Dùng canô chở lương thực cho người dân trên cồn
Chính quyền dùng canô để chở nhu yếu phẩm cho 1.700 dân cách ly y tế trên cồn Ngọc Thảo, phường Ngọc Hiệp, TP Nha Trang.
Cồn Ngọc Thảo (phường Ngọc Hiệp) rộng hơn 60 ha nằm giữa sông Cái. Nơi này chỉ có một cầu bêtông rộng khoảng 2 m, dài 100 m kết nối với TP Nha Trang.
Gần tháng nay, cồn bị phong tỏa, 745 hộ dân với 1.700 người được yêu cầu “không ra khỏi nhà”. Chính quyền đi chợ mua thực phẩm, cung cấp các nhu yếu phẩm khác giao đến tận nhà cho từng hộ dân.
Đến nay, trên cồn Ngọc Thảo đã ghi nhận 71 ca mắc Covid-19 trong tổng số 3.999 ca nhiễm ở Nha Trang.
Tại trụ sở phường Ngọc Hiệp, cách cồn khoảng 5 km, các suất quà gồm rau củ quả, trứng, gạo… được các tình nguyện viên chia đều trong các túi.
Sau đó, hơn chục người gồm dân quân tự vệ, cán bộ phường, công an thay nhau chuyển các túi thực phẩm đưa lên canô chở sang đảo.
Thường lực lượng cứu trợ Covid-19 muốn sang đảo phải đi vòng qua phường Vĩnh Phước – địa phương đang bị phong tỏa. “Còn việc dùng canô chở hàng qua sông thì khoảng 20 phút sẽ đến nơi nên rất tiện, cũng chở được nhiều nhu yếu phẩm hơn”, ông Nguyễn Ngọc Chinh, Chủ tịch UBND phường Ngọc Hiệp nói.
Gần tháng qua, ông Vũ Ngọc Trí, 57 tuổi, đưa canô của gia đình tới bến giúp địa phương vận chuyển thực phẩm hỗ trợ người dân. Mỗi lượt canô sẽ chở được khoảng 30 thùng hàng.
Video đang HOT
Hàng hóa sau khi đưa đến cồn, hơn 20 bộ đội biên phòng sẽ tiếp nhận. Các chiến sĩ này đã dựng trại trên cồn để hỗ trợ chính quyền lấy mẫu xét nghiệm và cung ứng thực phẩm cho người dân.
Hàng hóa được chất lên xe ba gác đưa về điểm tập kết.
Công an, cảnh sát cơ động, bộ đội biên phòng… phân loại rau củ quả cho vào túi nylon, sau đó giao đến từng hộ dân trong ngày.
Ông Nguyễn Ngọc Chinh, Chủ tịch phường Ngọc Hiệp được chiến sĩ biên phòng chở đi giao lương thực, thực phẩm cho người dân trong các hẻm.
Đại úy Nguyễn Viết Tiến cùng đồng đội trao rau củ quả cho các công nhân trong dãy trọ. Người phụ nữ cho biết hơn một tháng chưa ra ra khỏi nhà, các loại thực phẩm chủ yếu từ địa phương hỗ trợ.
Thiếu tá Vũ Duy Hùng, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hoà cùng chính quyền phường mang thực phẩm cho người dân trong khu phong tỏa trên ốc đảo. “Lúc đầu, anh em chưa quen với việc phân loại rau, cũng như địa hình ở đây nên có phần lúng túng, nhưng một vài ngày thì quen dần và thao tác nhanh hơn”, thiếu tá Hùng nói.
Sau một buổi làm việc, trung tá Mai Đăng Hồ (bên trái) cùng đồng đội ăn trưa, nghỉ ngơi trong một giờ trước khi tiếp tục công việc đến chiều tối.
Trước đó, hôm 25/8 gần 300 quân nhân đóng tại Khánh Hòa được điều động hỗ trợ Nha Trang chống dịch, tuần tra kiểm soát, cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân trong bốn xã, phường và hai tổ dân phố đang bị phong tỏa, cách ly y tế để đảm bảo “ai ở đâu ở yên đó”.
Đến ngày 6/9, tỉnh Khánh Hoả đã ghi nhận 6.950 ca nhiễm.
Vụ tai nạn khiến 7 người tử vong ở Thanh Hóa: Xót xa tiếng con thơ gọi mẹ
Ngày 23/3 ở xã Trí Nang, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), tiếng trống tang giục liên hồi. Chuyến xe định mệnh đó sẽ không chỉ ám ảnh mãi người thân, những đứa con thơ của các nạn nhân mà còn cả với người dân sinh sống tại đây.
Cháu Hà Thị Phương Thảo (con của nạn nhân Phạm Thị Bích) ôm di ảnh mẹ
Men theo con đường vào bản Cảy (xã Trí Nang), không khí tang thương bao trùm các ngôi làng. Chưa bao giờ, bản Cảy lại phải chịu một màu tang thương đến như vậy. Bản Cảy có 5 nạn nhân tử vong, những vành khăn trắng phủ khắp bản làng. Họ đều là những lao động chính trong gia đình đi bốc gỗ keo thuê, có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhà sàn, vách nứa.
23/3 là một ngày đau thương của bản nghèo vùng cao này, khi chồng mất vợ, mẹ mất con, con cái mất mẹ và "người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh". Người thân, họ hàng, làng xóm và cả những người dân cần mẫn thật thà ở bản vẫn chưa thể hết bàng hoàng khi nghe tin người thân của mình gặp nạn và đã ra đi mãi mãi.
Cháu Lê Phi Khoa (SN 2017) ngơ ngác nhìn dòng người đến đám tang
"Mẹ đừng nằm đó nữa mẹ ơi, con và em muốn mẹ ngồi dậy đi mẹ ơi", cháu Lê Phi Khải (SN 2009) ngồi ôm em trai là Lê Phi Khoa (SN 2017) và nức nở gọi mẹ khiến ai nấy đều không cầm nổi nước mắt. Tại gia đình nạn nhân Lê Thị Cảnh, tiếng khóc của 2 đứa con thơ vang lên, ngơ ngác đi tìm mẹ khiến những người đến thăm viếng không khỏi xót xa. Gia đình nạn nhân Cảnh có 7 nhân khẩu, trong đó mẹ già thường xuyên đau ốm, cô em chồng tật nguyền và 2 đứa con nhỏ của chị Cảnh.
Ngồi ở góc nhà, anh Lê Phi Mạnh (SN 1979, chồng chị Cảnh) bần thần kể: "2-3 năm nay tôi và vợ đi bốc keo thuê cho người ta. Tối qua, do tay đau nên tôi ở nhà để vợ đi thì không may xảy ra tai nạn. Đau xót quá!".
Còn tại gia đình nạn nhân Phạm Thị Bích, cháu Hà Thị Phương Thảo (SN 2009) cứ ôm lấy quan tài của mẹ mà khóc. Mới hơn 10 tuổi, cháu Thảo đã phải chịu đựng nỗi mất mát quá lớn và ngoài sức chịu đựng. Giờ đây, cháu mãi mãi mất đi người mẹ hiền tảo tần sớm tối chăm sóc.
Anh Hà Văn Bình (SN 1975, chồng chị Bích) vẫn chưa hết bàng hoàng trước sự ra đi đột ngột của người vợ đầu ấp tay gối. Anh Bình đau buồn cho biết: "13h ngày 22/3, vợ tôi được người ta gọi đi bốc gỗ keo, tới khoảng 22h đêm, tôi nhận được tin báo từ người dân gần nhà là vợ tôi gặp tai nạn. Khi lên tới nơi đã thấy cơ quan chức năng có mặt tại đó, tôi rất sốc trước cảnh tượng vụ tai nạn. Nhìn thấy thi thể vợ, tôi đã không thể đứng vững, ngất lịm đi và được người nhà đưa về".
Theo anh Bình, thường ngày vợ chồng anh đi bốc thuê keo cùng với nhau, nhưng trưa hôm xảy ra tai nạn, do anh bận công việc nên mình vợ đi làm cùng với mọi người trong bản. Công việc bốc thuê keo từ dưới đất lên xe tải không có thời gian cố định, thông thường làm từ 13h đến 22h mới trở về nhà, nếu hôm nào nhiều hàng thì phải làm tới 4 - 5h sáng hôm sau.
Gia đình, hàng xóm đưa các nạn nhân về nơi an nghỉ cuối cùng
Công việc bốc vác rất nặng nhọc nhưng thu nhập mỗi người chỉ khoảng 200.000 đồng/ngày. Do không có nghề phụ nên họ phải cố gắng làm lụng để mưu sinh, nuôi con ăn học.
Bà Hà Thị Vân, Chủ tịch Hội LHPN xã Trí Năng, thông tin, các nạn nhân đều là hội viên Hội LHPN xã, các chị đều có hoàn cảnh hết sức khó khăn, làm nghề lao động tự do, con còn nhỏ, bố mẹ đều già yếu, thu nhập không ổn định. Sau khi sự việc xảy ra, Hội LHPN xã đã phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng tới thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân và trích kinh phí hỗ trợ chi phí mai táng.
Thi thể các nạn nhân được đưa tới nghĩa trang chôn cất theo phong tục địa phương.
Bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Chủ tịch Hội LHPN huyện Lang Chánh, cho biết, trong sáng nay (23/3), Hội LHPN huyện đã chỉ đạo Hội LHPN xã Trí Nang huy động toàn bộ hội viên phụ nữ của xã đến hỗ trợ các gia đình có người gặp nạn. Sau khi lo xong hậu sự cho các nạn nhân, Hội sẽ lên phương án hỗ trợ các gia đình nạn nhân gặp khó khăn.
* Như PNVN đã đưa tin, vào hồi 21h15 đêm (22/3), tại Km 13 570 TL530 (Dốc Bả Vai) thuộc địa bàn xã Trí Năng (huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá) đã xảy ra vụ TNGT thảm khốc. Xe tải biển số 36C-13.640 chở cây keo đâm vào taluy dương bên phải, làm 7 người ngồi trên ca bin tử vong (6 người tử vong tại chỗ, 1 người tử vong trên đường đi cấp cứu).
Danh tính các nạn nhân là: Phạm Thị Bích (SN 1980), Lê Thị Thi (SN 1988), Lê Thị Cảnh (SN 1984), Lê Thị Sơn (SN 1972), Lê Minh Lá (SN 1962) trú xã Trí Nang, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) và Nguyễn Quang Hương (SN 1973), Tô Văn Quang (SN 1974) đều trú thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định (Thanh Hóa).
Hơn 6.300 hồ sơ đất đai trễ hẹn nhưng chỉ 9 người được xin lỗi HĐND tỉnh Kiên Giang cho rằng tỉnh này có rất nhiều hồ sơ liên quan đến đất đai xử lý trễ hẹn nhưng cơ quan chức năng mới chỉ xin lỗi 9 người dân. Ngày 22/3, Văn phòng HĐND tỉnh Kiên Giang phát đi công văn về việc triển khai thực hiện kiến nghị của HĐND tỉnh về cấp giấy chứng nhận quyền...