Dừng chân ở thành cổ Vinh
Đã bao lần đi qua cổng thành Vinh ( thành phố Vinh, Nghệ An) nhưng nay tôi mới có dịp dừng lại để ngắm, để nhìn và cảm nhận về dấu tích lịch sử ở ‘thành phố Đỏ’ anh hùng.
Rêu phong, cỏ cây mọc trên di tích theo thời gian
Theo lời kể của người dân nơi đây, thành cổ Vinh được xây dựng từ năm 1804 thời vua Gia Long. Ban đầu, thành cổ được xây bằng đất nhưng đến năm 1831, thời vua Minh Mạng, công trình này được xây lại bằng đá ong với quy mô lớn và kiên cố hơn.
Sách sử ghi lại rằng thành cổ Vinh ra đời nhằm tạo ra một trung tâm chính trị, quân sự cũng vừa là một công trình phòng thủ của tỉnh Nghệ An. Việc chọn đất và hướng xây thành được dựa trên thuyết phong thủy phương Đông.
Để khám phá hết thành cổ Vinh, bạn phải đi qua 3 cửa, gồm cửa Tiền – hướng về phía nam, cửa Tả – hướng về phía đông, cửa Hữu – hướng về phía tây. Mỗi cổng đều nằm cách nhau khoảng 500 m theo hình tam giác và trở thành điểm dừng chân đầy ý nghĩa cho du khách mỗi dịp đặt chân tới thành phố Vinh.
Cửa Tả của thành cổ Vinh hiện lên dưới nền trời xanh trong của tháng 8
Cánh cửa thành luôn được đóng lại
Con đường dẫn sang cửa Tiền nằm cách cửa Tả khoảng 500 m
Cửa Tiền rêu phong cổ kính nằm dưới gốc đa cổ thụ
Video đang HOT
Công trình kiến trúc lịch sử này chính là một nhân chứng lịch sử
Bạn dễ dàng chạy xe đi qua cửa Hữu
Mỗi cửa đều được thiết kế theo hình dáng riêng nhưng tất cả đều được xây bằng đá ong
Mái vòm của cửa Hữu
Bước chậm lại dưới cổng thành Vinh để cảm nhận về lịch sử
Tấm biển đặt trước cửa Tả
Bảng thông tin đặt ngay trước cửa Tiền
Trải qua bao biến cố của lịch sử, chứng kiến bao cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của người dân Nghệ An, thành cổ Vinh chính là một nhân chứng lịch sử cho thế hệ sau hiểu, biết và yêu quê hương hơn.
Theo iHay
Hành trình về thăm quê Bác dịp 30/4
Ngoài thỏa sức vùng vẫy với sóng nước Cửa Lò, du khách còn có thể thăm rừng quốc gia Pù Mát được mệnh danh là Sa Pa hay Đà Lạt của miền Trung.
Đặt chân đến xứ Nghệ, bạn có dịp trải nghiệm và khám phá nhiều địa điểm du lịch phong phú mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này.
Di chuyển
Từ Hà Nội và TP HCM đều có các chuyến bay thẳng đến sân bay Vinh hoặc bạn có thể lựa chọn đi bằng tàu lửa xuống ga Vinh hay bắt xe khách. Đến đây, bạn có thể đi taxi, thuê xe máy để khám phá các điểm du lịch.
Từ Hà Nội, du khách có thể phượt bằng xe máy, hay đi ôtô vì quãng đường đến Vinh khoảng gần 300 km.
Chủ yếu du khách tham quan Nghệ An sẽ nghỉ ở thị xã Cửa Lò, là địa chỉ hấp dẫn trong mùa du lịch hè. Nơi đây có bãi biển được đánh giá là một trong những bãi biển lý tưởng ở Việt Nam với nước xanh, sóng vừa phải...
Các điểm tham quan
Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, xã hội của Nghệ An, có tuổi đời trên 220 năm. Từ cuối thế kỷ 18, hoàng đế Quang Trung trước khi tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh xâm lược, đã chọn nơi đây lập nên phường Hoàng Trung Đô bên núi Quyết và sông Lam. Thành phố Vinh còn lưu dấu các di tích lịch sử văn hóa khác nhau như đền Hồng Sơn, thành cổ Vinh, bến Thủy và các bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, quân khu 4, bảo tàng tổng hợp.
Khung cảnh biển hoang sơ trước đền Cờn, Nghệ An. Ảnh: 5giay
Kim Liên - Nam Đàn: Đến Nghệ An, bạn sẽ nghĩ ngay vào ao ước được đến Nam Đàn, quê hương bác Hồ để được chiêm ngưỡng, cảm nhận về vẻ đẹp núi sông, được nghe những làn điệu ví dặm, hiện vật gắn liền với quê hương, gia đình, tuổi thơ của Người. Cụm di tích lịch sử văn hóa Kim Liên bao gồm cả quê ngoại, quê nội, khu mộ bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu bác Hồ trên núi Đại Huệ, di tích Núi Chung có hình chữ vương gắn kết với các di tích tiêu biểu khác của Nam Đàn như đền thờ Vua Mai, khu tưởng niệm nhà đại chí sĩ Phan Bội Châu.
Đền Cuông, Cửa Hiền - Diễn Châu: Đây là di tích lịch sử văn hóa thờ vua An Thục Dương Vương. Cách đền Cuông không xa là bãi biển Cửa Hiền với non nước giao hòa, nơi tương truyền rùa thần đưa nhà vua mất nước ra đi mãi mãi.
Rừng nguyên sinh quốc gia Pù Mát là một khu bảo tồn tự nhiên nổi tiếng, có hệ động thực vật phong phú và diện tích lớn. Đến đây, du khách được tắm mình trong không gian của thiên nhiên kỳ thú, hoang sơ như bơi thuyền trên sông, thăm đập Phả Lài, thác Khe Kèm, thưởng thức các món ăn dân dã như cơm lam, cá mát sông Giăng của dân tộc Đan Lai. Nhất là vào những ngày hè nóng nực, đến với rừng nguyên sinh Pù Mát như lạc vào xứ lạnh Sa Pa hay Đà Lạt của miền Trung.
Biển Cửa Lò được tổ chức Du lịch thế giới đánh giá là một trong những bãi tắm lý tưởng nhất Việt Nam với chiều dài gần 10 km, được bao bọc bởi hai con sông ở hai đầu, độ dốc thoải đều, nước biển trong xanh, sóng vừa phải, độ mặn thích hợp. Bãi tắm Cửa Lò chia làm 3 bãi nhỏ: bãi Lan Châu, bãi Xuân Hương và bãi Song Ngư với các trò như nhảy dù, đi mô-tô nước và câu mực đêm.
Đảo Lan Châu: Người địa phương gọi đảo Lan Châu là Rú Cóc, vì đảo có hình dáng như một con cóc khổng lồ đang vươn mình ra biển khơi. Đảo Lan Châu chia bãi Cửa Lò thành 2 khu vực riêng biệt. Điều đặc biệt là khi thủy triều lên, tất cả chân đảo chìm dưới nước biển, do sự bào mòn của sóng tạo cho những hòn đá này có hình dáng rất kỳ thú. Trên đỉnh cao của có lầu Nghinh Phong, có thể quan sát toàn cảnh thị xã, cảng Cửa Lò.
Thác Khe Kèm ở huyện Con Cuông. Ảnh: baodulich
Ăn uống
Du khách từng đặt chân đến Nghệ An, đừng bỏ qua những đặc sản biển hấp dẫn như cua biển rang me, ghẹ hấp me, mọc cua bể, cá giò 7 món, mực nhảy, cháo nghêu, cháo lươn. Ngoài ra khi đến đây vào đầu mùa hạ, hãy thưởng thức mắm ruốc biển được người dân xứ Nghệ yêu thích.
Chốn nghỉ dưỡng
Khách sạn và nhà nghỉ tại Nghệ An, đặc biệt là thị xã biển Cửa Lò rất phong phú về số lượng cũng như giá cả.
Nếu đến Cửa Lò, du khách có thể nghỉ ở khách sạn 382 thuộc Bộ Công an, ở ngay sát biển, đêm nằm có thể nghe tiếng sóng vỗ rì rào; khách sạn 4 sao Sài Gòn Kim Liên, khách sạn Xanh, VEAM 3 sao...
Ngoài ra, trên trục đường Bình Minh ở thị xã Cửa Lò, có nhiều khách sạn, nhà nghỉ với quy mô nhỏ hơn như khách sạn Công Đoàn, khách sạn Lâm Sơn Hải, nhà nghỉ Minh Hương...
Đặc sản làm quà từ xứ Nghệ
Tương Nam Đàn nổi tiếng không chỉ ở Nghệ An mà khắp cả nước. Đây là thực phẩm được dùng làm nước chấm, nước chan với cơm, rất phổ biến ở trong bữa ăn của các gia đình ở huyện Nam Đàn. Tương được chế biến từ những hạt đậu tương và những hạt nếp, hạt ngô do người nông dân làm ra.
Cam xã Đoài (huyện Nghi Lộc) với những trái cam vàng thơm ngon, vỏ mỏng, nhiều nước mà chẳng nơi nào có được.
Những con ghẹ ở Cửa Lò chắc, nhiều gạch chế biến thành món ghẹ hấp me, ghẹ luộc... luôn hấp dẫn du khách. Ảnh: amthuccualo
Nhút Thanh Chương là thức ăn dân dã, truyền thống của mọi gia đình. Nguyên liệu làm nhút gồm mít xanh và muối trắng, có thể chấm nước mắm, làm nộm, xào. Với các món này, có một thứ rau thơm không thể thiếu được là lá kinh giới. Nhút chua nấu canh cá ăn có vị chua bùi và rất thơm.
Nếu có ý định mua tôm khô, mực khô về làm quà, bạn có thể ghé đến cuối đường Bình Minh (thị xã Cửa Lò) có một chợ nhỏ chỉ mở buổi chiều.
Theo VNExpress
Nghệ An đẹp không kém Đà Nẵng, Đà Lạt - dưới ống kính của một thầy giáo Mỹ Những con đường, bãi biển, triền núi đều hiện lên vô cùng lung linh và xinh đẹp dưới ống kính máy quay của một thầy giáo nước ngoài dạy tiếng Anh. Có nhiều bạn trẻ cho rằng thành phố Vinh - Nghệ An ngoài bãi biển Cửa Lò để du lịch và nghỉ dưỡng thì chẳng còn gì để ngắm nghía. Nhưng mới...