Dùng chung bàn chải đánh răng lây viêm gan B
Nguyên nhân lây nhiễm viêm gan B
– Truyền máu
Tiếp xúc với máu hay các chất dịch của bệnh nhân trong khi da hoặc niêm mạc bị trầy sướt, bị đâm thủng như trong các trường hợp: tiêm chích xì ke, châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu…
– Qua dụng cụ y tế không đảm bảo vô trùng khi chữa răng, nội soi hoặc nạo thai… ở những cơ sở y tế không đảm bảo.
– Tiếp xúc tình dục với người bệnh mà không dùng bao cao su.
– Đường truyền mẹ lây sang con.
Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Cách phòng ngừa viêm gan B
Tiêm chủng viêm gan B là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh này ở trẻ em, hiệu quả có thể đạt đến trên 95% ở trẻ em. Nên cho các cháu tiêm càng sớm càng tốt và tiêm đủ ba mũi.
Đối với người lớn, cần làm xét nghiệm trước khi chủng ngừa. Nếu chưa bị bệnh cũng chỉ cần tiêm 3 mũi. Trường hợp quên mũi thứ ba thì trong thời gian 3 năm (kể từ khi thực hiện mũi thứ hai) có thể tiêm tiếp mà không cần lặp lại từ đầu. Khi phát hiện đã bị bệnh, nên theo dõi và điều trị, không cần tiêm chủng.
Ngoài tiêm phòng, còn có thể ngừa viêm gan B bằng các cách sau:
Luôn sinh hoạt tình dục an toàn để tránh trao đổi các chất dịch cơ thể trong khi sinh hoạt tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn.
Không bao giờ dùng chung bàn chải, dao cạo râu, bông tai hoặc dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể.
Băng ngay các vết cắt hoặc vết bầm tím để tránh tiếp xúc với máu.
Không bao giờ chạm vào máu hoặc chất dịch của bất kỳ người nào mà không dùng dụng cụ bảo vệ giữa quy vị và chất có thể đã nhiễm siêu vi gây bệnh.
Bảo đảm rằng trẻ em sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều được chủng ngừa ngay, và được điều trị bằng globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG). Đây là các chất có các kháng thể của viêm gan B để giúp ngừa bệnh.
Theo TPO
3 tác hại đáng sợ của ngải cứu
Không phải trong mọi trường hợp sử dụng ngải cứu đều có lợi, đôi khi nó có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể con người.
Cây ngải cứu (còn gọi là ngải diệp) thuộc họ cúc, thường mọc hoang, nhưng nay đã được trồng phổ biến ở nhiều nơi vì công dụng y học của nó. Ngải cứu vốn được xem là một loại thuốc quý, chữa được nhiều bệnh và là một món ăn bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe.
Thế nhưng, không phải trong mọi trường hợp sử dụng ngải cứu đều có lợi, đôi khi nó có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể con người.
1. Dễ gây sảy thai
Khi có thai, nếu chị em ăn ngải cứu với tần suất 1 đến 2 lần trong tuần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bản thân và thai nhi, vì ngải cứu không gây kích thích tử cung. Nó có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Chính vì thế, bà bầu nên chú ý khi ăn ngải cứu để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.
2. Gây biến chứng đối với người bị viêm gan
Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.
3. Nguy hiểm đối với người bị rối loạn đường ruột cấp tính
Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thể nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Những thức ăn người bị viêm gan B nên tránh Gan là cơ quan có chức năng chính để xử lý và đào thải chất độc cho cơ thể, vì vậy bệnh nhân bị viêm gan B cần có chế độ ăn hợp lý, tránh gây độc hại cho gan. Ảnh minh họa: Internet Người bệnh gan cần giảm các chất béo, kiêng ăn các món rán, bơ mỡ động vật, thực phẩm...