Dũng Đà Lạt làm album hòa tấu 600 triệu đồng
Một doanh nhân chi số tiền lớn đầu tư cho tay guitar cự phách của làng nhạc Sài Gòn thực hiện album hòa tấu gồm 10 tác phẩm cổ điển.
Từ lâu trong đời sống nhạc Việt, dòng nhạc hòa tấu và không lời chỉ giữ một chỗ đứng khiêm tốn, khá ít người nghe cũng như người dám mạnh dạn đầu tư sản phẩm. Vì thế, album Harmonious Melodies ( Giai điệu du dương) của Dũng Đà Lạt ra đời được xem như một nét chấm phá lạ, gây chú ý.
Album nhạc hòa tấu không lời vừa ra mắt của Dũng Đà Lạt.
Cung đàn guitar mộc dìu dặt, phối trên những bản thánh ca kinh điển trong album Harmonious Melodies dễ mang đến cảm giác bình an, nhẹ nhàng, thư thái cho bất kỳ ai khi nghe những giai điệu đầu tiên. Những nhạc phẩm: Softly and tenderly, Take hold of my hand, Great is thy faithfullness,Amazing grace... qua ngón đàn lả lướt của Dũng Đà Lạt chẳng khác nào như lời chuyện trò, thủ thỉ về một đời sống chậm, sâu lắng và tinh tế.
Album này được đầu tư nhiều vào chất lượng âm thanh do êkíp chuyên nghiệp từ Singapore cùng nhạc sĩ Đức Trí, Dũng Đà Lạt… phụ trách về phần sáng tác, phối khí.
Dũng Đà Lạt, tên thật Trần Phú Anh Dũng, là nhạc sĩ, nghệ sĩ guitar kiêm nhà sản xuất âm nhạc. Anh vốn là tay guitar rock nổi tiếng đến từ thành phố sương mù. Mọi người vẫn quen gọi Dũng bằng cái tên thân thuộc Dũng Đà Lạt.
Tay guitar này từng cộng tác với Music Faces từ 2006 và thành công trong vai trò là nhà sản xuất cho Phạm Anh Khoa từ album đầu tiên đến album thứ hai cũng như vai trò chỉ đạo âm nhạc trong các buổi trình diễn của Khoa. Dũng Đà Lạt còn tham gia sản xuất nhiều tác phẩm khác, những track guitar acoustic trong nhiều album của: Hoàng Bách, Phương Vy, Quốc Thiên…
Video đang HOT
Nguyễn Huỳnh Phương vừa là một doanh nhân vừa là người đam mê nhạc hòa tấu.
Để thực hiện được album đầu tiên trong dòng album chủ đề Harmonious Melodies, Dũng Đà Lạt may mắn có được sự hậu thuẫn của một nhà sản xuất âm nhạc hòa tấu lớn ở Việt Nam, mà đại diện là anh Nguyễn Huỳnh Phương – Giám đốc công ty P-Entertainment.
Ở tuổi 25, Nguyễn Huỳnh Phương ấp ủ khát vọng xây dựng thương hiệu nhạc hòa tấu thật khác biệt, được đầu tư về chất lượng âm thanh đúng chuẩn mực do các chuyên gia âm nhạc giàu kinh nghiệm thực hiện, dành cho những khán giả yêu thích nhạc không lời.
“Nhạc không lời tại Việt Nam vốn không ‘có đất’ từ xưa đến giờ và người nghe hầu như khá ít. Nhưng chính vì không ai để ý tôi mới muốn khai phá nó theo đúng cách mà nó xứng đáng phải có. Đây là một dòng nhạc có giá trị tinh thần rất cao mà lâu nay chúng ta bỏ quên. Dù làm kinh doanh, tôi lại là người cực kỳ mê nhạc, nhất là nhạc hòa tấu. Tôi có cả nghìn đĩa hòa tấu được lưu giữ nhiều năm qua và xem đó là tài sản quý giá của mình. Với tôi, việc bỏ ra hàng trăm triệu đồng đầu tư cho album cho anh Dũng Đà Lạt cũng là cách để tôi vừa thỏa mãn sở thích vừa có cơ hội chia sẻ với cộng đồng những giá trị âm nhạc”, anh Phương chia sẻ.
Nguyễn Huỳnh Phương đánh giá ra album nhạc không lời đúng lúc nhạc số ở Việt Nam bắt đầu thu phí người dùng cũng là đúng thời điểm. “Tôi tin vào sự ‘có ý thứ’ của cộng đồng nghe nhạc hiện tại. Tôi nghĩ, họ sẽ sẵn sàng bỏ ra 50.000 đồng để có trong tay một sản phẩm chất lượng cao”, anh nói.
Thất Sơn
Theo VNE
Bùi Công Duy diễn Hòa nhạc Toyota xuyên Đông Dương
Nghệ sĩ violin hàng đầu VN cùng nhạc trưởng Honna Tetsuji và ca sĩ Trịnh Thanh Bình sẽ trình diễn những tác phẩm nhạc cổ điển nổi tiếng trong chương trình hòa nhạc tại Việt Nam, Lào và Campuchia vào cuối tháng 7, đầu tháng 8.
Đây là năm thứ 15 chương trình Hòa nhạc Toyota được tổ chức và cũng là lần đầu tiên được mở rộng, giới thiệu ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Chương trình sẽ diễn ra tại bốn thành phố gồm Viêng Chăn (Lào), Phnôm Pênh (Campuchia), TP HCM và Hà Nội (Việt Nam). Tiêu chí của Hòa nhạc Toyota năm nay là mong muốn thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, đặc biệt là trong lĩnh vực nhạc cổ điển. Ngoài ra, chương trình còn hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Lào, 35 năm ký hiệp ước hữu nghị hợp tác Việt - Lào và 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia.
Bùi Công Duy là nghệ sĩ violin Việt Nam có đẳng cấp quốc tế.
Hòa nhạc Toyota 2012 Việt Nam - Lào - Campuchia được dàn dựng và trình diễn bởi Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng người Nhật Bản, Honna Tetsuji. Hai nghệ sĩ khách mời tham gia là Bùi Công Duy và Trịnh Thanh Bình. Con rể nhạc sĩ Phú Quang sẽ trình diễn bản Concerto cho violin giọng Rê trưởng của nhà soạn nhạc vĩ đại Ludwid van Beethoven. Ca sĩ giọng Tenor (nam cao) Trịnh Thanh Bình trình diễn các tác phẩm - Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn của nhạc sĩ Hoàng Hà và Tình ca của nhạc sĩ Hoàng Việt.
Bên cạnh đó, quốc ca của ba nước cũng sẽ được Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam phối lại để trình diễn trong phần đầu chương trình. Tại Lào và Campuchia, các nghệ sĩ cũng thể hiện một số tác phẩm đặc trưng của hai nước bạn và các tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới như Những hành khúc hân hoan, tưng bừng của Johann Strauss II và Những khúc nhạc tươi vui của nhà soạn nhạc người Mỹ - Leroy Anderson.
Nhạc trưởng người Nhật Bản, Honna Tetsuji, và ca sĩ Trịnh Thanh Bình.
Trong buổi họp báo giới thiệu chương trình chiều 10/7, ông Nguyễn Trí Dũng, phó giám đốc phụ trách Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam cho biết: "Thông qua âm nhạc, chương trình sẽ là cầu nối giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các nước bạn bè láng giềng để thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp truyền thống đã hình thành qua nhiều thập kỷ".
Bà Đặng Phan Thu Hương, đại diện ban tổ chức, cũng khẳng định chương trình sẽ dành toàn bộ số tiền bán vé tại Việt Nam (hai đêm diễn tại Hà Nội, một đêm tại TP HCM) cho Quỹ học bổng Toyota hỗ trợ Tài năng trẻ âm nhạc Việt Nam với mục tiêu mang tới sự khích lệ, động viên cho các bạn trẻ yêu nhạc Việt Nam tăng cường học hỏi, sớm trở thành những nghệ sĩ tài năng thực thụ trong tương lai. Bên cạnh đó, chương trình cũng hy vọng tạo điều kiện cho khán giả yêu nhạc cổ điển tại Việt Nam có cơ hội tiếp cận và thưởng thức.
Giá vé cao nhất của một đêm diễn là 500.000 đồng và thấp nhất là 100.000 đồng - ít hơn khá nhiều so với những chương trình nhạc cổ điển trước đó. Khi được hỏi về tiêu chí để định giá cho chương trình, ông Nguyễn Trí Dũng nói rằng vì nhạc cổ điển ở Việt Nam vẫn chưa thực sự đến gần với công chúng nên ban tổ chức mong muốn dòng nhạc này có thể được phổ cập một cách rộng rãi tới đông đảo hơn khán giả Việt Nam.
Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam từng được sang New York (Mỹ) biểu diễn vào cuối năm ngoái.
Lần đầu tham dự chương trình, nghệ sĩ Bùi Công Duy phát biểu: "Tôi rất vui và vinh hạnh khi được tham gia chương trình này, đặc biệt là sự kết hợp với Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam và nhạc trưởng Honna Tetsuji. Tôi nghĩ đây là cơ hội tốt để tôi có thể góp phần xây dựng Quỹ học bổng hỗ trợ tài năng âm nhạc trẻ Việt Nam, cũng như giới thiệu, quảng bá về nhạc cổ điển Việt Nam tới đông đảo bạn bè các nước trong khu vực".
Hòa nhạc Toyota được tổ chức lần đầu từ năm 1998. Năm 2007, chương trình được đổi tên thành Hòa nhạc Toyota xuyên Việt với các đêm diễn ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Hai diva của làng nhạc Việt là Mỹ Linh và Thanh Lam từng tham gia biểu diễn trong những chương trình trước. Hòa nhạc Toyota đã được giới yêu nhạc cổ điển tại Việt Nam đón nhận nồng nhiệt và là một trong số ít các chương trình nhạc giao hưởng có uy tín diễn ra hàng năm.
Hòa nhạc Toyota 2012 Việt Nam - Lào - Campuchia sẽ bắt đầu đêm diễn đầu tiên vào ngày 24/7 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào). Sau đó vào ngày 28/7, chương trình sẽ tới Phnôm Pênh (Campuchia). Đêm diễn đầu tiên tại Việt Nam diễn ra vào ngày 1/8 ở TP HCM. Điểm kết thúc của chương trình là thủ đô Hà Nội với hai đêm diễn vào 5-6/8.
Nguyên Minh
Theo VNE
Nghệ sĩ violin Sarah Chang trở lại Việt Nam Hòa nhạc Hennessy 16 sẽ diễn ra tại Việt Nam vào tháng tư tới. Điểm đặc biệt nhất của buổi hòa nhạc này là sự quay trở lại của Sarah Chang. Nữ nghệ sĩ người Mỹ gốc Hàn này được mệnh danh là một trong những nghệ sĩ biểu diễn nhạc cổ điển tài năng và lôi cuốn nhất thế giới. Sarah Chang...