợ, giúp đỡ mình mãi về sau. Vì thế, bất cứ khi nào cần họ lại yêu cầu cha mẹ có mặt. Khi con cái xây dựng nhà cửa, mua xe cộ, cần tiền, cha mẹ phải rút tiền dành dụm, bán đất đai để hỗ trợ. Khi con sinh con đẻ cái, cha mẹ phải thu xếp thời gian, làm “người giúp việc không công” để chăm cháu nhiều năm tháng bất chấp tuổi già sức yếu. Kể cả khi con có những mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân, cha mẹ cũng phải đứng ra để hòa giải, lo toan…
Có những bậc cha mẹ đã rơi vào bi kịch khi con cái rút tỉa hết tiền bạc, tài sản nhưng không có trách nhiệm phụng dưỡng, đẩy cha mẹ vào cảnh khốn cùng tuổi già. Cũng có những ông bà phải nuôi hết cháu này đến cháu khác, nuôi hết các cháu như “cha mẹ thứ hai”, lo lắng cho con đến hết cuộc đời.
Cha mẹ cần được sống cho chính mình
Nhiều ý kiến cho rằng, việc cha mẹ bị “đánh cắp” cuộc đời riêng, sống hết cho con cái không chỉ do những người con. Nhiều bậc cha mẹ Việt vẫn có quan niệm: Đã là cha mẹ thì phải lo cho con đến hết cuộc đời, cuộc sống của cha mẹ là dành hết cho con, tài sản của cha mẹ cũng là của con. Quan niệm ấy cùng với sự bảo bọc, hy sinh quá mức đã dẫn đến tâm lý ỉ lại, phó mặc của những đứa con. Nhiều người dẫu đã có gia đình vẫn sống bám vào cha mẹ già như một nhánh tầm gửi đến suốt cuộc đời.
Nét đẹp của gia đình người Việt là sự gắn bó mật thiết về tình cảm, tinh thần giữa các thành viên trong gia đình, các thế hệ trong nhà, đồng thời là tinh thần trách nhiệm, nâng đỡ nhau. Những giá trị ấy rất cần gìn giữ, nhưng ở chiều ngược lại, không nên vì “bảo tồn” truyền thống mà bỏ qua những hệ lụy do những quan niệm cũ kĩ, lạc hậu mang đến.
Những năm gần đây, nhiều bậc cha mẹ đã có những chuyển biến về quan niệm sống. Họ ý thức hơn về sự độc lập và phần nào “tách rời” đời mình với cuộc sống riêng của con cháu. Nhiều người con đã trưởng thành cũng hiểu, yêu thương cha mẹ hơn, mong muốn cho cha mẹ cuộc sống tự do, an nhàn, không phải chịu cảnh tuổi cao sức yếu mà vẫn vướng bận “trách nhiệm” với con với cháu.
Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình do Bộ Văn hóa, Thể dục và Thể thao ban hành đã nhấn mạnh đến bài học ứng xử gia đình là quan tâm tới người khác, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì người khác, chia sẻ thông cảm, đồng cam cộng khổ với người khác, nhất là ông bà, cha mẹ của chính mình.
Đặc biệt, cha mẹ, ông bà khi về già có thể có những biểu hiện của tuổi tác, khi yếu khi đau, khi nhớ, khi quên, trái tính trái nết, dễ sinh ra mất lòng, gây khó chịu cho con cháu. Thông hiểu được những biểu hiện của tuổi tác và sự “lệch pha” giữa các thế hệ, phận làm con, làm cháu phải bình tĩnh kiên trì, biết lắng nghe, biết chịu đựng để tháo gỡ, để hòa nhập, cần phải đem lại sự hòa thuận gia đình đem lại niềm vui tuổi già cho cha mẹ, ông bà – những người đã vất vả vì con, vì cháu.
Video đang HOT
Trong cuộc đời này có biết bao người cảm thấy hối tiếc, xót xa ân hận, bởi khi họ nhận ra cần phải lễ phép, hiếu thảo, kính trọng, săn sóc, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà thì đã không còn cơ hội. Đó là bài học cảnh tỉnh cho những ai còn chưa quan tâm đúng mức tới việc lễ phép, hiếu thảo, chăm sóc phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi họ đang sống.
Thư cha gửi con gái tóm gọn đạo lý cả đời
Để nuôi dạy một cô gái tốt, cha mẹ phải chú ý từ rất sớm. Sự đồng hành của phụ huynh ở những năm đầu đời ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc đời của con.
Bức thư của người cha dưới đây gửi gắm nhiều bài học dành cho con khiến nhiều người phải tán thành...
Con gái yêu,
Đêm qua nghe con tâm sự về đủ thứ rắc rối lớn nhỏ trong học tập và cuộc sống trong khoảng thời gian này, bố cảm thấy thật chua chát. Trong ký ức của bố, con vẫn là đứa trẻ nghịch ngợm, vô tư.
Bố không biết từ khi nào, con có rất nhiều cảm xúc của riêng mình. Bố biết rằng con đã bước vào giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời.
Ngoảnh lại là quãng thời gian vô tư, phía trước là một hành trình tuổi trẻ bỡ ngỡ. Ở đây, bố muốn nói với con vài lời từ trái tim, bố hy vọng rằng khi con gặp phải vấn đề, những điều này có thể giúp con vượt qua.
Bản thân mạnh mẽ thì không sợ bị bắt nạt
Bố còn nhớ khi đưa con đi học võ, mẹ ngàn vạn lần không đồng ý. Nhưng con gái, con có biết không: Xã hội này sẽ không bao giờ nương tay chỉ vì con là con gái. Ngược lại, cuộc sống của các cô gái phức tạp hơn và đầy khủng hoảng.
Bởi vì bản chất của con người là bắt nạt kẻ yếu và sợ hãi kẻ mạnh. Nếu con là một quả hồng mềm, ai cũng có thể nhéo được. Nhưng nếu con có gai, sẽ không ai dám bắt nạt.
Trải qua khó khăn mới có thể trưởng thành
Con đã từng hỏi bố: "Sao cuộc sống khó khăn thế?". Khi đó, con được cô giáo chọn làm người múa chính để tham gia biểu diễn ở trường. Nhưng mấy ngày liên tiếp, con không thực hiện được một động tác nào.
Con buồn và thất vọng đến mức muốn bỏ tập nhảy. Kỳ thực chỉ có trải qua thất bại mới có thể trở nên mạnh mẽ hơn.
Cũng giống như con sau này, con không chỉ kiên trì mà còn chăm chỉ hơn. Nhờ đó, con đã đi từ sân khấu nhỏ ở trường đến sân khấu lớn trong thành phố.
Con gái, bố mong con hãy nhớ rằng dù gặp bao nhiêu sóng gió, khó khăn cũng đừng nản lòng, đừng bỏ cuộc, hãy ngẩng cao đầu bước tiếp. Hiện tại con có thể chịu đựng càng nhiều khó khăn thì tương lai sẽ càng rộng mở.
Hình minh họa
Bất luận lúc nào, chỗ dựa an toàn nhất vẫn là chính mình
Hai ngày trước, bà nói rằng sẽ dạy con nấu ăn. Con nằm trên sô pha, vẻ mặt không đồng tình nói: "Nhà đã có mẹ nấu ăn, tại sao con còn phải học?"
Cha mẹ đương nhiên sẵn sàng làm chỗ dựa cả đời cho con, nhưng không muốn con nảy sinh tâm lý dựa dẫm vào người khác. Ngày thường, có việc nhỏ con đã quen gọi bố, mẹ, vậy đến bao giờ bạn mới phát huy được khả năng tự suy nghĩ và tự lập?
Giống như những chú chim nhỏ đứng trên cây, chúng dường như không bao giờ sợ cành cây bị gãy. Thực ra không phải loài chim tin vào cành cây, mà vì chúng có đôi cánh của chính mình.
Vẻ ngoài chỉ là nhất thời, bên trong mới thực sự lâu dài
Con gái, bố để ý rằng trong giai đoạn này con ra ngoài càng muộn hơn, và con luôn phải soi gương rất lâu vào mỗi buổi sáng.
Không biết từ lúc nào, bàn làm việc đã trở thành bàn trang điểm, những cuốn sách nổi tiếng mà con thích đọc cũng trở thành sách thời trang.
Trẻ vị thành niên bắt đầu chú ý đến ngoại hình và hình ảnh bản thân là điều hết sức bình thường. Nhưng bố muốn nói với con rằng: Trang điểm có đẹp đến đâu thì người ta cũng chỉ nhìn con lâu hơn một chút, nhưng nếu con hiểu biết thì mọi người sẽ phải kính nể.
Vẻ đẹp thực sự không nằm ở bề ngoài, mà là khí chất và phẩm chất bên trong.
Đừng quan tâm quá nhiều đến người khác nghĩ gì, hãy cứ là chính mình
Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những phản ứng khác nhau: Chất vấn, tiêu cực, phê phán, giễu cợt. Nếu con vì một hai lời nói của người khác mà bị đủ mọi thứ vướng mắc, chìm sâu trong những cảm xúc tiêu cực, thì chỉ chuốc lấy mệt mỏi mà thôi.
Khi con bỏ ngoài tai mọi nhận xét của người khác và vững vàng với chính mình, con mới có thể sống tốt.
Hình minh họa
Bạn bè không cần giữ, nhưng phải biết cách thu hút
Bố biết con là đứa biết quan tâm đến bạn bè và coi trọng tình bạn. Ngày thường, con luôn cố gắng duy trì mọi mối quan hệ vì sợ người khác không thích mình. Nhưng bố muốn nói với con một sự thật, tình bạn thời học trò thường rất mỏng manh.
Giống như hiện tại con đã cắt đứt liên lạc với rất nhiều bạn từ thời tiểu học. Tri kỷ là do duyên phận, những người bạn thật sự sẽ không bao giờ rời đi.
Vì vậy, bố hy vọng rằng con sẽ dành nhiều thời gian hơn để hoàn thiện bản thân. Nếu con là một vườn hoa, những con bướm sẽ đến.
Chỉ cần còn có thể, nhất định phải luôn mỉm cười
Nhà tâm lý học James Laird đã tiến hành một thí nghiệm: Các tình nguyện viên được chia thành hai nhóm. Một nhóm yêu cầu phải cau mày khi tiếp xúc với thí nghiệm, và nhóm còn lại thì mỉm cười.
Hóa ra những người cau mày chỉ cảm thấy tức giận, nhưng những người mỉm cười cảm thấy hạnh phúc. Đó là bởi vì bất cứ khi nào chúng ta cười, các dây thần kinh và cơ bắp sẽ gửi thông điệp để kích hoạt các trung tâm khoái cảm của não bộ.
Con gái à, đời người mười điều không vừa ý thì có đến chín, tâm thái đối nhân xử thế thường quyết định vận thế của cuộc đời.
Nếu con mù quáng sa vào rắc rối, bi quan sẽ giống như chiếc xiềng xích nặng nề, nhốt chặt con trong bóng tối của sự thất vọng. Nhưng nếu con không ngừng mỉm cười, thì sự lạc quan sẽ như tia nắng ấm áp.
Vì vậy, dù cuộc đời có cho con cả trăm lý do để khóc, con cũng phải tìm ra một lý do để cười.
Đường đời còn dài, mong con có ánh sáng trong tim và tiến về phía trước không sợ hãi. Chúc con sống hết mình, đọc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn và sống mạnh mẽ. Nơi con quay đầu lại, cha mẹ bạn sẽ luôn mở rộng vòng tay.
Luôn yêu con.
Có nên đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão? Câu hỏi "có nên đưa cha mẹ già vào viện dưỡng lão?", được bàn thảo nhiều lần trong các hội nhóm mạng xã hội, trong các khu dân cư, từng gia đình... và luôn gây tranh cãi. Trong 2 bài viết Đứa con nào sẽ chăm sóc cha mẹ già và Người già nên chọn nơi nương tựa khi còn sáng suốt có...