Dùng chỉ nhỏ hơn sợi tóc nối ngón tay đứt rời của bé trai
Bé trai 11 tuổi, dùng dao lột vỏ bưởi để ăn, không may bị đứt rời ngón tay trỏ, hoảng hốt gọi “mẹ ơi con mất ngón tay rồi”.
Bé cùng ngón tay bị đứt rời được người nhà đưa đến bệnh viện huyện ở Bắc Ninh sơ cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội, ngày 3/6. Bác sĩ Đào Văn Giang, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Tạo hình – Thẩm mỹ, cho biết các bác sĩ lập tức tiến hành vi phẫu nối ngón tay đứt rời cho bé.
Theo bác sĩ Giang, ngón tay đứt rời ở trẻ em là tổn thương khó khắc phục do mạch máu rất nhỏ. Kíp mổ phải tiến hành nối gân, nối xương, nối thần kinh và mạch máu kích thước chỉ 0,4-0,5 mm.
Các bác sĩ phải dùng những sợi chỉ phẫu thuật nhỏ hơn sợi tóc để khâu nối, đảm bảo mạch máu lưu thông, hồi sinh chi thể đứt rời cho bệnh nhi. Bệnh nhi đã được khâu nối một động mạch và một tĩnh mạch bằng kỹ thuật vi phẫu. Ca phẫu thuật kéo dài trong 4 tiếng, ngón tay của bé được nối lại, đầu chi hồng ấm và có dấu hiệu phục hồi tốt.
Ngón tay của bé sau khi được nối lại, đầu chi hồng ấm và có dấu hiệu phục hồi tốt. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Phó giáo sư Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Tạo hình -Thẩm mỹ, cho biết bệnh viện thỉnh thoảng tiếp nhận các bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt đứt rời chi thể.
Video đang HOT
Phó giáo sư Hà nhớ mãi trường hợp một cháu bé bị đứt rời bàn chân. Bé sống trên thuyền chài, sợ cháu ngã xuống sông, người ông dùng dây buộc vào cổ chân bé. Không may đầu còn lại của dây cuốn vào động cơ thuyền, dây thừng thít chặt làm đứt rời bàn chân cháu. Người ông hoảng sợ, ném phần chân bị đứt xuống biển rồi đưa cháu đi cấp cứu. Đến viện, bác sĩ hỏi chân bị đứt của cháu bé đâu, gia đình mới trở về thuê 3 thợ lặn xuống biển tìm chiếc chân rồi mang đến cho bác sĩ phẫu thuật nối. May mắn ca phẫu thuật thành công, nay cháu bé đã đi lại bình thường.
Các bác sĩ khuyên, không may xảy ra tai nạn đứt rời chi thể, cách bảo quản đúng là cho phần chi thể vào một túi ni lông sạch, để trong một túi ni lông khác đựng nước buộc chặt lại rồi đặt trong thùng đá lạnh, đảm bảo chi thể đứt rời được giữ nhiệt độ 4-10 độ C. Sau đó chuyển bệnh nhân cùng phần chi thể đứt rời đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.
ĐAU LÒNG: Thêm một bé trai bị bỏ rơi ở ghế đá, người còn nguyên dây rốn
Bé trai được người dân chăm sóc bằng cách dùng khăn ủ ấm và sự việc mau chóng được báo đến cơ quan chức năng
Thời gian gần đây, việc mẹ vứt bỏ con mới đẻ dấy lên khá nhiều, khiến dư luận bức xúc, phẫn nộ. Vào khoảng 21 giờ tối qua (06/07), người dân sống trong con hẻm 38 đường Đô Đốc Long (phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM) bất ngờ nghe thấy tiếng trẻ con khóc. Khi đó, một số người đi kiểm tra thì phát hiện một bé trai sơ sinh còn nguyên dây rốn, được đặt nằm trên khăn ở ghế đá trong con hẻm.
Bé trai sau đó được đưa đến bệnh viện để kiểm tra, chăm sóc sức khỏe. Ảnh HT.
Em bé sau đó được đưa vào phòng kín, ủ ấm và chăm sóc ban đầu. Ngay khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng phường Tân Quý đã có mặt đưa bé đến bệnh viện chăm sóc sức khỏe và kiểm tra.
Được biết, bé trai có sức khỏe ổn định, cân nặng 3,2kg. Hiện lực lượng chức năng của phường đang trích xuất hình ảnh từ các camera an ninh khu vực để làm rõ.
Sau câu chuyện ra đi của bé trai bị bỏ rơi dưới hố gas, dư luận, cộng đồng mạng và chính quyền đánh giá, việc vứt bỏ con mới đẻ có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, liên quan đến tính mạng của đứa trẻ. Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Trong nhiều trường hợp, người mẹ bỏ rơi con còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt rất nghiêm khắc.
Cách đây ít ngày, đám tang đẫm nước mắt của bé trai bị bỏ rơi dưới hố gas đã diễn ra.
Thông thường, khi không gây ra hậu quả nghiêm trọng, một người mẹ vứt bỏ con đẻ của mình chỉ bị xử phạt hành chính theo Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, tại Điều 124 Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định, người mẹ vứt con mới đẻ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu:
- Nạn nhân là con đẻ, bị vứt bỏ hoặc bị giết trong 07 ngày tuổi;
- Đứa trẻ chết, đây là hậu quả của việc bị vứt bỏ hoặc bị giết;
- Người mẹ bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt.
- Người mẹ ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu được hiểu là người do ảnh hưởng của tư tưởng cũ, không phù hợp với quan niệm lối sống hiện tại (ví dụ không chấp nhận việc đẻ quá nhiều con gái, không chấp nhận việc "không chồng mà chửa"...).
- Người mẹ có hoàn cảnh khách quan đặc biệt có thể hiểu là trường hợp sau khi sinh con, người mẹ không có khả năng để nuôi con mình (chẳng hạn: bị bệnh nặng hoặc trong hoàn cảnh khách quan ngặt nghèo khác...).
Nếu người mẹ không thuộc trường hợp bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con của mình trong 07 ngày tuổi, dẫn đến đứa trẻ chết, căn cứ vào động cơ, lỗi, người mẹ còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội "Giết người" theo Điều 123 Bộ luật Hình sự.
Hiện nay, khung hình phạt cao nhất của tội "Giết người" lên đến tù chung thân hoặc tử hình.
Clip: Bé trai bất ngờ lao qua đường đúng lúc ô tô lao tới, khoảnh khắc sau đó khiến người xem "rụng rời tay chân" Bé trai bất ngờ lao nhanh ra đường va chạm mạnh với 1 chiếc ô tô đang lưu thông khiến người xem rụng rời. Đoạn clip ghi lại sự việc khiến người xem rụng rời. Đoạn clip được đăng tải trên mạng xã hội giao thông đã khiến không ít người sợ hãi rụng rời. Clip dài khoảng 30 giây ghi lại 1...