Dùng công nghệ hiện đại ’soi’ thấu xác ướp cổ, phát hiện chi tiết bất ngờ về ‘cậu nhỏ’ của vị vua Ai Cập 3.500 năm tuổi
Các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính 3 chiều, không xâm lấn để bóc tách xác ướp 3.500 tuổi của vị vua Ai Cập cổ đại.
Hãng tin CNN ngày 29/12 đưa tin, các nhà khoa học Ai Cập mới đây đã dùng công nghệ kỹ thuật số hiện đại để bóc tách xác ướp pharaoh Amenhotep I và lần đầu tiên tiết lộ những chi tiết đáng kinh ngạc về cuộc sống và cái chết của vị vua Ai Cập này kể từ khi xác ướp của ông được phát hiện vào năm 1881.
Xác ướp pharaoh Amenhotep I.
Xác ướp được bọc kín bằng vải, trang trí bằng những vòng hoa và chiếc mặt nạ bằng gỗ với nét hiền từ. Các nhà khảo cổ không tự tin mở lớp vỏ bọc bên ngoài vì lo ngại xác ướp 3.500 năm tuổi bên trong bị phân hủy ngay lập tức. Chính vì vậy mà đây trở thành xác ướp hoàng gia Ai Cập duy nhất được tìm thấy trong thế kỷ 19 và 20 chưa được mở để nghiên cứu.
Tuy nhiên, gần đây, các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính không xâm lấn để tìm hiểu về xác ướp 3.500 tuổi bên trong lớp vỏ bọc.
Tiến sĩ Sahar Saleem nói, chuyên gia X quang tại Khoa Y thuộc trường Đại học Cairo, đồng thời là bác sĩ X quang của Dự án Xác ướp Ai Cập, cho biết: “Bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số không xâm lấn và bóc tách các lớp vỏ của xác ướp, từ mặt nạ, băng quấn… chúng tôi có thể nghiên cứu xác ướp của vị Pharaoh được bảo quản cực kỳ tốt này một cách chi tiết nhất”.
Saleem và các đồng nghiệp của bà đã phát hiện ra rằng Vua Amenhotep I khoảng 35 tuổi và cao 169 cm khi ông qua đời. Một điều bất ngờ về “cậu nhỏ” của vị Pharaoh này là ông đã được cắt bao quy đầu. Bên cạnh đó, ông còn sở hữu hàm răng khỏe mạnh. Có khoảng 30 chiếc bùa hộ mệnh và một chiếc vòng vàng độc đáo đã được tìm thấy trong các bọc.
Video đang HOT
Phần đầu của xác ướp Pharaoh Amenhotep I.
“Pharaoh Amenhotep I cũng có chiếc cằm hẹp, mũi nhỏ, tóc xoăn và hàm răng trên nhô ra nhẹ”, bà Saleem nói.
Nghiên cứu của bà và đồng nghiệp không phát hiện ra bất kỳ vết thương hoặc biến dạng nào có thể giải thích nguyên nhân cái chết của Vua Amenhotep I. Các nhà khoa học cho biết có một số vết tích nhỏ trên xác ướp, nhưng nhiều khả năng là do những kẻ đào trộm mộ gây ra.
Amenhotep I cai trị Ai Cập trong khoảng 21 năm, từ năm 1525 đến 1504 trước Công nguyên. Ông là vị vua thứ hai của Vương triều thứ 18 và có một triều đại yên bình. Trong thời gian trị vì, ông chủ yếu cho xây dựng nhiều đền thờ.
Rùng mình 'thủ phạm' cướp đi mạng sống của hàng loạt kẻ trộm mộ
Có rất nhiều những kẻ trộm mộ đã phải bỏ mạng khi hành nghề vì những lí do vô cùng bí ẩn. Liệu có phải đây là sự trừng phạt của những người đã khuất?
Thứ đầu tiên luôn rình rập để đoạt mạng những kẻ trộm mộ chính là khí độc. Trong các ngôi mộ có vô vàn những chất có hại, điển hình như chu sa. Trải qua hàng ngàn năm, loại chất khoáng này sẽ biến chất và hình thành những khí độc.
Bên cạnh đó, chính thứ đồ bồi táng mà những tên trộm hướng đến cũng có nguy cơ tự sản sinh ra những khí độc hại do bị chôn dưới lòng đất quá lâu.
Những chất độc này có thể gây hại tức thời, cũng có thể để lại ảnh hưởng lâu dài cho sức khỏe những tên trộm mộ. Có những tên trộm thậm chí đã ăn, ở, ngủ, nghỉ tại các hầm mộ để vơ vét.
Do đó, hậu quả khi ở quá lâu tại những địa điểm đầy khí độc như vậy của những tên trộm mộ đôi khi chính là mạng sống. Bên cạnh đó còn có những sinh vật dưới mặt đất luôn ẩn chứa nguy hiểm tiềm tàng.
Lăng mộ Trung Quốc chôn cất những nhân vật quyền lực và giàu có trong xã hội phong kiến thường có nhiều đồ tùy táng quý giá. Để bảo vệ lăng mộ, người xưa thiết kế nhiều cạm bẫy nguy hiểm khiến mộ tặc vào không thể ra.
Và những "cạm bẫy" để phòng mộ tặc mà người xưa hay dùng phải kể đến như thủy ngân hay hệ thống bẫy kiểu cát lún (nhìn bề mặt có thể đi được, nhưng một khi bước chân vào sẽ bị tụt xuống những hố cát và đá sâu...).
Người xưa cố tình đặt một cỗ quan tài giả trong lăng mộ. Khi đột nhập vào trong mộ, những kẻ xâm phạm sẽ nhanh chóng tiến về phía quan tài. Khi ấy, những tên trộm mộ sẽ đến gần với cái chết bởi những bức tường xung quanh căn phòng chứa quan tài giả được làm từ cát và đá sắc nhọn.
Lúc kẻ trộm vô tình động vào bức tường sẽ tạo ra một lỗ hở khiến bức tường đổ sập và cát tràn vào. Chỉ trong thời gian ngắn, những tên trộm mộ sẽ bị vùi chết trong căn phòng đầy cát. Nhờ vậy, di hài người quá cố cùng cổ vật sẽ an toàn trong phòng chôn cất khác.
Một cạm bẫy nguy hiểm nữa chính là thủy ngân, đây là một chất có độc tính cực cao, lại dễ bay hơi. Một khi bước vào những nơi có chứa chất này với nồng độ cao thì coi như phải bỏ mạng.
Nghề trộm mộ là một nghề trái đạo đức, trái pháp luật. Do đó, giới mộ tặc luôn hành nghề vào ban đêm. Điều này để đảm bảo rằng hành tung của chúng sẽ không bị phát hiện.
Việc đảo lộn thời gian sinh hoạt và làm việc giữa ban ngày và ban đêm như vậy trong 1 quãng thời gian quá dài sẽ dẫn đến những tổn thương lớn cho cơ thể.
Không những thế, điểm mấu chốt ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của những tên trộm mộ đó là tâm lý luôn trong trạng thái bất an của chúng. Với đầy rẫy nguy hiểm khi hành nghề như vậy, phần lớn những tên trộm mộ đều khó có thể sống thọ là điều dễ hiểu.
Chụp X-quang, lộ bí mật 'khủng' xác ướp nhà sư hơn 1.000 tuổi Khi chụp X-quang, các chuyên gia phát hiện xác ướp nhà sư hơn 1.000 tuổi còn nguyên bộ xương và sọ não. Điều này vô cùng hiếm có và khó tin. Chùa Định Huệ ở thành phố Vũ An thuộc tỉnh Hà Bắc phía bắc Trung Quốc là nơi lưu giữ hài cốt mạ vàng của nhà sư Từ Hiền. Xác ướp nhà...