Đừng “chôn cất” mình trước tuổi 30
Tại sao phải phí hoài quãng thời gian tươi đẹp nhất của mình để vội cầm mọi thứ cảm xúc đốt vào đủ chuyện bi quan? Tại sao chưa đi đã bỏ cuộc, chưa mệt đã buông tay?
Đừng nghĩ bỏ cuộc là xong, đừng nghĩ phó mặc tất thảy cho số phận. Đừng nghĩ cứ để mọi chuyện tự diễn ra để rồi chẳng làm gì cả. Đừng để chính bản thân mình, sự lười biếng và e sợ giết chết toàn bộ hoài bão, đừng vùi mình vào sâu một góc nhỏ để rồi than vãn rằng mình luôn cô độc.
Khi người ta còn trẻ, người ta dễ dàng cảm thấy bản thân đang rơi vào khủng hoảng, người ta dễ dàng buông tay đầu hàng, bỏ cuộc, người ta dễ dàng giết chết cảm xúc của chính mình, vì quá cô đơn.
Tôi thấy có rất nhiều những người trẻ bây giờ, đang tự tay chôn cất cho bản thân họ ngay cả trong thời điểm thanh xuân phơi phới, ngay cả lúc cần mở rộng lòng ra yêu thương mọi người, ngay cả lúc phải sống mà cháy hết mình như thể ngày mai sẽ chết.
Tại sao phải phí hoài quãng thời gian tươi đẹp nhất của mình để vội cầm mọi thứ cảm xúc đốt vào đủ chuyện bi quan? Tại sao chưa đi đã bỏ cuộc, chưa mệt đã buông tay? Tại sao lại không thể trong khi chúng ta hẳn là vẫn đang còn rất trẻ?
Đừng bỏ cuộc, cũng đường buông xuôi, đừng nhốt bản thân mình trong cô đơn quá lâu, cũng đừng khiến cho chính mình phải ôm một vết thương mà ngày ngày liếm láp nó, day dứt về nó, oán hận nó. Bởi vì như thế là lúc bạn đang lãng phí tuổi thanh xuân của mình vào quá khứ khi nó một đi không trở lại, sợ hãi tương lai sẽ lại tổn thương.
Vòng quay của cuộc đời sẽ rất nhanh, chẳng mấy chốc chúng ta sẽ vượt ngưỡng 30 tuổi để trở thành những người chín chắn, trưởng thành hơn. Rồi chúng ta sẽ đau đáu nhớ về quãng thời gian đẹp nhất của cuộc đời mình, nhớ về những gì đã làm được, những lần vấp ngã, đứng lên, đi tiếp, những lần đau khổ, những lần rơi nước mắt. Và mỉm cười.
Video đang HOT
Nếu quẩn quanh mãi trong bế tắc, một ngày nào đó chúng ta sẽ nghẹt thở mà chết. Nếu không thể dũng cảm bước qua những khủng hoảng tự tạo ra, không xác định được con đường mình muốn đi, điều mình nhất định phải thực hiện, chính là lúc bạn đang tự tay chôn cất cho chính mình, ở cái tuổi vốn lẽ phải làm được nhiều hơn như thế.
Bất cứ ai đều sẽ mang trong lòng một ước muốn nào đó, có thể cao lớn, có thể chỉ bình thường, nhưng là điều chúng ta sẽ đeo đuổi cho đến cuối cuộc đời. Mặc dù đối với một số người nó có thể trốn thật kỹ, ẩn sâu trong lòng, để thử thách bạn một ngày nào đó phát hiện ra. Thì cũng xin đừng vì sự muộn màng đó mà cho rằng mình không có mục đích sống, ngơ ngác giữa cuộc đời mà tìm cách chạy trốn vào trong một cái vỏ dày để cách ly với thế giới.
Ai bắt ép chúng ta phải sống như là chỉ tồn tại? Ai bắt ép chúng ta đối diện với cuộc đời bằng ánh mắt dửng dưng, trái tim do dự, lý trí hời hợt, cảm xúc chẳng còn lại là bao? Cớ sao mà phải đọa đày bản thân mình sớm thế, để chưa hết tuổi trẻ đã phải nằm im trong một vũng lầy mà chẳng bao giờ nghĩ cách vũng vẫy thoát ra, chỉ chấp nhận và để lún sâu hơn vào trong đó.
Hãy thức tỉnh trước khi quá muộn. Hãy mong muốn làm bất cứ một việc gì, kể cả vĩ đại hay tầm thường, hãy ước mơ, hãy đâm đầu vào những con đường trơn dốc, hãy yêu như chưa từng, và hãy sống đúng với con người thật của mình, dẫu cho mọi người có cho đó là lập dị.
Và nên nhớ là, ai cũng chỉ được sống một lần duy nhất mà thôi…
Theo VNE
TPHCM: "Sốt" giá đất cho người chết
Hiện giá một mảnh đất mai táng ở TPHCM dao động trong mức 20 - 50 triệu đồng, có khi lên cả trăm triệu đồng. Nhiều người dân vẫn chọn hình thức địa táng nên nhu cầu đất chôn cất ở TPHCM mỗi năm lên đến hàng chục ha.
Tranh nhau mua đất cho người chết
Địa táng là hình thức chôn cất rất phổ biến, truyền thống. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức chôn cất này là tốn diện tích đất. Là 1 thành phố tập trung đông dân cư, ngay từ những năm 1980, TPHCM đã định hướng phát triển hình thức hỏa táng và đến nay hình thức này đã phát triển thành một trong 2 hình thức chôn cất chủ yếu ở thành phố.
Theo báo cáo của UBND TPHCM, người dân thành phố hiện đã sử dụng hình thức hỏa táng với tỷ lệ khá cao. Cụ thể, năm 2011 đã có là 61% sử dụng hình thức hỏa táng, con số này vào năm 2012 là khoảng 66%, đến năm 2013 là khoảng 67%. Tuy nhiên, vẫn còn 1 bộ phận không nhỏ người dân (hơn 30%) vẫn lựa chọn hình thức địa táng.
Nhiều người dân TPHCM vẫn chọn hình thức địa táng (ảnh: Hoài Nam)
Bắt đầu từ năm 2010, tại TPHCM đã xuất hiện tình trạng các nghĩa trang không còn đất để bán, dẫn đến tình trạng cạnh tranh nhau mua 1 mảnh đất chôn cất, đẩy giá đất mai táng trong các nghĩa trang lớn, gần trung tâm lên đến cả trăm triệu đồng/huyệt. Giá bình quân theo thống kê của UBND TPHCM là 20 - 50 triệu đồng/huyệt. Thậm chí nhiều khi trả giá cao cũng không mua được đất chôn cất trong các nghĩa trang lớn.
Giá đất trong các nghĩa trang chính thức cao và hiếm đến nỗi nhiều người dân không đủ tiền mua phải ra ngoại thành mua đất nông nghiệp để lập nghĩa trang riêng cho gia đình, hoặc chôn cất xen kẽ trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường sống.
Con số báo cáo mới nhất của UBND TP cho biết: với quy hoạch 0,5m2/huyệt thì mỗi năm thành phố cũng mất hơn 11,5 ha đất trong các nghĩa trang chính thức cho việc chôn cất. Nhưng thực tế các huyệt đều có diện tích gấp đôi, gấp 3 lần diện tích quy hoạch trên. Đó là chưa kể đến các gia đình giàu có muốn mua các khu huyệt lớn với diện tích từ 10 - 20 m2. Do đó, nhu cầu thực tế còn lớn hơn con số tính toán theo quy hoạch rất nhiều lần.
Hỗ trợ để khuyến khích người dân hỏa táng
Qua các đề án quy hoạch sử dụng đất đai, UBND TP đánh giá đất sử dụng cho mục đích mai táng trên địa bàn TPHCM không còn nhiều, áp lực lên quỹ đất nghĩa trang rất lớn. Do đó, để khuyến khích người dân sử dụng hình thức hỏa táng nhằm tiết kiệm đất đai chôn cất và hạn chế ô nhiễm môi trường, UBND TPHCM vừa ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân chọn hình thức mai táng này.
Hỏa táng là hình thức chôn cất văn minh, tiết kiệm (ảnh minh họa)
Cụ thể, thành phố sẽ trích ngân sách hỗ trợ đến 2,5 triệu đồng/lượt hỏa táng cho các đối tượng như: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động; Đảng viên có Huy hiệu 40 tuổi Đảng trở lên; Cán bộ lão thành cách mạng; Cán bộ tiền khởi nghĩa; Thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ thương tật, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Thân nhân liệt sĩ và người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng (già yếu, neo đơn); Các đối tượng chính sách đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè; Hộ nghèo theo tiêu chí của thành phố...
TPHCM cũng sẽ hỗ trợ 1,5 triệu đồng/lượt hỏa táng cho đối tượng hưu trí, các hộ cận nghèo theo tiêu chí của thành phố, tất cả người dân có hộ khẩu tại TPHCM. Trẻ từ 6 tuổi trở xuống có hộ khẩu tại TPHCM và tạm trú (KT3) đều được miễn phí hỏa táng. Thành phố còn dự kiến sẽ ban hành các quy định bắt buộc người chết mắc bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây nhiễm cao cho cộng đồng hoặc các bệnh khác phải được hỏa táng.
Ngoài ra, thành phố còn ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực hỏa táng. Cụ thể như giao đất, không thu tiền sử dụng đất để xây dựng trung tâm hỏa táng; Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng; Ngân sách hỗ trợ lãi suất cho nhà đầu tư khi vay vốn thực hiện dự án... Mục tiêu của TPHCM là đến cuối năm 2015 tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng đạt mức 70%; Từ năm 2016 đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng đạt mức 75%.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Đức có nghĩa trang dành riêng cho đồng tính nữ Một nghĩa trang dành riêng cho những người đồng tính nữ tại thủ đô Berlin (Đức) đã chính thức đi vào hoạt động. Bia mộ cũ trong một nghĩa trang ở Berlin, Đức - Ảnh: Reuters Nghĩa trang đồng tính nữ có diện tích 400 m2, với sức chứa 80 ngôi mộ, nằm trong khuôn viên của nghĩa trang Lutheran Georgen Parochial, theo...