Dùng “đặc sản tiến vua” giá đắt đỏ làm 3 món cực ngon, cuối tuần cả nhà đổi vị khen hết lời
Sá sùng là loại thực phẩm mang nhiều giá trị dinh dưỡng cao, được rất nhiều người ưa chuộng.
Sá sùng là một loại thực phẩm quý và được mệnh danh là “đặc sản tiến vua”. Loại thực phẩm này được sử dụng nhiều để điều trị bệnh yếu sinh lý, liệt dương…
Ngay bây giờ hãy cùng Emdep.vn tìm hiểu về các món ăn làm từ loại thực phẩm đặc biệt này nhé!
Nguyên liệu:
250 gr sá sùng khô
3 thìa nước mắm.
3 thìa nhỏ đường.
3 thìa nước cốt chanh hoặc dấm ăn.
1/4 bát nước sôi để nguội.
Dầu ăn, tỏi, ớt…
Sá sùng xào chua ngọt
Sơ chế:
Cắt phần vòi sá sùng và loại bỏ cát bẩn. Cho sá sùng đã được loại bỏ phần vòi vào chảo rồi đem rang lên trên ngọn lửa nhỏ đến khi chín đều màu cánh gián thì đổ ra.
Cách làm:
Bước 1:
Cho nước mắm, nước cốt chanh, đường, nước sôi, tỏi, hành khô vào chung đảo đều cho tan đường. Chanh thì cho sau cùng vì chanh đun lâu sẽ bị đắng.
Bước 2:
Cho chút dầu ăn vào chảo, đun nóng lên sau đó đổ sá sùng vào đảo cho nóng, sau đó đổ hỗn hợp nước sốt vào. Đun nhỏ lửa cho đến khi nước sốt cô lại, sền sệt thì tắt bếp.
Sá sùng xào chua ngọt dai giòn cùng với cái dai dai của sá sùng chắc chắn sẽ đem lại cho bạn và gia đình bữa ăn tuyệt vời.
Nguyên liệu:
Sá sùng: 1 kg
Tỏi tây: 1 nhánh
Cần tây: 2 nhánh
Hành tây: 1 củ
Hành tím: 2 củ
Gừng: 1 ít (đập dập)
Rượu trắng: 2 muỗng canh
Video đang HOT
Nước mắm: 1 muỗng cà phê
Dầu ăn: 4 muỗng canh
Hạt nêm: 1 muỗng cà phê
Muối: 1 ít
Sá sùng xào cần tỏi
Sơ chế:
Cần tây và hành mua về mang ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút sau đó mang xả sạch với nước, để ráo rồi dùng dao cắt thành các khúc vừa ăn dài khoảng 1 đến 2 đốt tay.
Hành tím bóc vỏ, cắt lá mỏng. Hành tây lột vỏ, cắt hình múi cau.
Để khử bớt mùi tanh và cát, sá sùng sau khi mua về các bạn mang ngâm và rửa nhiều lần để sá sùng nhả bớt đất cát. Mang sá sùng đi ngâm với nước muối khoảng 5 – 10 phút, sau đó rửa lại với nước rồi để ráo.
Cách thực hiện:
Bước 1:
Cho sá sùng vào tô cùng 2 muỗng canh rượu trắng và 1 ít gừng đập dập vào và trộn thật đều, để khoảng 20 phút. Sau 20 phút, các bạn vắt hết rượu bỏ ra ngoài nhé.
Bước 2:
Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu ăn vào và đun nóng lên, sau đó cho phần hành tím vào phi thơm.
Bước 3:
Khi hành đã dậy mùi thơm, các bạn trút sá sùng vào chảo, thêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm rồi tiến hành xào ở lửa vừa khoảng 2 – 3 phút cho sá sùng vừa chín tới thì vớt ngay ra ngoài.
Bước 4:
Cho 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo, cho cần tây, hành boa rô, hành tây vào chảo, xào ở lửa vừa hoặc lớn khoảng 2 phút cho các loại rau củ vừa chín tới thì cho sá sùng lại vào chảo đều lên.
Bước 5:
Cho vào chảo thêm 1 muỗng cà phê nước mắm, đảo đều và nêm nếm lại cho vừa ăn rồi hãy tắt bếp.
Nguyên liệu:
Sá sùng: 1 kg
Măng chua: 500 gr
Tỏi 4 tép: (băm nhỏ)
Ớt hiểm: 1 trái (băm nhuyễn)
Rượu trắng: 1/2 muỗng canh
Nước mắm: 1 muỗng canh
Dầu ăn: 2 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít (đường/muối/hạt nêm/bột ngọt)
Sá sùng xào măng chua
Sơ chế:
Rửa sơ măng chua một vài lần với nước để giảm bớt đi độ chua, sau đó để ráo nước.
Sá sùng sau khi mua về rửa sạch, cắt một đầu, lộn ngược mặt trong sau đó loại bỏ ruột đi. Tiếp theo mang sá sùng đi rửa lại vài lần với nước rồi để ráo nước.
Cách làm:
Bước 1:
Cho sá sùng vào tô và ướp với gia vị như sau: 1 muỗng bột ngọt, 1/2 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng rượu trắng, 1/4 muỗng muối, 1/2 muỗng đường, 1 muỗng nước mắm, 1/2 lượng tỏi băm, 1 ít ớt băm.
Bước 2:
Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu ăn vào đun nóng lên, sau đó cho tỏi băm vào phi thơm vàng màu là được.
Bước 3:
Cho sá sùng vào chảo, vặn lửa vừa và xào cho săn thịt sá sùng lại.
Bước 4:
Bạn cho măng chua vào xào chung với sá sùng, đảo đều trên bếp khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp.
Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có ngay món sá sùng xào măng chua nóng hổi và đưa cơm, cả nhà đều thích rồi.
Chúc bạn thực hiện thành công và có một bữa cơm ngon miệng bên gia đình và bạn bè nhé!
Sá sùng Quảng Ninh: Sản vật tiến vua, chế biến nhiều món ngon hấp dẫn
Sá sùng, hay còn gọi địa sâm, sâu đất, đồn đột, chặt khoai..., là một trong những loài trùng biển, có hình dáng giống giun đất.
Tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt ở xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn là nơi có nhiều sá sùng nhất. Thuộc loài động vật thân mềm, không xương, sá sùng màu nâu đỏ với nhiều vạch ngang nhỏ trên thân, không nội tạng mà chỉ có một phần ruột nối từ đầu đến đuôi, bên trong chứa cát.
Chiều dài trung bình của sá sùng khoảng 5-10cm, là dược liệu quý trong Đông y, tính mát, có vị mặn, công năng thanh nhiệt, giải độc, bổ dương khí, hợp với người mắc bệnh suy nhược thần kinh, tiểu đêm, tiểu són.
Sá sùng là dược liệu quý trong Đông y
Khoảng tháng 3 đến tháng 8 hàng năm là thời điểm thích hợp để săn sá sùng. Người dân thường mang theo chiếc mai to (gần giống chiếc thuổng), có lưỡi dài và bằng. Rất nhanh và cực kỳ chính xác, họ thục mạnh lưỡi mai xuống cát, dùng lực vít cán mai để bẩy cát lên, lộ ra con sá sùng bằng ngón tay, ngắn hơn giun đất, mềm như nhộng khoai, cuộn tròn dưới nắng.
Khó nhất với người săn sá sùng là mắt phải tinh (để nhìn đúng tổ), tay phải nhanh, chân phải khỏe (để đạp mai cắm thật sâu, chặn con mồi không lẩn vào trong cát).
Sá sùng là sản vật quý hiếm dùng để tiến vua
Có thể nói, khâu sơ chế sá sùng đòi hỏi sự công phu và vô cùng tỉ mỉ. Người ta phải lộn ngược con sá sùng ra để loại bỏ hết cát và tạp chất bên trong. Nên rửa bằng nước muối để giảm mùi tanh, đến khi sá sùng có màu trắng hồng là được.
Không chỉ là sản vật quý hiếm dùng để tiến vua, sá sùng còn được chế biến thành nhiều món ngon với hương vị đặc trưng, hấp dẫn.
Sá sùng xào chua ngọt
Nguyên liệu: Sá sùng khô, nước cốt chanh hoặc giấm, tỏi, ớt, hành tím
Gia vị: Muối, đường, nước mắm, hạt tiêu, bột ngọt, dầu ăn, tương cà, tương ớt...
Cách chế biến: Sá sùng khô rửa sạch, ngâm nước khoảng 5-10 phút cho mềm.
Pha nước sốt: nước mắm, nước cốt chanh, đường, nước sôi, tỏi, hành khô đập dập (có thể thêm ớt nếu bạn thích ăn cay). Để nước sốt sánh mịn, bạn nêm tương cà hoặc tương ớt cho món ăn thêm đậm đà, có màu sắc bắt mắt.
Cho dầu ăn vào chảo đun nóng, thêm sá sùng vào đảo đều. Khi sá sùng gần chín, cho hỗn hợp nước sốt vào đun liu riu trên lửa nhỏ. Thấy sá sùng quyện nước sốt sánh đặc thì tắt bếp, rắc chút hạt tiêu, thêm vài cọng rau mùi để tăng hương vị cho món ăn.
Canh sá sùng tươi nấu lá lốt
Sự kết hợp hoàn hảo giữa sá sùng tươi và lá lốt dùng để bồi bổ cho người mới ốm dậy hay mệt mỏi lâu ngày.
Nguyên liệu: Sá sùng tươi, cà chua, hành khô, tỏi, lá lốt, ớt tươi
Gia vị: Nước mắm, muối, hạt nêm, dầu ăn
Canh sá sùng tươi nấu lá lốt
Cách chế biến: Làm sạch cát trong ruột sá sùng, chần qua với nước nóng rồi cắt khúc khoảng 3-4 cm. Cà chua rửa sạch, bổ cau; tỏi, hành khô băm nhỏ; lá lốt rửa sạch, thái nhỏ.
Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành tỏi, cho sá sùng vào đảo qua. Thêm mắm, muối, hạt nêm, đảo đều cho ngấm gia vị rồi múc ra bát.
Tiếp đến, cho hành khô băm nhỏ cùng cà chua vào xào. Cà chua chín mềm đổ thêm nước, đun sôi thì thả sá sùng vào, nêm nếm vừa miệng. Khi sá sùng chín và cà chua nhừ thì cho lá lốt vào, đun sôi rồi tắt bếp, múc canh ra tô.
Ngoài ra, người dân Quảng Ninh có cách nấu canh sá sùng lá lốt đơn giản hơn: đun nước sôi, nêm gia vị, thả sá sùng nấu khoảng 3-5 phút cho sá sùng chín. Tắt bếp rồi thêm lá lốt đã thái nhỏ vào. Thêm vài lát ớt tạo vị cay nồng và màu sắc hấp dẫn cho món canh đặc biệt này.
Cháo sá sùng bồi bổ cơ thể
Món cháo được mệnh danh là "thần dược" giúp mẹ đẹp, con khỏe với công dụng chống lão hóa, trị chứng nóng trong người ở chị em hay trẻ chậm lớn, còi xương, đổ mồ hôi trộm.
Nguyên liệu: Sá sùng, gạo nếp, hàu sữa, hành lá, tỏi băm nhuyễn
Gia vị: Nước mắm, hạt nêm, mì chính, bột canh, hạt tiêu
Cháo sá sùng bồi bổ cơ thể
Cách chế biến: Sá sùng rửa sạch, dùng dao cạo lớp vỏ bên ngoài, rạch phần bụng để lấy ruột và làm sạch cát ở bên trong. Hàu ngâm khoảng 2 tiếng, dùng bàn chải lớn chà mạnh vỏ hàu cho trôi hết bùn đất bám bên ngoài. Đem hàu lấy tách lấy thịt, rửa sạch rồi để ráo nước.
Cho vào chảo 2 muỗng canh dầu ăn, phi thơm hành tỏi, sau đó cho sá sùng vào xào nhanh tay. Hàu sữa cũng xào tương tự. Gạo ngâm trước khi nấu khoảng 20 phút cho nở đều. Đun sôi 2 lít nước, cho gạo vào tiếp tục đun nhỏ lửa để gạo nhừ dần, đạt độ mịn nhất định.
Cho sá sùng và hàu đã xào chín vào nồi, nêm theo khẩu vị gia đình. Nấu thêm 5 phút ở lửa nhỏ thì tắt bếp. Múc cháo ra bát, rắc hạt tiêu, hành lá để tô cháo dậy mùi thơm và thưởng thức.
Phở ngon phải có sá sùng
Sá sùng khô là chìa khóa riêng và bí quyết gia truyền của mỗi gia đình để nước phở chuẩn vị ngọt thanh, thơm ngon hoàn hảo.
Nguyên liệu: Sá sùng khô (khoảng 20-25g tùy số lượng người ăn), rang khô hoặc nướng, cắt đoạn nhỏ và cho vào túi lọc. Xương bò hoặc xương lợn rửa sạch, ngâm khoảng 3- 4 giờ, luộc sơ, vớt hết bọt. Củ cải trắng, cà rốt thái miếng vừa ăn; hành tây rửa sạch, thái lát; gừng rửa sạch, xay nhuyễn. Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, thái miếng vừa ăn.
Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, chanh, ớt, hạt tiêu, nước mắm, quế, hồi, thảo quả, rau thơm, rau húng, rau mùi, hành hoa, bánh phở, quẩy rán giòn...
Phở ngon phải có sá sùng
Cách chế biến: Cho sá sùng, xương bò (hoặc lợn) vào nồi áp suất, chờ nước sôi bùng lên thì cho quế, hồi, thảo quả, dứa, gừng, hành tây, cà rốt vào, nêm gia vị vừa ăn. Lưu ý hớt bọt nổi lên khi nước đang sôi để nước dùng được trong, không có cặn.
Ninh sá sùng và xương đến khi hết chất thì vớt sá sùng, hồi, quế, gừng ra. Cho phở ra bát, xếp thịt thái mỏng cùng mọc, bò viên (tuỳ theo sở thích), chan nước dùng lên, vắt chanh, rắc thêm tiêu, ớt, ăn cùng rau thơm, quẩy nóng...
Loạt đặc sản Việt được ví như "thần dược quý ông", có món giá triệu bạc Không chỉ gây ấn tượng bởi hương vị lạ miệng, hấp dẫn, loạt đặc sản như cà xỉu (Kiên Giang), ngọc dương dê,... còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, được ví như "thần dược" của phái mạnh. Cà xỉu Kiên Giang Vùng đất Hà Tiên (Kiên Giang) có món đặc sản nức tiếng không thể không nhắc đến là cà xỉu. Cà xỉu...