Đừng coi thường việc tiêm thuốc tê khi nhổ răng
Một số trường hợp nôn nóng nhổ răng sâu khi răng đau nhức, nhiễm trùng có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc thuốc tê hoặc nhiễm trùng trầm trọng hơn.
Hơn một tuần trước, anh NVT (34 tuổi, ngụ quận Thủ Đức, TP.HCM) cảm thấy đau nhức răng hàm, không ăn uống gì được. Anh đến một cơ sở y tế để xem xét và nhổ răng.
Đang nhổ răng, người lạnh toát
Sau khi xem xét tình trạng của anh T., bác sĩ nhận thấy có tình trạng nhiễm trùng ổ răng nên kê thuốc kháng sinh cho anh uống và hẹn tái khám. Khi về nhà, anh T. liên tục đau nhức và nôn nóng quay lại để nhổ cái răng đau hành khổ sở. Tại đây, đáp ứng yêu cầu của anh, bác sĩ đã cho anh nhổ.
Anh được chích thuốc gây tê, khi đang được tiến hành các thao tác đục để lấy răng ra hơn 30 phút thì anh T. cảm thấy chóng mặt, người lạnh toát. Các y, bác sĩ thấy vậy đã đưa anh lên phòng cấp cứu và cho anh uống thuốc giảm đau. Khi cảm thấy đỡ, anh xin về công ty để làm việc tiếp thì bị đau đầu, chóng mặt, khó thở, tức ngực nên vào BV quận Thủ Đức gần đó cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán anh bị ngộ độc thuốc tê, truyền dịch, cho nghỉ ngơi và sau một ngày được xuất viện.
ThS-BS CKII Hoàng Ngọc Ánh, Phó Trưởng Khoa hồi sức tích cực – chống độc BV Thống Nhất (TP.HCM), cho biết thỉnh thoảng có tiếp nhận một số bệnh nhân bị phản ứng phản vệ hoặc ngộ độc thuốc tê sau khi tiêm thuốc tê để nhổ răng. Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nôn ói, huyết áp tụt, có trường hợp nhập viện trễ đe dọa tính mạng.
Theo BS Ánh, phản ứng phản vệ nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ, ngừng tim và tử vong. BS Ánh khuyến cáo nhổ răng sâu tuy là kỹ thuật đơn giản nhưng có sử dụng thuốc tê, người dân nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cấp cứu khi bệnh nhân gặp phản ứng phản vệ hoặc ngộ độc thuốc tê.
Người dân nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để khám, chữa răng. Trong ảnh:Khám răng tại Trung tâm Y tế quận Thủ Đức, TP.HCM. Ảnh: PV
Vì sao không nên nhổ răng bị nhiễm trùng?
Video đang HOT
Theo ThS-BS Phan Hoàng Hải, giảng viên thỉnh giảng ĐH Y Dược (TP.HCM), giám đốc điều hành một trung tâm nha khoa, nhổ răng sâu là một thủ thuật đơn giản, không quá phức tạp. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có chỉ định sâu răng phải nhổ vì việc mất răng, chưa trồng lại kịp thời có thể làm thay đổi cả hệ thống nhai, đó là chưa kể đa số trường hợp răng sâu có thể được phục hồi.
Cụ thể, khi răng có ổ nhiễm trùng, các bác sĩ thường sẽ chỉ định dời lịch nhổ. Vì khi đó răng có ổ nhiễm trùng, gây tê sẽ rất khó khăn (hiệu quả gây tê giảm) vì vùng bị nhiễm trùng thường không có tác dụng với thuốc tê và có khả năng làm khuếch tán ổ nhiễm trùng ra các mô xung quanh.
Nếu không điều trị nhiễm trùng, ổ nhiễm trùng này sẽ dễ phát triển thành viêm mô tế bào, phát tán ra các khoang của vùng hàm mặt, trong khi đó vùng hàm mặt chứa các nhánh động mạch lớn nên can thiệp nhổ răng vào thời điểm này rất nguy hiểm. Để xử trí trước khi nhổ răng có ổ nhiễm trùng, bác sĩ thường kê toa thuốc kháng sinh cho bệnh nhân để khu trú ổ mủ lại, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng máu, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trước khi cân nhắc thủ thuật nhổ răng.
Ngoài ra, tùy vào tình trạng răng và cơ địa của mỗi bệnh nhân, có trường hợp các bác sĩ sẽ xử lý dễ dàng răng bị sâu. Tuy nhiên, trên cơ địa bệnh nhân cao huyết áp, có bệnh lý nhiễm trùng hoặc bệnh toàn thân khác, nhổ răng cũng có khả năng làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh hiện tại.
Chưa kể là quá trình phẫu thuật nếu không áp dụng kỹ thuật, dụng cụ, máy móc phù hợp có thể khiến bệnh nhân tràn khí dưới niêm mạc, dưới da làm cho bệnh nhân khó thở, nghẹt thở hoặc chảy nhiều máu sau phẫu thuật gây phù nề, đè ép đường thở của bệnh nhân.
Trong quá trình tiểu phẫu thuật, bệnh nhân có thể xảy ra các biến chứng như lo lắng làm tăng huyết áp, dung nạp lượng lớn thuốc tê do quá liều có thể gây sốc, ngộ độc dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân trước khi phẫu thuật cần biết tình trạng sức khỏe chung của mình và kịp thời báo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng (thuốc, thức ăn) cũng như những loại thuốc đặc trị bệnh toàn thân đang sử dụng.
Cần được xem xét các bệnh lý về máu
Trước khi nhổ răng, bệnh nhân cần được xem xét các bệnh lý về máu như xét nghiệm máu và đông cầm máu, phân tích máu tổng quát. Một số loại thuốc điều trị bệnh toàn thân hoặc bệnh lý cũng có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình đông cầm máu và lành thương sau phẫu thuật như đái tháo đường, loãng xương, bệnh lý động mạch vành, hẹp van tim…
Đang uống cà phê với bạn thì bất ngờ cảm thấy ép tim, choáng váng, bác sĩ phải làm liệt tim cứu người đàn ông
Người đàn ông xay xẩm, chóng mặt, bị ép tim khi đang uống cà phê nên bị nhầm lẫn là say cà phê. Tuy nhiên sau đó khi được đưa vào bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân suýt chết vì căn bệnh rất nguy hiểm ở tim.
Đó là trường hợp của ông N.V.Q. (sinh năm 1964) vừa được can thiệp phẫu thuật cứu mạng kịp thời tại Bệnh viện (BV) quận Thủ Đức (TP.HCM).
Trước đó, ông Q. đang ngồi uống cà phê với bạn thì bỗng dưng cảm thấy ép tim, choáng váng, chóng mặt, xay xẩm không thấy đường.
Ban đầu, ông Q. nghĩ rằng mình bị say cà phê nhưng các triệu chứng nặng dần, nên ông được người thân chở đến BV quận Thủ Đức để thăm khám.
Người đàn ông được nhập khoa Nội thần kinh trong tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt cùng các triệu chứng của tổn thương thần kinh trung ương (giật nhãn cầu) nên bác sĩ đã nhanh chóng tầm soát nguyên nhân.
Ca phẫu thuật kéo dài trong 3 giờ.
Kết quả MRI sọ não cho thấy bệnh nhân có nhiều ổ nhồi máu não bất thường kèm với các bệnh lý khác như bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp. Siêu âm tim phát hiện có khối u nhầy nhĩ trái, di động.
Theo các bác sĩ đây là u hiếm, lành tính nhưng lại gây những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho người mắc phải nếu không được can thiệp sớm để lấy ra ngoài trước khi khối u vỡ.
Khi vỡ, u có thể trôi theo dòng máu đến các cơ quan khác của cơ thể làm tắc mạch máu như tắc mạch chi, tắc mạch nội tạng, tắc dòng máu qua van 2 lá gây nhồi máu cơ tim, đột tử.
Đặc biệt nếu khối u chạy lên não sẽ gây tắc mạch máu não còn gọi là tai biến mạch máu não hay đột quỵ với nguy cơ tàn tật và tử vong cao.
Khối u nhầy trong tim được lấy ra.
ThS.BS Nguyễn Kim Anh, Trưởng khoa Lồng ngực mạch máu cho biết, đây là trường hợp thứ 2 được ghi nhận có tổn thương nhu mô não tại BV.
So với trường hợp đầu tiên, trường hợp này bệnh nhân được nhập viện trong tình trạng còn tỉnh táo. Do đó để tránh những diến tiến nặng, khoa Nội Thần kinh đã hội chẩn khẩn với Khoa Lồng ngực - Mạch máu và Khoa Chẩn đoán hình ảnh để đề ra phương án chữa trị cho tốt nhất cho người bệnh.
Các ban lãnh đạo khoa nhận định đây là một trường hợp nặng cần phải lên lịch mổ cắt bỏ u nhầy nhĩ trái khẩn cấp.
Các bác sĩ tiến hành làm liệt tim, mổ tim với sự trợ giúp của máy tim phổi nhân tạo. Trong khi mổ, ekip điều trị thấy khối u xốp, bở, có kích thước khoảng 2x3cm nên đã tiến hành cắt và gắp bỏ khối u ra ngoài.
Ca phẫu thuật diễn ra trong vòng 3 tiếng đồng hồ đã thành công tốt đẹp. Sau mổ, bệnh nhân hồi phục rất tốt, không còn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt hay ép tim. Kết quả chụp cộng hưởng từ sau mổ tổn thương nhu mô não đã hồi phục.
Sau can thiệp, người đàn ông được cứu mạng.
Theo bác sĩ, đến nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây bệnh cụ thể mặc dù khoảng 10% mắc bệnh là do yếu tố di truyền. Nữ giới có nguy cơ mắc u nhầy nhĩ trái cao gấp 2 lần so với nam giới.
Thông thường bệnh chỉ được phát hiện khi đã có biến chứng hoặc được phát hiện tình cờ qua siêu âm, kiểm tra khám tổng quát.
Chính vì vậy người dân cần phải khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm, để lại hậu quả khó lường.
Suýt chết vì có triệu chứng nguy hiểm mà chỉ ở nhà xoa dầu gió: BS cảnh báo trường hợp cần đến viện ngay Các bác sĩ của BV Quận Thủ Đức liên tiếp cấp cứu cho các trường hợp bị nhồi máu cơ tim cấp. Có trường hợp bệnh nhân ngừng tim khi vừa đến viện. Bệnh nhân P.V.T. (1957) vừa được các bác sĩ Bệnh viện Quận Thủ Đức TP.HCM cấp cứu thành công sau khi bị nhồi máu cơ tim cấp do tắc động...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều

Trẻ mắc sởi trong 3 ngày vẫn tiêm được vắc-xin sởi

Tăng 60kg trong 2 năm sau biến cố hôn nhân

Dị ứng thực phẩm và những điều cần biết

Giấc ngủ đêm tốt nhất nên bắt đầu từ mấy giờ?

Cha mẹ cần biết biến chứng của bệnh sởi để đưa con tới viện

Phát hiện con vắt sống trong mũi người đàn ông suốt nhiều ngày

Phát hiện mắc tim bẩm sinh với biểu hiện nhiều trẻ gặp phải

Đối đầu với mệt mỏi do đa xơ cứng

Chế độ dinh dưỡng với người mắc hội chứng Ganser

Cấp cứu thành công chuyên gia nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp

6 tác dụng của nước vối với sức khỏe
Có thể bạn quan tâm

Đúng 12h30 ngày mai, thứ Hai 31/3/2025, 3 con giáp thời tới cản không nổi, sự nghiệp tăng tiến không ngừng, bội thu tiền bạc
Trắc nghiệm
01:10:31 31/03/2025
Zoom cận nhan sắc xinh đẹp của Jisoo khi gặp fan Việt, khí chất sáng ngời chuẩn "hoa hậu Kpop"
Nhạc quốc tế
23:36:02 30/03/2025
Âm Dương Lộ: Xem drama xe cứu thương chở diễn viên còn cuốn hơn bộ phim này!
Phim việt
23:30:33 30/03/2025
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt làm được điều chưa từng có trong lịch sử, đỉnh cỡ này thì Daesang trong tầm tay!
Hậu trường phim
23:27:53 30/03/2025
Phim thất bại ê chề vì chỉ bán được 1 vé, netizen mỉa mai "diễn tốt nhất là con ngựa"
Phim châu á
23:16:12 30/03/2025
"Nữ hoàng rồng" đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Xứng danh tuyệt sắc giai nhân, ngắm mê không dứt nổi
Sao châu á
23:12:53 30/03/2025
Đặc sản chả cá Lã Vọng lọt top 100 món hải sản ngon nhất thế giới, trên cả sushi của Nhật Bản, dễ làm với nồi chiên không dầu
Ẩm thực
22:54:18 30/03/2025
NSND Như Quỳnh xúc động tái ngộ người chồng màn ảnh sau 50 năm
Tv show
22:40:02 30/03/2025
Ồn ào tình ái ViruSs, Ngọc Kem và Pháo: Trò tiêu khiển vô bổ
Sao việt
22:37:30 30/03/2025
Rashford bùng nổ giúp Aston Villa vào bán kết FA Cup
Sao thể thao
22:32:32 30/03/2025