Dũng cảm truy đuổi cướp vì ’sợ mất đồ mẹ la’
Vy và Phương cho biết lý do truy đuổi theo hai tên cướp mà không màng nguy hiểm là ’sợ mất đồ về bị mẹ la’.
Dương Tấn Hưng (bìa trái) cùng tang vật và một nạn nhân vụ cướp giật tại trụ sở Công an phường Quyết Thắng (TP.Biên Hòa, Đồng Nai)
Theo Công an TP.Biên Hòa (Đồng Nai), vào khoảng 22 giờ ngày 5.4, chị Nguyễn Thảo Vy (22 tuổi) điều khiển xe máy mang biển kiểm soát 60.B1-029.28 chở chị Đỗ Phương (22 tuổi, cùng ngụ TP.Biên Hòa) lưu thông trên đường Hà Huy Giáp, đoạn đối diện công viên phường Quyết Thắng, thì bị hai người đàn ông đi trên xe máy biển kiểm soát 60R2-3531 áp sát giật chiếc túi xách mà chị Phương đang đeo trên người, rồi bỏ chạy.
Ngay lập tức, chị Vy và Phương tăng ga đuổi theo, đồng thời hô hoán để người đi đường hỗ trợ. Lúc này, thượng sĩ Trần Văn Ngọc, công tác tại Đội CSTT (Công an TP.Biên Hòa) cùng ba hạ sĩ Ngọc, Nghĩa, Vinh (chiến sĩ cơ động thuộc Công an tỉnh Đồng Nai) nghe tiếng tri hô liền cùng một số người dân đuổi theo hai tên cướp.
Sau khi rượt đuổi qua nhiều tuyến đường, đến đường Nguyễn Văn Trị (đoạn gần cầu Hóa An), hai tên cướp bị té ngã, bỏ lại xe cùng tang vật rồi nhảy xuống sông Đồng Nai tìm đường tẩu thoát.
Khi bơi được vài mét, do đuối sức nên một trong hai tên cướp giật phải bơi vào bờ và bị lực lượng công an cùng người dân bắt giữ.
Tại cơ quan công an, người này được xác định là Dương Tấn Hưng (17 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa). Hưng khai báo người còn lại tên là Tý, mới quen trong bàn nhậu rồi cả hai cùng rủ nhau đi cướp lấy tiền tiêu xài.
Còn hai cô gái Vy và Phương cho biết lý do can đảm đuổi theo tên cướp mà không màng nguy hiểm là “sợ mất đồ về bị mẹ la”.
Video đang HOT
Tin, ảnh: Lê Lâm
Theo Thanhnien
Người tố cáo tham nhũng có thể được thưởng tới 5 tỷ đồng
Người tố cáo tham nhũng giúp thu hồi 2,3 tỷ đồng cho nhà nước được thưởng 10% giá trị tài sản thu hồi. Tuy nhiên, nếu việc tố cáo giúp thu hồi 1.000 tỷ đồng cho nhà nước thì mức thưởng tối đa chỉ đến 5 tỷ đồng...
Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ đang tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Thông tư Liên tịch quy định khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo tham nhũng.
Chị Hoàng Thị Nguyệt và các cán bộ Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức được thưởng 350.000đ/người khi tố cáo vụ nhân bản xét nghiệm.
Được chọn nhận thưởng công khai hoặc không công khai
Thông tư này được xây dựng để thay thế thông tư Liên tịch số 03 năm 2011 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ.
Tổ Biên tập dự thảo thuộc Thanh tra Chính phủ cho biết, dự thảo thông tư có nhiều điểm mới so với Thông tư 03. Nếu Thông tư 03 đề ra mục đích khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng thì dự thảo Thông tư mới chỉ dừng ở việc khen thường cá nhân trong việc tố cáo tham nhũng.
Dự thảo Thông tư quy định rõ về đối tượng được khen thưởng, gồm Người tố cáo tham nhũng lập được thành tích xuất sắc; Người tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết tố cáo tham nhũng, truy tìm, thu hồi tài sản tham nhũng lập được thành tích xuất sắc. Người tố cáo bao gồm những cá nhân nào sẽ căn cứ vào quy định của Luật tố cáo. Người tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết tố cáo tham nhũng không phân biệt là cá nhân người Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, cá nhân người nước ngoài, người không quốc tịch hay nhiều quốc tịch.
Cơ quan soạn thảo cũng bổ sung quy định các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện thủ tục khen thưởng người có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo tham nhũng.
Tuy nhiên, người tố cáo không được xét khen thưởng trong trường hợp việc tố cáo lại là tình tiết giảm nhẹ khi xử lý vi phạm, ví như người đưa hối lộ sau đó lại tố cáo người nhận hối lộ thì việc tố cáo đó không được coi là thành tích để xét khen thưởng.
Dự thảo Thông tư mới giữ nguyên 3 trong 4 hình thức khen thưởng quy định tại Thông tư 03 hiện nay là Huân chương Dũng cảm; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Riêng hình thức Giấy khen của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị được lược bỏ mà viện dẫn việc khen thưởng cho những trường hợp này theo quy định chung về khen thưởng người tố cáo.
Tổ Biên tập cũng đề xuất bổ sung quy định về hình thức trao tặng khen thưởng công khai và trao tặng khen thưởng không công khai để bảo vệ bí mật thông tin về người có thành tích trong tố cáo hành vi tham nhũng. Người tố cáo tham nhũng được lựa chọn đề nghị hình thức trao tặng khen thưởng công khai hoặc không công khai.
Mức thưởng cao gấp đôi quy định hiện hành
Về mức thưởng, ngoài việc được hưởng mức thưởng theo quy định chung của luật Thi đia, khen thưởng, để khuyến khích, động viên với người có thành tích xuất sắc trong tố cáo tham nhũng, người được khen thưởng còn được cơ quan quản lý quỹ khen thưởng về phòng chống tham nhũng xem xét, quyết định khen thưởng bằng tiền với các mức cụ thể.
Được nhận Huân chương Dũng cảm, mức thưởng bằng 60 lần mức lương cơ sở. Bằng khen của Thủ tướng được thưởng bằng 40 lần mức lương cơ sở. Đạt bằng khen của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể TƯ được thưởng bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Theo cơ quan soạn thảo, các mức thươgnr này đều tăng gấp 2 lần quy định hiện hành.
Dự thảo Thông tư mới cũng bổ sung quy định, đối với trường hợp thành tích của người được khen thưởng giúp nhà nước thu hồi được tiền, tài sản có giá trị trên 600 lần mức lương cơ sở thì có thể áp dụng mức động viên, khuyết kích bằng vật chất cao hơn các mức nêu, tương đương 10% giá trị tiền, tài sản đã thu hồi được nhưng không vượt quá 5 tỷ đồng.
Ví dụ, thành tích của người tố cáo đã giúp thu hồi được cho Nhà nước 2,3 tỷ đồng, tương đương 2.000 lần mức lương cơ sở tại thời điểm xét thưởng thì có thể thưởng cho người đó mức tối đa là 200 lần lương cơ sở. Tuy nhiên, nếu số tiền thu hồi được là 1.000 tỷ thì mức thưởng tối đa cũng chỉ là 4.347,8 lần lương cơ sở hiện nay, xấp xỉ 5 tỷ đồng (chứ không thể nhận 10% của 1.000 tỷ, tương đương 10 tỷ đồng).
Về mức thưởng này, Tổ Biên tập Thông tư cho biết, có ý kiến đề nghị chỉ thưởng theo mức lương cơ sở cố định cho mỗi hình thức khen thưởng, không quy định việc thưởng cao hơn đối với trường hợp giúp Nhà nước thu hồi được số tiền, tài sản có giá trị lớn hơn 600 lần lương cơ sở. Tổ Biên tập nêu quan điểm, đây là hình thức khuyến khích rất tích cực mà một số nước trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc... đã áp dụng. Hơn nữa đây cũng là kinh nghiệm thực tiễn của pháp luật Việt Nam. Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trừng trị tội hối lộ năm 1981 cũng đã có quy định: "Những người tố giác và giúp đỡ cơ quan có trách nhiệm trừng trị tội hối lộ thì được khen và được thưởng tiền bằng 10% giá trị của hối lộ đã bị tịch thu, mức thưởng cao nhất không quá 10.000 đồng".
Cũng có ý kiến cho rằng nếu tăng mức thưởng như dự thảo hiện nay thì quá chênh lệch với chế độ khen thưởng nói chung và khen thưởng người tố cáo nói riêng.
Tổ biên tập nhận định, mức thưởng nêu trong dự thảo vẫn là áp dụng theo mức thưởng chung của chế độ khen thưởng. Việc quy định mức động viên, khuyến khích bằng vật chất là phù hợp với quy định của Luật thi đua khen thưởng và quy định về chế độ khen thưởng người tố cáo nói chung. Mặt khác, tham nhũng là nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng, của chế độ, do đó việc phòng, chống tham nhũng đòi hỏi phải có những công cụ đặc thù hơn so với phòng, chống các vi phạm pháp luật khác.
Hơn nữa, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, có quan hệ rộng, có trình độ, che giấu vi phạm... Do đó người tố cáo tham nhũng, cung cấp thông tin để giải quyết tố cáo tham nhũng có thể gặp rất nhiều khó khăn mà nếu không có chế độ bảo vệ, khen thưởng xứng đáng thì khó tạo động lực để họ dũng cảm tố cáo tham nhũng.
P.Thảo
Theo Dantri
Lăn xả cứu người dân, CSGT bị côn đồ chém trọng thương Trước hành vi côn đồ manh động của đối tượng hai tay hai dao chém người dân, chiến sỹ CSGT Hà Nội đã dũng cảm lao vào khống chế, bắt giữ đối tượng. Vào khoảng 9h sáng nay 12-8, tổ công tác Đội CSGT số 7, Phòng CSGT đường bộ-đường sắt CATP Hà Nội do Trung tá Đào Duy Huấn chỉ huy làm...