Dùng chân lái xe: Hà Nội đừng vội tin… ô tô
Khi xem clip “lái ô tô bằng chân” trên đường phố Hà Nội, tôi không chú ý đến bàn chân trái cực kỳ điệu nghệ của gã tài xế ấy – có thể bấm còi, bật xi nhan, bẻ lái luồn lách.
1. Tôi cũng không nghe thấy tiếng nhạc nhảy xập xình phát ra từ trong xe, cùng tiếng cười hô hố tán thưởng của những gã ngồi bên cạnh… Tôi chỉ chú ý đến những người đi xe máy ở phía trước, hai bên sườn chiếc ô tô đó.
Rất nhiều người đi xe máy, giữa trời mưa, trong đó đa phần là phụ nữ. Khung cảnh thì quá rõ rồi – là đường Nguyễn Trãi với các cột đường sắt trên cao đang thi công.
Tôi không biết trong số những người đi xe máy đó có những người thân, bạn bè hay có cả chính tôi hay không, vì chúng tôi cũng thường đi lại tuyến đường đó, ngay sát cạnh những chiếc ô tô kín bưng, mà chúng tôi không biết trong đó là ai, lái già hay lái non, lái bằng một tay, hai tay, hay chẳng lái bằng tay nào cả…
Ảnh cắt từ clip “lái ô tô bằng chân”
Những lời mào đầu của người post clip lên, giới thiệu tài xế lái xe bằng chân là một thanh niên tật nguyền, mất cả hai tay, nhưng vẫn… yêu đời, gần như chắc chắn là… bịa đặt.
Dù là xe số tự động, nhưng không ai cụt hai tay có thể điều khiển được ô tô trên đường (may ra trong rạp xiếc) vì còn rất nhiều thứ mà chân trái không thể thực hiện được như vào số (kể cả với xe số tự động), số lùi, phanh tay…, chưa kể các thao tác thắt dây an toàn, mở cửa… đều không thể dùng chân.
Không cần phải phỏng đoán qua hình ảnh bàn tay xuất hiện ở cuối clip là của ai, nhưng cũng có thể chắc chắn đây chỉ là một trò chơi trội của gã trai có đủ hai tay, hai chân hẳn hoi, chỉ không đủ tính người để biết trân trọng cuộc sống của những người đi đường và cuộc sống của chính mình nữa.
2. Người ta thường nói rằng, đi ô tô là “sắt bọc thịt”, còn đi xe máy là “thịt bọc sắt”. So với chiếc ô tô (trên clip có thể thấy là hiệu Huyndai) thường có lớp vỏ thép 7mm, khung sườn có thể chịu được lực đâm vào cực mạnh, cùng dây bảo hiểm, túi khí…; thì những chiếc xe máy chở người vô cùng mong manh.
Một chút sơ sẩy, chưa nói đâm, va, chà, quệt, chỉ cần mất bình tĩnh phanh gấp thôi thì thịt da đã đập xuống đường, cộng thêm khả năng bị những chiếc xe khác cùng chiếc xe của chính mình đè lên.
Video đang HOT
Vậy mà họ không biết rằng, tính mạng của họ lại bị đem ra làm trò đùa cho những gã trong xe – thịt da được bọc sắt?
Xem clip này, có lẽ tất cả những người từng đi xe máy qua tuyến Nguyễn Trãi đều rùng mình…
3. Có bao giờ người đi xe máy tự đặt câu hỏi, bên trong những chiếc ô tô kín bưng mà họ vẫn đi sát qua, thậm chí luồn lách, tạt đầu, rúc nách kia, là ai? Tài xế là người như thế nào, có đang say rượu bia, hay đang… phê ma túy không? Tay chân họ đang làm gì trong đó (có nhắn tin, lướt web, nắm tay tình nhân, hay lái bằng chân không?)
Nếu ai đặt ra câu hỏi đó, thì có lẽ đều phải đi chậm lại, đi đúng luật lệ và hơn thế, luôn đề cao cảnh giác, phòng bị…
Có câu “Hà Nội không vội được đâu”. Thực tế thì người Hà Nội rất vội, cả người đi xe máy và người đi ô tô. Người Sài Gòn ra chơi thường nhận xét là ở Hà Nội, xe cộ rất ít chịu nhường nhịn mà thường xuyên đi lấn làn, nhất là khi tắc đường.
Bởi “giao thông Hà Nội như đàn cá bơi trong bể kính”, một chuyên gia giao thông Pháp sang Hà Nội hỗ trợ xây dựng các tuyến xe buýt đã nhận xét với tôi như thế, nghĩa là tung tẩy, ngoe nguẩy loạn xạ như đàn cá vàng, chẳng có đường lối nào cả.
Chính trong bức tranh chen lấn loạn xạ ấy, người ta quên mất rằng, cái chết đang ở rất gần. Đám ô tô xe máy hỗn tạp tạt ngang, tạt ngửa lấn nhau từng milimet một ấy, không biết rằng, không phải tất cả những tái xế ngồi trong những chiếc ô tô kín bưng kia đều là lái già (vô phúc, còn có kẻ lái bằng chân nữa thì sao). Tính mạng của họ được đảm bảo bằng độ nhậy của chiếc côn, phanh.
Tôi từng chứng kiến một chiếc xe container loay hoay lùi chắn ngang con đường hẹp, hàng chục chiếc xe máy vẫn cứ len qua khe hở hẹp ở đuôi chiếc container. Với quán tính lớn cỡ một toa tàu hỏa, bác tài xe container chỉ cần ra vào côn với sai số mấy milimet là sẽ đè bẹp tất cả.
Tôi lại thường thấy cảnh xe máy tạt đầu, rúc nách ô tô trên đường đột ngột đến thót cả tim. Tất cả những người hành động như thế đều không hiểu rằng, tài xế ngồi sau vô lăng rất có thể chỉ là “lái non” hay tệ hơn lái bằng… chân.
Hà Nội, đừng vội tin vào ô tô.
Theo Đông Kinh
Thể thao & Văn hóa
"Đường sắt trên cao mấp mô, lên xuống sẽ gây bất lợi"
PGS-TS. Nguyên Văn Hung - nguyên Hiêu trương trường Đai hoc Xây dưng Ha Nôi - cho răng, đương săt đô thi tôt nhât la chay trên măt phăng, trừ khi phải cong do đia hinh. Mâp mô, lên xuông như tuyên Cat Linh - Ha Đông se gây bât lơi vê tâm ly, sưc khoe cung như han chê tôc đô.
PGS-TS. Nguyên Văn Hung - nguyên Hiêu trương trường Đai hoc Xây dưng Ha Nôi.
Phong viên: Thưa ông, nhiêu chuyên gia vê đương săt đô thi cho răng tra lơi cua Ban Quan ly dư an đương săt (Bô Giao thông vân tai) gưi Bao Dân tri xung quanh chuyên đương săt trên cao Cat Linh- Ha Đông uốn lượn la đung vê măt ky thuât. Nhưng theo ông việc này đa hơp ly, phu hơp vê măt my thuât đô thi?
PGS-TS. Nguyên Văn Hung: Vê măt ky thuât thi cung không nên lam thê, bơi đương săt co quan tinh rât lơn, nêu biêt tân dung thi quan tinh đo co lơi nhưng cung co nhiêu cai hai do chinh quan tinh. Đương săt đô thi tôt nhât la chay trên măt phăng, con viêc cong do đia hinh thi không noi. Mâp mô, lên xuông như tuyên Cat Linh - Ha Đông se gây bât lơi vê tâm ly, sưc khoe cung như han chê tôc đô cua no rât lơn.
Hơn nưa khoang cach giưa hai ga qua gân nhau thi tân dung chưc năng cua no như thê nao va giam bơt thơi gian đi lai như thê nao đây? Khoang cach giưa cac ga gân nhau qua phat sinh sô ga nhiêu lên, đôi gia thanh xây dưng lên cao, trong khi kho đam bao tôc đô nhanh cua đương săt trên cao.
Như vây co thê thây viêc lam đương săt uôn lươn như vây ma chi tinh tơi tiêt kiêm năng lương se kho đu sưc thuyêt phuc ngươi dân va chuyên gia?
Viêc vân hanh cho giao thông tôc đô cao lên đê giam bơt un tăc va giam thơi gian đi lai hang ngay cua ngươi dân cung la bai toan rât ghê gơm, nhưng sô ga gân nhau qua va đươc thiêt kê uôn lươn như vây thi se kho ma đam bao yêu câu tôc đô.
Hơn nưa, theo tôi ly do thông thuy doc đương Nguyên Trai không đam bao thi le ra nên nâng môt sô côt tru lên cao hơn nưa, co thê bai toan xây dưng se đăt hơn, nhưng ngươc lai thi lai vưa giup vân hanh tuyên đương vưa an toan hơn, vưa my quan hơn, ngươi đi trên tau cung đơ sơ hơn.
Đương săt Cat Linh- Ha Đông uôn lươn doc đương Nguyên Trai (Anh: Hưu Nghi).
Đương săt đô thi uôn lươn như vây, viêc đam bao an toan se phu thuôc rât lơn vao ky năng cua ngươi lai tau?
Đung rôi. Lam đương săt uôn lươn như thê thi khi gân tơi ga, lai tau se giam bơt lưc phanh va nhơ quan tinh đê tau lên đinh ga. Gia sư no không leo lên ma chi co vai ba toa leo lên thi sao? Đoan tau năng như thê quan tinh rât nguy hiêm. Đoan qua đương Khuât Duy Tiên vông qua cao như thê khi lên đên đinh lưc li tâm đây đoan tau lên cao, nêu chay tôc đô nhanh se dê bât khoi ray.
Theo hiêu biêt cua ông thi sô nươc lam đương săt uôn lươn như thê nay co nhiêu không?
Nhưng nươc tôi đi qua thi không thây lam uôn lươn như thê nhiêu. Đương săt co tai trong lơn, năng, chuyên quan tinh la điêu phai xem xet ky lương. Quan tinh co lơi nhưng cung co nhiêu tai nan do chinh quan tinh gây ra. Ma sư dung quan tinh nhưng cac ga gân nhau như thê nay thi cung không phat sinh đươc.
Trươc sư quan tâm rât lơn cua dư luân xung quanh chuyên nay, theo ông, lanh đao Bô Giao thông vân tai cân sơm co nhưng tra lơi tương tân, ro rang, minh bach?
Theo tôi Bô Giao thông vân tai nên chinh thưc co tra lơi tương tân vê viêc xây dưng đương săt uôn lươn đê rut ra nhưng bai hoc. Phân công trinh chưa xây dưng tiêp thi phai co giai phap.
Xin cam ơn ông !
Trươc đo, trong văn ban tra lơi Bao Dân trí, ông Lê Văn Dương - Phó tổng giám đốc Ban Quan ly dư an đương săt (Bô Giao thông vân tai), cho biêt, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,05 km (từ Cát Linh đi Hà Đông), với 12 nhà ga trên cao. Trang bị 13 đoàn tàu, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến, vận tốc thiết kế tối đa 80 km/h, vận tốc bình quân khai thác 35 km/h. Dự án được thiết kế theo quy phạm thiết kế METRO GB50157. Đối với dự án này, trắc dọc lớn nhất tối đa trên chính tuyến thiết kế là 23%o (23 phần nghìn) trong quy phạm cho phép từ 0%o đến 30%o. Để đảm bảo tối ưu hóa trong vận hành và khai thác đoàn tàu về mặt công năng, tiêu hao năng lượng, trắc dọc được thiết kế với nguyên tắc vào ga lên dốc, ra khỏi ga xuống dốc. Đó chính là lý do khiến người dân thấy có hiện tượng "đường sắt đô thị uốn lượn mấp mô". Theo đó, khi vào ga đoàn tàu phải giảm tốc độ; do đó thiết kế lên dốc để giảm tốc độ của đoàn tàu, hạn chế phanh hãm và tiêu thụ năng lượng. Khi ra khỏi ga, đoàn tàu cần tăng tốc để đạt tốc độ vận hành thiết kế; do đó thiết kế trắc dọc xuống dốc để tạo gia tốc tự nhiên giúp đoàn tàu tăng tốc và giảm tiêu thụ năng lượng.
Thê Kha (thưc hiên).
Theo dantri
Tại sao đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông uốn lượn mấp mô? Đường sắt đô thị đoạn Cát Linh - Hà Đông là dự án thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhân dân thủ đô. Hiện nay, bằng mắt thường có thể nhìn thấy sự uốn lượn mấp mô ở nhiều đoạn của công trình, hiện tượng này tập trung nhiều nhất trên đường Nguyễn Trãi. Qua phản ánh của người dân, PV...