Dụng cụ cờ bạc bịp hay chất độc hại?
Việc gia đình bà Nguyễn Thị Thơ (xóm 4, Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) phát hiện 2 gói lạ trong một chiếc đĩa của Trung Quốc đã khiến dư luận hoang mang lo lắng. Một số người quanh khu vực nhà bà Thơ hoặc những người biết thông tin về 2 gói lạ đã đập thử những chiếc đĩa Trung Quốc để xem có vật lạ bên trong hay không?
Phát hiện chiếc đĩa lạ
Chiếc đĩa có hai gói lạ được phát hiện khi cô cháu gái hơn 2 tuổi của bà Thơ trong lúc mở tủ lạnh lấy thạch ăn bất cẩn làm vỡ chiếc đĩa. Nhặt chiếc đĩa vỡ lên thì thấy không như những chiếc đĩa bình thường khác. Chiếc đĩa bị vỡ rỗng ruột được tách thành 2 lớp, bên trong có 2 gói nhỏ được bọc trong một lớp giấy trông giống như lớp kim loại bạc hoặc nhôm. Nhìn bên ngoài thì chiếc đĩa trông giống như nhiều chiếc đĩa khác có in hình bông hoa màu hồng, đằng sau mặt đĩa in chữ “made in China”. Trao đổi với phóng viên Báo ANTĐ Cuối tuần, bà Thơ cho biết: Hơn chục năm trước, bà có mua một số đĩa Trung Quốc nhiều hoa văn để đựng đồ thờ, cúng. Sau này, cũng không biết đã thất lạc đi đâu, hiện chỉ còn mấy cái. Chiếc đĩa bị vỡ là một trong số những chiếc mà bà đã mua. Bình thường, những chiếc đĩa khác có độ dày khoảng 4-5mm nhưng chiếc đĩa lạ trên lại có hai lớp, mỗi lớp chỉ dày chỉ 1,5mm, bên trong có keo mỏng màu vàng đục. Phát hiện chiếc đĩa bất thường, bà Thơ và người thân trong gia đình đã đặt nhiều giả thiết về hai gói lạ trên. Người cho rằng có khả năng 2 gọi lạ kia là pin để đĩa phát nhạc, người lại bảo đấy là đĩa được dùng để chơi cờ bạc bịp. Nhưng nếu là đĩa phát nhạc, thì từ khi có chiếc đĩa đó, gia đình bà chưa thấy kêu tiếng nhạc nào. Còn nếu là đĩa cờ bạc bịp để chơi xóc đĩa thì phải có lực hút nhưng khi đưa nam châm vào thử hai gói lạ đó thì không thấy có bất cứ phản ứng gì.
Bà Thơ đã đập bỏ bát đĩa Trung Quốc trong nhà từ khi xảy ra vụ việc
Có phải chất độc hại?
Bà Thơ cho biết, hàng xóm xung quanh đều hoảng hốt khi biết chuyện chiếc đĩa lạ. Bởi câu chuyện sử dụng hàng hóa Trung Quốc có chứa chất độc hại không phải là câu chuyện bây giờ mới có. Đã nhiều năm nay, người dân vẫn truyền tai nhau về chuyện giày dép Trung Quốc, thắt lưng da Trung Quốc chứa các hạt lạ. Rồi mới đây nữa là áo ngực Trung Quốc chứa chất lạ. Không những thế, hàng hóa Trung Quốc còn bị một số nước trên thế giới tẩy chay vì có chứa chất gây ung thư hoặc các độc tố ở quá mức cho phép. Người dân khi biết thông tin về chiếc đĩa lạ còn bàn tán, ngay chính quần áo đồng phục học sinh do Trung Quốc sản xuất cho chính người dân của mình mặc còn chứa độc tố thì khó mà khẳng định rằng hàng hóa Trung Quốc xuất sang Việt Nam không có độc tố. Chính vì những điều đó khiến người dân càng lo lắng về hai gói lạ có trong chiếc đĩa Trung Quốc.
Bà Thơ cho biết: “Tôi và mấy bà hàng xóm đều đem đập bỏ hết bát, đĩa Trung Quốc trong nhà. Tôi mới đi mua một loạt đồ Bát Tràng, Hải Dương về sử dụng. Nhất quyết không dùng đồ không rõ nguồn gốc xuất sứ nữa”. Tuy nhiên, trong số những chiếc bát đĩa bị đập sau này đều không phát hiện thêm chiếc nào chứa những gói lạ.
Dụng cụ cờ bạc bịp thường có mạch điện
Hay dụng cụ cờ bạc bịp?
Thực tế, Trung Quốc cũng là nơi sản xuất các dụng cụ đánh bạc bịp. Giả thiết có thể chiếc đĩa là dụng cụ đánh bạc cũng được đặt ra. Thông thường một chiếc đĩa là dụng cụ đánh bạc thường phải có các mạch điện. Trao đổi về vấn đề này với một chuyên gia giám định Viện Khoa học Hình Sự – Bộ Công an thì được cho biết: Để có thể đưa ra kết luận cuối cùng xem hai chiếc đĩa trên có phải là dụng cụ đánh bạc hay không thì phải có mẫu vật để giám định. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho biết với những bát, đĩa dùng để đánh bạc bịp trong trò xóc đĩa thường có mạch điện. Bởi những chiếc bát đĩa mà cơ quan công an từng thu giữ được đều sử dụng công nghệ cảm ứng và truyền tin. Nếu trong chiếc đĩa chỉ có hai gói lạ mà không có bộ mạch thì nhiều khả năng không phải sử dụng để đánh bạc.
Một khả năng khác được đặt ra là hai gói lạ có tác dụng giữ nhiệt cho thức ăn, phóng viên An ninh Thủ đô đã trao đổi với ông Phùng Văn Hữu (Trưởng ban Quản lý – Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất thương mại và dịch vụ chợ gốm làng cổ Bát Tràng) thì ông khẳng định: Một sản phẩm gốm sứ bình thường để cách nhiệt cũng không làm theo kiểu hai lớp như thế, vì lớp ở trong lòng bát quá mỏng dễ gây vỡ khi đựng đồ nóng. Ông Hữu cho rằng có thể đây là chiếc đĩa được chế tạo đặc biệt để phục vụ một mục đích nào đó. Nếu đĩa chỉ để sử dụng với mục đích bình thường là đựng thực phẩm, thì không phải làm hai lớp như vậy.
Được biết, gia đình bà Thơ đã thông qua cơ quan báo chí nhờ gửi chiếc đĩa tới cơ quan giám định. Cho đến thời điểm này vẫn chưa có kết luận khoa học về hai gói lạ có trong chiếc đĩa do Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa hết lo lắng vì hiện tại hầu hết gia đình nào cũng có một vài chiếc đĩa, bát do Trung Quốc sản xuất. Mong rằng các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để có thể đưa ra câu trả lời cuối cùng, để người dân không phải hoang mang lo lắng.
Video đang HOT
Theo ANTD
Muôn mặt trò đỏ đen ngày Tết
Từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 7 Tết, tôi theo chân K.- một tay cờ bạc bịp chuyên nghiệp đến các lễ hội ở một số địa phương ngoại thành Hà Nội để "hành nghề".
1001 trò đỏ đen
Tận mắt chứng kiến những hoạt động diễn ra tại các lễ hội ở một số xã trên địa bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội) mới thấm thía câu nói của K.: Những ngày này, người đi chơi hội thì ít mà người đi đánh bạc thì nhiều. Thật đúng như vậy, đi đến đâu tôi cũng thấy một khung cảnh lễ hội buồn tẻ, nhốn nháo khi lễ thì ít mà "hội" cờ bạc và các trò sát phạt nhau thì nhiều vô kể.
Từ khu trung tâm của lễ hội là sân đình tới khắp các nẻo đường làng đâu đâu cũng thấy xuất hiện các chiếu cờ bạc nhóm họp. Khi tôi hỏi tại sao người dân lại đánh bạc công khai như vậy? Công an, bảo vệ đâu? K. rỉ tai: "Ôi dào! Mấy ngày lễ hội mọi người cứ chơi bạc công khai và thoải mái. Công an hay bảo vệ có qua lại kiểm tra, nhưng đó là để cho có lệ. Bảo vệ đến thì thu lại, bảo vệ đi lại mở ra. Người ta cũng biết thế nhưng cứ làm ngơ thôi".
Tại lễ hội đình làng P.H (Chương Mỹ, Hà Nội), trò tôm cua cá là hình thức cờ bạc thu hút nhiều người chơi nhất
Cờ bạc tại lễ hội diễn ra dưới nhiều hình thức, từ xóc đĩa, tá lả, rút đũa, quay số trúng thưởng, chiếc nón kì diệu và phổ biến nhất là ba cây và tôm cua cá... Các đối tượng tham gia đủ mọi thành phần từ người già đến trẻ em, từ đàn ông đến đàn bà, thậm chí cả những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn đến mùa lễ hội cũng bị cuốn vào sới cờ bạc, nhiều người cả đời tích cóp từng đồng cũng mạnh tay thả vài chục đến vài trăm ngàn vào sới bạc để gieo... hy vọng.
Tại nhiều sới bạc, có người chỉ biết thẫn thờ ngồi xem vì tất cả số tiền tích cóp đã bị "nướng" nhanh chóng. Người đánh ít thì cũng 20 nghìn, nhiều thì 50, 100 nghìn và có khi là 200, 500 nghìn. Có người tay run run bóc nốt phong bao lì xì của con để ném vào canh bạc. Mặt ai cũng đỏ rực, mắt xoáy vào vòng xoay của chiếc nón, hay những chiếc bát nâng lên, hạ xuống. Tất cả đều căng óc ra chỉ để chọn bên chẵn, bên lẻ và mong chờ vào sự may rủi mà đâu hề hay biết may rủi chỉ là lý thuyết an ủi, thắng thua đã theo sự tính toán của nhà cái.
Không chỉ người lớn ham cờ bạc, các em nhỏ cũng không bỏ qua những trò đỏ đen này. Niềm vui ngày tết đối với nhiều em nhỏ bây giờ không phải là được ăn nhiều bánh kẹo hay được mặc những bộ quần áo mới mà là được chơi trò "xúc xắc đỏ đen". Một em nhỏ nói: "Em chỉ mong đến Tết để được tiền mừng tuổi và lấy tiền đó đi chơi tôm cua cá".
Hòa với sức hút của trò chơi đỏ đen, những lời lẽ văng tục cũng diễn ra thường xuyên, đôi khi còn cả cãi vã, chửi bới hay ẩu đả vì những đồng tiền ném qua ném lại.
Một cụ già thở dài nói: "Tết đến nhưng con cháu chả có đứa nào chịu ở nhà. Chúng nó làm cả năm tích cóp được ít tiền lại đem nướng vào cờ bạc hết. Có gia đình mất tết vì chồng con thua bạc rồi xô sát đánh nhau phải nằm viện cả tháng trời. Chỉ mong sao mấy ngày tết qua nhanh. Tết còn kéo dài ngày nào thì dân làng lo ngày ấy".
Con bạc kéo nhau ra cả bờ ruộng để sát phạt
Những chiêu lừa tinh vi
Đứng xem nhiều đám cờ bạc tại làng quê, tôi thấy rất hiếm những người chơi được tiền, mà hầu hết tiền của họ đều vào túi các nhà cái. K. cho biết: "Những chủ cái không bao giờ chấp nhận thua cuộc. Dù là chơi tôm cua cá, tiến lên, tá lả hay xóc đĩa, tay cầm cái bao giờ cũng được huấn luyện khá bài bản. Bằng cách này hay cách khác, họ có thể đoán chính xác tới 90% quân bài của người chơi".
Ngoài ra, ở tất cả các điểm tụ tập đỏ đen đều có bóng dáng các "cò mồi". Nhiệm vụ của "cò" là mạnh tay vung tiền cho những lần may rủi và thắng rất đậm. Đây chính là chiêu "câu khách" của nhà cái để con bạc tưởng "dễ ăn", thế nên có người đánh mãi vẫn thua, lại càng hăng máu gỡ gạc.
Điều dễ dàng nhận thấy ở những con bạc là thường lao đầu vào những trò đỏ đen có tỷ lệ ăn thua lớn và có kết quả nhanh chóng. Nắm rõ tâm lý này, các sòng bạc có tổ chức đều tập trung vào trò tôm cua cá và xóc đĩa.
Tại lễ hội làng T.T (Chương Mỹ, Hà Nội), chơi cờ cũng biến thành một trò cờ bạc ăn tiền
K. cho biết, trước đây, bầu cua cá thường được sử dụng là loại có gắn nam châm, hình thức gian lận theo nguyên lý từ trường. Nhưng hiện nay, cách gian lận trên đã lạc hậu vì con bạc chuyên nghiệp sẽ thừa sức nhận thấy. Và một khi bị phát hiện gian lận, hậu quả mà nhà cái phải gánh chịu sẽ khó lường. Cách gian lận này mang lại nhiều rủi ro nên hiện nay ít được áp dụng.
Hình thức gian lận hiện đang được áp dụng nhiều là nghe con xúc xắc. Đây là hình thức gian lận tinh vi với con xúc xắc đã được gắn thêm vào bên trong mỗi con một vật liệu khác nhau. Có thể bằng giấy, bằng ni lông, bằng gỗ hay bằng lưỡi dao lam,.. theo một quy định... miễn sao khi lắc, nhà cái có thể nghe và đoán được mặt ngửa lên là mặt nào. Khi nghe con xúc xắc dừng lại ở đâu, "cò" sẽ đặt vào cửa đã biết cho những người chơi khác đặt theo. Trước đó, "cò" phải sắm vai là người thường xuyên thắng cuộc để tạo niềm tin cho người chơi đặt theo. Lợi dụng được tâm lý cùng chiêu trò đặc biệt này, thầy trò nhà cái tha hồ mà hốt bạc và khiến nhiều "con bạc khát nước" phải nhẵn túi.
Không chỉ người lớn mới chơi cờ bạc mà trẻ con cũng tụ tập với nhau thành nhóm để kiếm tiền (Ảnh chụp tại lễ hội làng T.T, Chương Mỹ, Hà Nội)
Một số tay cờ bạc bầu cua chuyên nghiệp cũng cho biết, kể cả nhà cái không vận dụng hình thức gian lận nào, chỉ cậy nhờ vào "xanh - chín" ngẫu nhiên thì họ vẫn nắm chắc phần thắng trong tay đến 90%, thắng nhiều hay ít tùy thuộc vào số lượng người chơi và số tiền đặt cửa. Người chơi đặt càng nhiều, đánh càng to, chơi càng lâu thì nhà cái càng có cơ hội ăn lớn. Vì xác suất thắng cuộc của người chơi là rất thấp. Cho nên, người càng ham thả thì càng dễ bị "ăn ớt".
Một mánh khóe của trò tôm cua cá nữa là: bao giờ thấy người chơi mới, nhà cái cũng cho ăn được vài ván, sau đó mới "thịt". Có nhiều người thắng được vài ván đầu định "ăn non" thì sẽ có vài kẻ bặm trợn đến vỗ vai: Định "bùng" à? Khôn hồn thì quay lại chơi tiếp đi". Vậy là phải quay lại, ít nhất là nộp hết chỗ được, không thì phải nộp thêm mới được đi. Đó là luật bất thành văn ở nhiều sới bạc hiện nay.
Tổ tôm ngày Tết: "Bói" mãi không đủ "chân"
Tại thôn Văn Hoà, xã Hữu Bằng, Kiến Thuỵ (Hải Phòng), trước kia, Tổ tôm được đánh theo phong trào trong những ngày lễ, Tết. Nhưng đến nay, để lập được một hội Tổ tôm không phải dễ vì một hội Tổ tôm đầy đủ, phải có đủ 5 "chân" (tức 5 người chơi).
Theo anh Nguyễn Tiến (thôn Văn Hoà, xã Hữu Bằng), số người biết đánh "Tổ tôm" tại thôn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì lẽ đó, để lập được một hội "Tổ tôm", phải mất rất nhiều công mời gọi. Theo tìm hiểu, tại thôn Văn Hoà, hiện nay chỉ còn trên dưới chục người biết chơi "Tổ tôm". Trong đó, chỉ có khoảng 3 thanh niên có thể "tiếp" được các cụ già.
Là một trong số ít ỏi vài thanh niên biết chơi loại trò chơi dân gian này, anh Tiến cho biết, nhiều khi phải "chiều" các cụ già vì nếu thiếu người, hội Tổ tôm không thể lập được.
Tổ tôm rất thu hút các cụ già
"Lập được hội Tổ tôm không dễ vì không có nhiều người biết đánh. Nhiều khi, thấy các cụ loay hoay lập hội cả ngày mà không được, phải trốn vợ đi tiếp", anh Tiến nói. Tổ tôm có 120 quân bài, với một số luật rất khó nên không mấy ai muốn phải "đau đầu". Mặt khác, ngày nay, khi nhiều loại hình trò chơi bài, tú theo lối ăn thua, sát phạt phát triển thì loại hình trò chơi dân gian này đã bị mai một đi rất nhiều. Nhiều người lo lắng, nếu các cụ mất đi, ai là người bảo tồn trò chơi dân gian có giá trị văn hoá này?
"Bọn trẻ bây giờ chỉ thích chời trò "mở bát". Mỗi lần mở có khi được, mất vài ba chục triệu nên không mấy ai còn muốn chơi trò Tổ tôm cho đau đầu. Chúng tôi lớn tuổi, chơi Tổ tôm chỉ để khuây khoả nên không có tâm lý ăn thua như bọn trẻ", ông Nguyễn Huy Sồng (65 tuổi) nói.
Theo 24h
Cô giáo nhặt phế liệu "chế" dụng cụ học tập cho học sinh Không nỡ nhìn học sinh của mình học tập trong thiếu thốn, hai giáo viên mầm non đã nhặt phế liệu để "chế" thành những dụng cụ học tập đẹp mắt, giúp học sinh đam mê, tiếp thu bài nhanh. Tất cả vì học sinh thân thương Về xã Xuân Đường (huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) hỏi trường Mầm non Sơn Ca hiếm...