Dùng búa đánh vợ cũ nhập viện vì ghen vô cớ
Dù đã ly hôn nhưng khi thấy vợ cũ quen với người đàn ông khác, Tuấn nổi cơn ghen nên đã dùng búa đánh nạn nhân nhập viện.
Ngày 25-6,TAND TP Đà Nẵng xét xử, tuyên phạt bị cáo Phan Tuấn 8 năm tù về tội giết người.
Theo cáo trạng, Tuấn và chị Nguyễn Thị Phương Dung (SN 1976, cùng trú tại TX Điện Bàn, Quảng Nam) trước đây là vợ chồng. Quá trình chung sống, do thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, vợ chồng bất hòa nên hai người quyết định ly hôn.
Bị cáo tại tòa. Ảnh: TA
Chia tay chồng cũ, chị Dung ra Đà Nẵng kiếm việc làm và thuê phòng trọ tại quận Sơn Trà nhưng giấu biệt không cho Tuấn biết. Thời gian này, chị Dung kết bạn với anh Lê Văn Chiến (SN 1976, trú huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế).
Sau nhiều lần tìm hiểu, Tuấn biết chỗ ở của vợ cũ. Khoảng 17 giờ 30 ngày 5-8-2018, Tuấn điều khiển xe máy mang theo búa, một chai nước cai thuốc lá và một chai thuốc trừ sâu đến phòng trọ của chị Dung.
Tại đây, Tuấn nói chuyện với chị Dung rồi đề cập đến chuyện chia tài sản, khoảng 30 phút sau thì anh Chiến đến. Nhìn thấy anh Chiến, bị cáo nổi cơn ghen.
Tuấn ra xe máy lấy búa và chai thuốc cai nghiện thuốc lá mang vào phòng rồi nói với chị Dung: “Bà ép tui quá thì tui giết bà rồi tự tử tại đây luôn”. Thấy chai nước cai thuốc lá bị đổ ra nền nhà, chị Dung đáp: “Ông làm gì đổ nước ra nhà tôi hôi rình vậy?”. Trong lúc chị Dung lấy khăn lau sàn nhà, Tuấn dùng búa đánh vào đầu khiến nạn nhân ngất xỉu.
Anh Chiến vào can ngăn thì bị Tuấn vung búa đánh trúng đầu, anh Chiến bỏ chạy thì Tuấn đuổi theo, vật ngã xuống đất. Trong lúc xô xát, Tuấn lấy búa đánh còn anh Chiến dùng cây phơi đồ bằng inox đánh lại cho đến khi người dân phát hiện và can ngăn.
Anh Chiến và chị Dung ngay sau đó được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm y tế quận Sơn Trà. Kết quả chị Dung thương tích 3%, còn anh Chiến thương tích 6%. Sau khi gây thương tích cho hai nạn nhân, Tuấn bắt xe ôm về nhà ở Quảng Nam rồi uống thuốc trừ sâu tự tử. Tuy nhiên, bị cáo may mắn giữ được tính mạng do được người dân đưa đi cấp cứu kịp thời.
Video đang HOT
Tại tòa, Tuấn thừa nhận hành vi của mình và nhận mức án như trên.
TÂM AN
Theo PLO
"Không ai có quyền đuổi bà Thảo ra khỏi Trung Nguyên, trừ khi bà tự nguyện"
Bên hàng lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Trường Giang - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội đã có những phân tích xung quanh phiên toà sơ thẩm vụ ly hôn nghìn tỷ của vợ chồng cà phê Trung Nguyên gây ồn ào suốt thời gian qua.
Trong đó, ông Giang nhấn mạnh đến sự vô lý của việc tòa sơ thẩm bắt một người nhận cổ phần quy đổi bằng tiền và đi khỏi công ty do chính mình góp phần sáng lập nên.
ĐBQH Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông) - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội. Ảnh: PV
"Thời gian qua tôi có nhận được đơn của bà Lê Hoàng Diệp Thảo, khiếu nại về việc TAND TPHCM xét xử sơ thẩm bản án dân sự về hôn nhân gia đình giữa bà Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ", ông Giang thông tin.
Ông Giang cho biết, trong hồ sơ bà Thảo gửi kèm kháng nghị của Viện KSND TPHCM và bản kháng cáo của bà Thảo đối với bản án sơ thẩm.
"Dưới góc độ pháp luật, việc gửi kháng nghị và kháng cáo đúng thời gian quy định, trình tự thủ tục. Theo quy định của tố tụng dân sự, thì tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM phải thụ lý và xem xét bản án sơ thẩm", ông Giang nói.
Ngoài ra, vị này cũng nhận định, dưới góc độ dân sự, theo quy định của Bộ Luật Dân sự và Luật Hôn nhân Gia đình, quyền tài sản của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định rất rõ.
Trong trường hợp vụ ly hôn này, liên quan đến việc xác định giá trị quyền sở hữu ở Trung Nguyên. Công ty này được hình thành và phát triển trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng.
Theo ông Giang, trong các bộ luật và luật vừa nêu, có một nguyên tắc rất quan trọng là "việc dân sự cốt ở hai bên". Tức là phán quyết của tòa phải dựa vào sự thỏa thuận của các bên. Nếu các bên không đạt được thỏa thuận, thì có những nguyên tắc phân chia rất rõ ràng.
Ông Giang nhấn mạnh: "Không thể cho rằng nếu như người này tiếp tục ở trong công ty thì ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công ty.
Điều này giống như việc hai vợ chồng có một căn nhà, thì không thể bắt một người nhận tiền để đi ra khỏi ngôi nhà của chính họ, nếu như người đó không tự nguyện".
Theo ông Giang, sau khi li hôn, hai vợ chồng ở cùng nhà đó có thể phát sinh mâu thuẫn nhưng luật pháp tôn trọng quyền tự thỏa thuận của các bên.
"Và luật pháp về dân sự không tước quyền của bất cứ người nào liên quan đến khối tài sản đó. Người ta không thỏa thuận, thì không tòa nào có quyền đuổi họ ra khỏi ngôi nhà đó được", ông Giang nêu quan điểm.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội khẳng định, trong việc phân chia khối tài sản ở Trung Nguyên, tòa không thể cho rằng việc bà Thảo ở công ty sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của công ty đó.
"Không ai có quyền đuổi bà Thảo ra khỏi công ty ( Trung Nguyên -PV) của chính mình góp phần lập nên, trừ trường hợp bà Thảo tự nguyện rút và nhận lại giá trị bằng tiền", ông Giang nói.
Theo ông Giang, quyền về tài sản của công dân, các cá nhân, được bảo vệ bằng Hiến pháp và pháp luật. Đó là nguyên tắc tối thượng.
"Quyền đó chỉ bị hạn chế trong một số trường hợp (chỉ 4 trường hợp) rất hy hữu vì lý do quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng... thì nhà nước có quyền trưng dụng tài sản đó để phục vụ mục tiêu chung của cộng đồng.
Và được quy định rất chặt chẽ và chi tiết trong Hiến pháp và luật. Nhấn mạnh rằng điều này phải quy định bằng luật, chứ nghị định cũng không được phép", ông Giang nói.
Theo ông Giang, dưới góc độ tố tụng, tòa đã thụ lý đơn kháng nghị của bà Thảo. Về nguyên tắc, Hội đồng Xét xử sẽ phải xét xử độc lập, và chỉ tuân theo pháp luật, không ai có quyền can thiệp.
"Dưới góc độ một Đại biểu Quốc hội, khi có cử tri gửi đơn đến thì chúng tôi chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Trong quá trình xử lý, và sau khi xử lý, chúng tôi có quyền giám sát quyết định của tòa án, đặc biệt là quyết định khi xét xử phúc thẩm của tòa án", ông Giang nhấn mạnh.
Trước đó, bản án sơ thẩm TAND TPHCM chấp nhận ly hôn theo yêu cầu của bà Thảo. Tòa án chia tài sản chung hai vợ chồng hơn 7.500 tỉ đồng, theo tỉ lệ ông Vũ nhận 60% và bà Thảo nhận 40% khối tài sản.
Về số cổ phần trong Tập đoàn Trung Nguyên, Tòa cho phép ông Vũ được quy đổi giá trị cổ phiếu thành tiền mặt để trả lại cho bà Thảo và ông Vũ được toàn quyền điều hành Tập đoàn Trung Nguyên.
Điều 32, Hiến pháp 2013 quy định:
1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường."
THÀNH TRUNG
Theo LĐO
Đánh nhau tại tòa, một người ngất xỉu phải đưa đi cấp cứu Do bức xúc vì người thân bị giết, người nhà bị hại đã chửi bới và lao vào hành hung khiến một người nhà của bị cáo bị trọng thương ngay tại sân TAND TP.HCM, phải đưa đi cấp cứu vào sáng 12/6. Ngay trước phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tội Giết người đối với bị cáo Nguyễn Dác...