Đừng chọn người “chỉ tay 5 ngón” làm đại biểu Quốc hội
“Đừng chọn người có chức vụ làm đại biểu Quốc hội. Người có chức vụ chỉ đứng chỉ tay năm ngón” – một đại biểu Quốc hội lên tiếng.
Phát biểu tại phiên thảo luận về dự án Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi chiều 22/10, Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP. HCM) đồng tình với tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội “trung thành với Tổ quốc”, nhưng ông đề nghị bổ sung thêm: “Phải trung thành với lợi ích dân tộc, quốc gia”.
Ông phân tích, khi đại biểu Quốc hội phát biểu, bấm nút biểu quyết những vấn đề quan trọng quốc gia phải dựa trên lợi ích của quốc gia, dân tộc, nhân dân. “Chẳng hạn sắp tới đây xem xét dự án sân bay Long Thành phải dựa trên lợi ích của dân tộc” – ông Đương có ý kiến.
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương (TP. HCM)
Đại biểu này cũng cho rằng, trong dự thảo luật quy định, đại biểu Quốc hội có trình độ năng lực… là quy định còn chung chung quá, chưa rõ ràng.
Ông Đương đề nghị, đại biểu Quốc hội phải có năng lực đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Hơn nữa, phải có chính kiến, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước cử chi và trước Quốc hội về hành vi, lời nói của mình.
“Phát biểu ý kiến trước Quốc hội không lấy bài của người khác đọc, phải có chính kiến độc lập, có tính phản biện”, Đại biểu Đương nói.
Video đang HOT
Đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng, riêng với trường hợp đại biểu chuyên trách phải có tính chất khác với đại biểu Quốc hội nói chung. Do đó phải có tiêu chuẩn về năng lực, trình độ về các lĩnh vực.
Ví dụ trong tư pháp, đại biểu chuyên trách đọc có thể biết thế nào là oan sai, phát hiện chỗ nào ngụy biện, chỗ nào là thực chất.
Ông đề xuất tiêu chuẩn lựa chọn đại biểu chuyên trách phải căn cứ, phụ thuộc vào năng lực và tố chất, ít nhất là chuyên viên cao cấp.
“Về quy định chung, đừng chọn người có chức vụ làm đại biểu Quốc hội. Người có chức vụ chỉ đứng chỉ tay năm ngón. Nói là vậy, nhưng người có chức vụ soạn thảo văn bản, tham mưu rất khó trừ trường hợp trưởng thành từ chuyên viên”, đại biểu Đương lưu ý.
Đại biểu Đỗ Văn Đương đề nghị đại biểu chuyên trách phải là chuyên viên cao cấp ít nhất 15 năm trong lĩnh vực theo dõi. Để có kỹ năng đề xuất chính sách pháp luật có kỹ năng soạn thảo văn bản, giám sát và phản biện.
“Thậm chí riêng đối với đại biểu chuyên trách, mỗi người phải phát biểu một lần trong kỳ họp. Phát biểu thì mới biết anh có dám làm không, có dám nhận trách nhiệm không”, ông Đương bày tỏ.
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) cho rằng, Quốc hội ngày càng đổi mới, do vậy trách nhiệm ngày càng nặng nề, yêu cầu của nhân dân cao hơn nên cần đưa ra tiêu chuẩn cụ thể, gắn với các hoạt động hiện hành với các đại biểu Quốc hội. Theo đại biểu này, nên quy định cụ thể thời gian trong năm cho hoạt động của Quốc hội. Quy định như vậy để cử tri thấy rõ thời gian hoạt động có đáp ứng được yêu cầu hay không.
Phát biểu tại hội trường ngày 22/10, các đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước), Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình), Nguyễn Thanh Sơn (Nam Định) cũng kiến nghị cần xác định rõ tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội.
Các đại biểu cho rằng, tiêu chuẩn và chất lượng của đại biểu phải được quy định chặt chẽ mới có thể lựa chọn những người thực sự tiêu biểu, xuất sắc, bản lĩnh, trí tuệ, có ảnh hưởng và uy tín tốt trong nhân dân để bầu vào Quốc hội.
Theo Khampha
Đại biểu QH: Quan chức tín nhiệm thấp phải từ chức
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất, người được lấy phiếu tín nhiệm mà có 2/3 đánh giá tín nhiệm thấp phải từ chức.
Thảo luận về Luật tổ chức Quốc hội ngày 22/1, Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) đề nghị, người được lấy phiếu tín nhiệm mà có 2/3 đánh giá tín nhiệm thấp thì ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm.
Ông Tám đề xuất, nên quy định thêm người này được quyền từ chức. Nếu họ không từ chức thì mới báo cáo Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm...
"Về mặt tâm lý, để có kết quả tín nhiệm thấp như vậy có thể họ sẽ muốn từ chức để tránh cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà kết quả sẽ không thay đổi số phận", ông Tám nói.
Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám
Cùng ý kiến với Đại biểu Tám, tuy nhiên, Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) nhấn mạnh, nên thay đổi từ "không tín nhiệm có thể từ chức" thành "phải từ chức" để thể hiện tính khẳng định.
Còn đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đề nghị, cần làm rõ trường hợp nào là kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm, trường hợp nào là bỏ phiếu bất tín nhiệm. Hiến pháp phải quy định nguyên tắc một trong những công cụ kiểm soát của quyền lập pháp đối với quyền hành pháp là bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Nếu hành pháp cảm thấy chưa thoả mãn với những phê phán đối với mình thì có thể đề nghị cơ quan lập pháp bỏ phiếu tín nhiệm. Đó là Chính phủ kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm.
Trường hợp đại biểu Quốc hội hay một cơ quan Quốc hội cảm thấy không thể tín nhiệm Chính phủ hoặc thành viên Chính phủ thì kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm. Quy định như vậy mới đảm bảo tính khả thi trong thực hiện kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm của đại biểu Quốc hội
Là đại biểu phát biểu cuối cùng trong phiên thảo luận ngày 22/10, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, trong Hiến pháp không quy định lấy phiếu tín nhiệm. Do vậy, ông cho rằng, Luật tổ chức không nên quy định lấy phiếu tín nhiệm.
Ông cho rằng, Hiến pháp quy định "bỏ phiếu tín nhiệm" chứ không "lấy phiếu tín nhiệm". Do vậy, có thể ra một Nghị quyết riêng, chứ không nên ghi trong luật.
"Tôi thấy nghị quyết này thay đổi thường xuyên. Chúng ta vừa có nghị quyết 35 xong, sau đó lại thay đổi. Vừa rồi, các đại biểu có buổi góp ý sâu sắc rõ ràng nhưng khi tiếp thu giải trình vẫn nguyên như cũ, không có gì thay đổi", Đại biểu Thuyền bày tỏ.
Theo Khampha
Bộ trưởng Thăng: "Tôi cũng trăn trở nếu bấm nút cho sân bay Long Thành" "Tổng dự toán cho sân bay Long Thành tới gần 8 tỷ USD, dù thực tế nhà nước chỉ lo việc giải phóng mặt bằng, dự kiến khoảng 24.000 tỷ đồng, nhưng cũng rất lớn. Dự án đưa ra lúc này là... không thuận" - Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nói. Không bỏ qua một câu hỏi nào của báo giới về...