Đừng chủ quan với những cơn đau bụng dưới!
Đau bụng dưới ở nữ giới có nhiều khả năng là đau bụng kinh. Nhưng cũng đừng quá chủ quan bởi chúng là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như viêm tử cung, u sơ cổ tử cung, u nang buồng trứng…
Bên cạnh vấn đề kinh nguyệt, đau bụng ở phụ nữ cũng là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến tử cung và hai bên buồng trứng.
1. Thời kỳ kinh nguyệt
Có khoảng hơn 80% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị đau bụng dưới mỗi khi hành kinh. Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh có thể là sự co bóp của cơ trơn tử cung; do ống cổ tử cung quá hẹp hoặc do lạc nội mạc tử cung.
Khi có dấu hiệu đau bụng dữ dội đến mức không thể chịu được, cần đi khám ngay. Những trường hợp đau bụng kinh này có thể là dấu hiện nhận biết bạn đang mắc một số bệnh phụ khoa như: u xơ tử cung, viêm dính tử cung, u nang buồng trứng…
Đừng coi thường những cơn đau bụng dưới (Ảnh: Internet)
Tình trạng này xảy ra khi thai nhi không nằm đúng vị trí (thường là nằm trong ống dẫn trứng). Các dấu hiệu của thai ngoài tử cung bao gồm: đau bụng quằn quại, đau vùng chậu, chuột rút ở một bên dạ dày, chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt.
Đây là tình huống khẩn cấp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, cần phải xử lý ngay.
3. U nang buồng trứng
Khối u có thể phát triển từ các mô của buồng trứng hoặc từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể. Khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ đau bụng dữ dội, liên tục, có thể buồn nôn, nôn, đôi khi có thể choáng vì đau.
Video đang HOT
Nếu u nang buồng trứng vỡ mà không phẫu thuật kịp thời, chất dịch sẽ tích tụ lại làm nứt buồng trứng, vỡ buồng trứng, gây nhiễm trùng, nhiễm độc, viêm phúc mạc, mất máu cấp… làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí đe dọa đến tính mạng của chị em.
4. U xơ tử cung
Có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, nhất là trước và trong thời kỳ hành kinh, mót tiểu, mắc tiểu thường xuyên; táo bón hoặc đau bụng (trực tràng), đau lưng.
Đây không phải là căn bệnh nguy hiểm bởi đa phần các khối u này lành tính nhưng nó khiến người bệnh bị xuất huyết nặng trong thời gian dài, dẫn đến bị thiếu máu.
Một số ít trường hợp là u ác tính có thể dẫn tới ung thư.
Là một trong những dấu hiệu nguy hiểm nhất của bệnh lây truyền qua đường tình dục. Những viêm nhiễm này có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn ở tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng.
Đau bụng, sốt cao, dịch vùng kín tiết ra bất thường là những dấu hiệu nhận biết đầu tiên khi bạn bị viêm nhiễm vùng chậu.
Viêm nội mạc tử cung là một bệnh phụ khoa thường gặp. Bệnh được hình thành do vi khuẩn, vi trùng, nấm, xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Triệu chứng của viêm nội mạc tử cung là rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài, xuất hiện những cơn đau bụng dưới, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, sốt nhẹ…
Theo Suckhoehangngay
Đau bụng khi hành kinh liệu có gây vô sinh?
Đau bụng khi hành kinh là một triệu chứng phổ biến mà hầu như mọi phụ nữ đều gặp. Đôi khi, những cơn đau bụng kinh này có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải các vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới khi đến ngày "đèn đỏ" và có thể lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian đau phụ thuộc vào cơ địa của từng người, có người đau mấy tiếng nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến vài ngày. Thế nhưng, những cơn đau bụng này có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không? Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây để có lời giải đáp cho vấn đề này nhé.
Nguyên nhân gây đau bụng khi hành kinh
Tình trạng đau bụng khi hành kinh xảy ra là do khi đến kỳ kinh nguyệt, tử cung căng phồng lên, niêm mạc tử cung dày lên, chèn ép, gây đau. Bên cạnh đó, để đẩy máu và mô ra ngoài thì cơ tử cung phải co lại. Các cơn co thắt này được kích hoạt bởi một hormone được cơ thể sản sinh ra gọi là prostaglandin, có chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giãn cơ và co thắt. Đây là thủ phạm chính gây đau vùng chậu trong những ngày "đèn đỏ". Lượng prostaglandin càng cao thì cơn đau bụng càng nghiêm trọng.
Đau bụng kinh thường được chia làm hai loại:
Đau bụng kinh tiên phát: gây đau nhẹ đến trung bình và thường xuất hiện ở lứa tuổi vị thành niên.Đau bụng kinh thứ phát: gây đau dữ dội. Đây có thể là hệ quả của một rối loạn bệnh lý trong hệ sinh sản.Đau bụng khi hành kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
Đau bụng kinh dữ dội có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến khả năng mang thai của phụ nữ:
Viêm vùng chậu (PID)
Đây là bệnh mà cơ quan sinh sản của phụ nữ bao gồm tử cung, cổ tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng bị nhiễm trùng. Nguyên nhân gây bệnh thường là do mắc phải các bệnh lây qua đường tình dục (STDs). Tình trạng này có thể gây sẹo cho ống dẫn trứng và buồng trứng, làm cho việc mang thai trở nên khó khăn hoặc dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung (thai nhi phát triển trong ống dẫn trứng).
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng mà các mô ở trong lòng tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung và lấn ra ống dẫn trứng. Những mô phát triển không đúng này vẫn hoạt động như các mô tử cung bình thường, có nghĩa là chúng sẽ bị bong ra và chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Nhìn chung, bệnh này không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến vô sinh do niêm mạc có thể nằm ở vòi trứng dẫn đến tắc vòi trứng.
Có thể nói, lạc nội mạc tử cung là một trong những lý do phổ biến nhất gây đau bụng kinh dữ dội. Theo ước tính, có khoảng 100 triệu phụ nữ trên toàn thế giới mắc phải căn bệnh này.
Lạc nội mạc tử cung có thể được chẩn đoán dễ dàng thông qua nội soi. Nếu bạn cảm thấy đau trước hoặc trong kỳ kinh, đau sau khi quan hệ tình dục hoặc gặp một số rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nhiều khả năng bạn đang mắc phải căn bệnh này.
Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis)
Tình trạng này có phần giống như lạc nội mạc tử cung, nhưng trong trường hợp này, các tế bào của niêm mạc tử cung sẽ phát triển bên trong thành tử cung thay vì trên các cơ quan sinh sản khác. Các triệu chứng phổ biến của bệnh này là đau bụng dữ dội và chảy máu nhiều hơn bình thường trong thời gian hành kinh.
U xơ tử cung và u nang buồng trứng
Khoảng 30% phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi bị u xơ tử cung. Đây là những khối u lành tính, được tìm thấy bên trong hoặc bên ngoài thành tử cung. U xơ có thể làm biến dạng khung hình của tử cung khiến vòi trứng bị tắc hoặc bán tắc, gây hiện tượng chậm có thai hoặc vô sinh. Bị u xơ tử cung khi mang thai có thể gây sảy thai hoặc sinh non, đặc biệt là khi khối u nằm ở vị trí dưới niêm mạc.
U nang buồng trứng là một khối chứa dịch lỏng nằm trong buồng trứng. Giống như u xơ, u nang buồng trứng đều vô hại và sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu những u nang này có kích thước lớn và xuất hiện ở những nơi như ống dẫn trứng hoặc buồng trứng thì chúng có thể cản trở quá trình thụ thai.
Nếu bị đau bụng dữ dội khi hành kinh, bạn cần phải làm gì?
Nếu bạn bị đau bụng kinh dữ dội, hãy đi khám bác sĩ để tìm kiếm sự giúp đỡ. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên uống thuốc tránh thai nội tiết tố để giảm đau. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích trong trường hợp bạn đang cố gắng thụ thai. Một số loại thuốc giảm đau cũng có thể hữu ích, nhưng nhiều người sợ rằng việc dùng thuốc này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra những tác động tiêu cực của thuốc ibuprofen đối với hệ sinh sản, do đó tốt hơn hết bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Một số trường hợp sẽ cần phải phẫu thuật để giảm đau. Tuy nhiên, trước khi quyết định, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để biết ảnh hưởng của việc phẫu thuật đến khả năng thụ thai.
Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm một số thông hữu ích về vấn đề đau bụng khi hành kinh. Nếu bạn đang trải qua những cơn đau bụng dữ dội trong những ngày "đèn đỏ", tốt nhất hãy đến bệnh viện khám và kiểm tra xem mình có đang mắc phải những căn bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không nhé.
Theo Hellobacsi
Đau bụng kinh thường kéo dài bao lâu? Có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không? Đau bụng kinh là một triệu chứng mà đa phần chị em phụ nữ đều sẽ gặp phải khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Những cơn đau này khá phổ biến, vì vậy dẫn đến tâm lý chủ quan, coi thường. Tuy nhiên, chị em vẫn nên cảnh giác khi bị đau bụng kinh kéo dài vì đây có thể là dấu...