Đừng cho rằng tự nấu ăn tại nhà là đảm bảo sức khỏe nếu bạn chưa loại bỏ “kẻ giết người” ẩn chứa trong nhà bếp
Nhiều người cho rằng đồ ăn sẵn mua ngoài tiệm, đặc biệt là đồ ăn nhanh mang lại vô số bệnh tật, nhưng lại không biết rằng khói dầu trong bếp khi nấu ăn tại nhà cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ chết người.
Nhiều nghiên cứu tại Trung Quốc chỉ ra rằng hầu hết phụ nữ nước này không hút thuốc nhưng tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi lại rất cao. Sau khi phân tích các bằng chứng lâm sàng, các chuyên gia phát hiện hơn 60% phụ nữ trên 50 tuổi mắc bệnh ung thư phổi là những đầu bếp tại gia.
Ngay từ năm 1996, các nghiên cứu liên quan trên Tạp chí học thuật Quốc tế về Ung thư phổi đã chỉ ra rằng tiếp xúc với các loại khói dầu có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở phụ nữ không hút thuốc lên 3,76 lần. Điều này khẳng định rằng nấu ăn thực sự là một công việc có rủi ro cao và không phải cứ tự nấu có nghĩa là bạn sẽ an toàn trước bệnh tật.
Khói dầu khi tự nấu ăn tại nhà có thể gây ra 4 căn bệnh nguy hiểm dưới đây:
1. Bệnh ung thư
Dầu ăn sẽ sinh ra khói dầu khi ở nhiệt độ cao, nó chứa nhiều chất gây khó chịu và độc hại, trong đó có benzopyrene, dinitrophenol (DNP) và các chất gây ung thư phổi có hàm lượng cao hơn 100 lần so với trong không khí ngoài trời.
2. Các bệnh đường hô hấp
Ngoài nỗi ám ảnh mang tên “ung thư phổi”, ngay khi dầu ăn được làm nóng đến 150 độ C, chất acrolein sẽ được hình thành và tác động trực tiếp đến các giác quan của bạn.
Acrolein có vị cay nồng và gây cảm giác ngứa ngáy mũi, làm cay mắt và tạo cảm giác khó chịu cổ họng, thậm chí là khó thở nhẹ. Nó có thể gây viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và nhiều bệnh hô hấp khác, thậm chí dẫn đến bệnh hen suyễn.
3. Các bệnh về mắt
Khói dầu không chỉ xuất hiện khi bạn nấu nướng các món chiên rán, thậm chí chỉ là món xào thôi cũng đủ nhiệt độ để xảy ra các phản ứng sinh ra khói dầu.
Tình trạng này tệ hơn nếu thực phẩm bị khét hoặc dầu ăn ở nhiệt độ cao bốc cháy ngay trong chảo, nó không đơn giản là làm cay mắt, nếu thường xuyên tiếp xúc với loại khói này có thể làm bạn bị đục thủy tinh thể từ khi nào không hay.
4. Bệnh tim mạch
Hiện nay, hơn 200 chất độc hại đã được phát hiện từ khói dầu trong nhà bếp, chủ yếu là aldehyde, xeton, benzopyrene, nitrosamine dễ bay hơi, amin dị vòng…
Video đang HOT
Bản thân dầu ăn trong quá trình chế biến đã làm tăng lượng cholesterol, nhiều chất béo dễ bay hơi khi nấu nướng gây các bệnh tim mạch, mạch vành. Nếu kết hợp với chất nitơ đioxit (NO2) từ bếp ga hay các loại bếp/lò sưởi đun bằng dầu hỏa thì tỷ lệ đột quỵ, nhồi máu cơ tim là rất cao.
Làm thế nào để ngăn chặn khói dầu?
1. Chú ý đến việc giảm tạo ra khói dầu
- Thay đổi phương pháp nấu ăn
Khi nấu ăn, bạn có thể hạn chế tối đa việc sử dụng các phương pháp chiên, rán và các phương pháp nấu ăn khác có sử dụng dầu mỡ, hãy chọn các món salad nguội và món hầm.
- Tránh sử dụng nhiều lần dầu
Tốt nhất không nên sử dụng nhiều lần cùng một loại dầu, đặc biệt là dầu sau khi chiên, sử dụng nhiều lần sẽ làm tăng chất gây ung thư sinh ra ở nhiệt độ cao và tăng nguy cơ ung thư.
- Chọn dầu và dụng cụ nhà bếp chất lượng cao
Bạn có thể hạn chế tối đa việc sử dụng dầu sản xuất thủ công và chọn dầu thực vật chất lượng cao. Hãy chọn chảo chống dính, lò vi sóng và các dụng cụ nấu ăn khác không tạo khói dầu để giảm sinh khói dầu.
- Kiểm soát nhiệt độ dầu khi nấu
Nhiệt độ dầu được kiểm soát tốt nhất là dưới 200 độ C, tùy thuộc vào khói từ chảo dầu và không nấu ở nhiệt độ quá cao.
- Kiểm tra và vệ sinh thường xuyên máy hút mùi
2. Chú ý đến hệ thống thông gió và thải khói dầu nhiều hơn
- Cố gắng mở cửa sổ nhà bếp
Bạn không thể chỉ bật máy hút mùi khi nấu nướng, tốt nhất bạn nên mở cửa sổ bếp cùng lúc để khí thải thoát ra ngoài.
- Mở máy hút mùi trước khi nấu nướng
Nhiều người chỉ bật máy hút mùi khi đang nấu ăn, điều này là sai lầm. Khói dầu sẽ bắt đầu xuất hiện nhiều trong 20 giây đầu tiên sau khi nấu. Nếu phần khói này không thể được hút đi ngay bởi máy hút mùi, nó sẽ trôi đi khắp căn bếp của bạn.
- Sau khi nấu xong, hãy để máy hút mùi chạy tiếp trong 5-10 phút
Nếu bạn tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu xong, khói nấu sẽ không thoát hết, do đó, chúng ta nên để máy hút mùi hoạt động thêm 5-10 phút nữa để đảm bảo rằng khói nấu đã được hút đi hoàn toàn.
3. Chú ý đến chế độ ăn uống
Ăn nhiều rau và trái cây giàu vitamin A và các loại vitamin khác như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, đậu xanh, dưa đỏ…
Nguồn và ảnh: Sohu, WHO, MSN
5 mẹo đơn giản giúp món ăn ngon hơn
Khi nói đến việc nấu ăn, dù chỉ một bước cũng có thể làm mất đi hương vị của thực phẩm.
Các loại rau trái theo mùa cụ thể sẽ ngon hơn rất nhiều và sẽ khiến món ăn của bạn ngon hơn - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nấu ăn là để truyền đúng hương vị và hương thơm cho món ăn. Chuẩn bị thức ăn thực sự là một công việc tốn thời gian và ngay cả khi nó trông tuyệt vời trên đĩa, công việc khó khăn sẽ trở nên vô ích nếu nó không hấp dẫn vị giác.
Dưới đây là một số thủ thuật siêu dễ giúp món ăn hằng ngày của bạn ngon hơn, theo Times of India .
1. Không cắt gừng tỏi trước
Cắt tỏi sớm làm thường làm mất hương vị và mùi thơm đặc trưng của nó - SHUTTERSTOCK
Tốt nhất bạn nên băm nhỏ gừng và tỏi ngay trước khi sử dụng. Cắt gừng và tỏi trước thường làm mất hương vị và mùi thơm đặc trưng của chúng.
Một điều khác bạn phải làm để có được sự cân bằng phù hợp của gừng-tỏi trong thức ăn của bạn là bột nhão làm sẵn. Thông thường mọi người thường chọn bột gừng tỏi bán sẵn, khá dễ sử dụng. Có một thực tế là nó không chỉ chứa chất bảo quản mà còn không mang hương vị thơm ngon như loại mới làm.
2. Đun nóng dầu tốt
Chờ cho đến khi dầu trong chảo được làm nóng thích hợp trước khi thả gia vị hoặc rau vào. Thông thường, nhiệt độ của chảo giảm xuống khi bạn cho rau vào.
Điều này có thể cản trở quá trình sauteing. Tốt nhất là đun dầu nóng và sau đó chỉ cho các nguyên liệu cần thiết vào chảo. Bạn không nên đun quá nóng chảo vì nó sẽ làm cháy rau ngay khi bạn thả rau vào. Điều này cũng có thể dẫn đến việc rau bị dính ở đáy chảo.
Vì vậy, làm nóng dầu trong chảo một cách chính xác là một bước cần thiết trước khi bạn bắt đầu nấu ăn.
3. Sử dụng sản phẩm theo mùa
Người ta luôn nói rằng bạn phải tiêu thụ trái cây và rau quả theo mùa để đạt được lợi ích tối đa từ chúng. Đồ theo mùa không chỉ tươi ngon mà còn bù đắp cho cơ thể bạn những chất dinh dưỡng thiếu hụt nhất định.
Tốt hơn là nên mua các sản phẩm theo mùa thay vì mua các sản phẩm từ kho lạnh. Trái cây và rau đông lạnh quá thiếu dinh dưỡng và hương vị. Các loại rau theo mùa cụ thể sẽ ngon hơn rất nhiều và sẽ khiến món ăn của bạn ngon hơn.
4. Súp lơ thay vì kem
Muốn có một loại kem thay thế tốt cho sức khỏe có mùi vị giống nhau? Chuyển sang súp lơ. Chỉ cần hấp và xay nhuyễn súp lơ và dùng trong các món ăn từ kem. Nó sẽ làm cho món ăn đặc hơn, nhiều kem hơn nhưng không làm tăng thêm calo vào thức ăn của bạn.
5. Thêm các loại thảo mộc vào cuối cùng
Một mẹo khác bạn cần nhớ là hãy trang trí vào thời điểm cuối cùng. Thông thường trong cách nấu ăn của người Ấn Độ, rau mùi cắt nhỏ được rắc lên các món ăn, cà ri và rau để tăng hương vị của chúng. Bước này luôn phải được thực hiện sau khi tắt lửa. Lá rau mùi có thể bị sũng nước nhanh chóng nếu được thêm trước đó.
Tất cả những gì bạn cần làm là trang trí và đóng nắp lại. Hơi nước từ thức ăn đủ để làm ngấm hương vị và mùi thơm của lá rau mùi trong thức ăn, theo Times of India .
Đừng làm 3 việc này khi nấu ăn, nếu không có thể dính hàng loạt bệnh đáng sợ Trong công cuộc nấu ăn, có 3 hành động được coi là nguy hiểm cho sức khỏe, nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên tránh. Mọi sinh vật trên thế giới đều cần ăn uống để tồn tại. Con người cũng vậy, dù lành hay bệnh đều cần cung cấp dinh dưỡng để phát triển. Chúng ta quen có châm ngôn: "Đói...