Đừng bỏ qua 7 triệu chứng sớm của viêm khớp gối
Đối với tình trạng viêm khớp gối, hãy đi khám ngay khi có các triệu chứng sớm để được can thiệp kịp thời, hạn chế phải phẫu thuật hay gặp biến chứng.
Viêm khớp gối là tình trạng xảy ra khi các thành phần trong khớp gối bị tổn thương do nhiều nguyên nhân gây bệnh, tình trạng kéo dài có thể dẫn tới bào mòn sụn khớp khiến khớp chà xát và khó khăn khi vận động. Điều này khiến khả năng giảm chấn động của sụn khớp giảm đi, dễ gây đau đớn, viêm sưng hơn.
Viêm khớp gối là tình trạng xảy ra khi các thành phần trong khớp gối bị tổn thương do nhiều nguyên nhân gây bệnh, tình trạng kéo dài có thể dẫn tới bào mòn sụn khớp khiến khớp chà xát và khó khăn khi vận động.
Các dạng viêm khớp gối phổ biến
Có 3 dạng viêm khớp khác nhau có thể xuất hiện ở vùng khớp đầu gối phổ biến là: thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp kinh niên do chấn thương.
- Thoái hóa khớp gối xảy ra do sự thoái hóa trong sụn khớp, khiến giảm khả năng bao cản của sụn khớp, các xương cọ xát vào nhau nhiều hơn dễ tổn thương, gây sưng viêm.
- Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng tới đồng thời nhiều khớp trong cơ thể. Vùng xương đầu gối cũng có thể bị viêm khớp dạng thấp. Cụ thể là tế bào bạch cầu tấn công làm tổn thương và khiến các màng hoạt dịch bao bọc quanh các khớp gối sưng lên, đồng thời làm tiêu xương và gây đau đớn. Vùng khớp gối hoặc vùng xương chịu ảnh hưởng khác thường vô cùng đau đớn, nóng rát.
- Viêm khớp kinh niên do chấn thương. Chấn thương gây rách sụn hoặc chấn thương dây chằng, xương xung quanh vùng khớp có thể được khắc phục nhưng vẫn để lại biến chứng, gây viêm khớp kinh niên xuất hiện sau khoảng vài năm.
Tùy vào dạng bệnh viêm khớp đầu gối mà nguyên nhân gây ra có thể khác nhau.
Các triệu chứng sớm của viêm khớp gối
Đau khớp gối thường bắt đầu từ từ, mặc dù một số trường hợp cơn đau xuất hiện đột ngột. Lúc đầu, bạn có thể thấy đau gối vào buổi sáng hoặc sau khi nằm, ngồi một lúc lâu, đau khi leo cầu thang, đứng lên từ tư thế ngồi hoặc quỳ. Đi bộ nhiều cũng có thể bị đau.
Đau đầu gối sau khi ngủ dậy có thể là một triệu chứng của thoái hóa khớp. Các triệu chứng thoái hóa khớp gối có thể tiến triển nhanh hoặc tiến triển chậm trong vài năm, có thể xấu đi và sau đó duy trì ổn định trong một thời gian dài hoặc có thể tiến triển xấu từng ngày. Các yếu tố có thể khiến cơn đau tăng bao gồm thời tiết lạnh, áp lực lên gối và hoạt động quá mức.
Đối với trường hợp viêm khớp dạng thấp, các triệu chứng thường bắt đầu ở các khớp nhỏ hơn. Chúng có nhiều khả năng xảy ra đối xứng, ảnh hưởng đến cả hai bên cơ thể. Kèm theo đó, khớp có thể nóng và đỏ. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vài tuần nhưng cũng có thể trở nên trầm trọng trong vài ngày. Bệnh tiến triển có thể gây ra các đợt bùng phát.
Khớp gối sưng đỏ
Viêm khớp gối đi kèm với tình trạng viêm, sưng khớp. Với thoái hóa khớp gối, có thể gây ra:
Video đang HOT
- Sưng khớp, sờ vào cứng do sự hình thành của các gai xương.
- Sưng khớp, sờ vào mềm vì tình trạng viêm làm tích tụ chất lỏng xung quanh khớp.
Sưng khớp thường dễ nhận thấy hơn sau khi bất động một thời gian dài, ví dụ khi ngủ dậy. Vùng da ở đầu gối có thể đỏ tấy, sờ vào thấy ấm nóng.
Cứng khớp
Theo thời gian, các tổn thương ở khớp có thể khiến cấu trúc khớp gối bị cứng, nhất là vào buổi sáng. Khi sụn bị bào mòn, xương cọ xát vào nhau tạo ra các gai xương. Bề gặp xương gập ghềnh khiến chúng khó uốn cong hoặc duỗi thẳng ra.
Viêm khớp dạng thấp có thể khiến gân nối cơ với xương bị tổn thương, điều này ảnh hưởng đến sự ổn định của đầu gối.
Các triệu chứng thoái hóa khớp gối có thể tiến triển nhanh hoặc tiến triển chậm trong vài năm, có thể xấu đi và sau đó duy trì ổn định trong một thời gian dài hoặc có thể tiến triển xấu từng ngày. Ảnh minh họa
Khớp gối phát ra âm thanh lạo xạo
Khi uốn cong hoặc duỗi thẳng đầu gối, bạn có thể nghe thấy lạo xạo, lục khục. Những triệu chứng này có thể xảy ra khớp bị mất dịch khớp và sụn khớp bị bào mòn. Bề mặt xương thô ráp với sự phát triển của gai xương khiến các khớp phát ra tiếng khi cọ vào nhau trong quá trình vận động. Cả viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp đều có thể dẫn đến tổn thương sụn.
Giảm khả năng vận động khớp
Những thay đổi về xương và sụn xảy ra do viêm khớp gối hoặc sau chấn thương đầu gối có thể khiến khớp gối khó cử động một cách linh hoạt khi đi lại, đứng lên ngồi xuống và thực hiện các chuyển động khác.
Viêm khớp gối khiến bạn khó gập và uốn cong đầu gối do đau và sưng khớp. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hàng ngày. Nghiêm trọng hơn, bạn có thể cần sử dụng gậy hoặc khung tập để có thể di chuyển và giữ thăng bằng.
Khoảng trống xung quanh xương đầu gối
Một số tổn thương của bệnh viêm khớp gối không thể quan sát bằng mắt thường, ví dụ sụn khớp bị mòn đi. Sụn chiếm không gian xung quanh xương, là nơi làm đệm cho khớp. Khi sụn bị phá vỡ hay bào mòn nó sẽ để lại một khoảng trống xung quanh xương đầu gối. Hình ảnh này có thể quan sát được bằng cách chụp X-quang.
Đầu gối biến dạng
Viêm khớp gối nghiêm trọng, tiến triển có thể dẫn đến biến dạng đầu gối. Các đợt bùng phát của viêm khớp dạng thấp khiến khớp sưng và đỏ. Về lâu dài, tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể khiến sụn và gân bị tổn thương vĩnh viễn. Điều này có thể ảnh hưởng đến hình dạng của đầu gối.
Khi bị thoái hóa khớp, các cơ xung quanh đầu gối có thể yếu đi, dẫn đến tình trạng trũng xuống. Đầu gối có thể bắt đầu hướng về nhau hoặc cong ra ngoài.
Gan nhiễm mỡ: 2 dấu hiệu cảnh báo ở chân và bụng
Cũng giống như trái tim và bộ não, gan cũng là một cơ quan quan trọng trong cơ thể bạn.
Các chức năng chính của gan bao gồm:
Sản xuất albumin, một loại protein ngăn chất lỏng trong máu rò rỉ vào các mô xung quanh.Sản xuất mật, một chất lỏng quan trọng đối với quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất béo trong ruột nonLọc máuKích hoạt enzymDự trữ glycogen, vitamin và khoáng chất
Là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, gan có nhiều vai trò. Tuy nhiên, nó cũng phải chịu một số chấn thương và biến chứng. Một trong những vấn đề sức khỏe lớn nhất liên quan đến gan là bệnh gan nhiễm mỡ.
1. Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ?
Bệnh gan nhiễm mỡ xảy ra khi có quá nhiều chất béo tích tụ trong gan. Điều này có thể xảy ra do một số lý do.
Một trong những lý do hàng đầu là uống quá nhiều rượu, có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ do rượu.
Đồ uống có cồn có thể làm cho gan của bạn tích trữ nhiều chất béo hơn là phá vỡ nó.
NAFLD hay bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là một loại bệnh gan nhiễm mỡ khác, chủ yếu do các yếu tố như béo phì, tiểu đường loại 2, kháng insulin, lượng chất béo (triglyceride) cao trong máu và hội chứng chuyển hóa, theo Times of India.
Tuổi tác, di truyền, một số loại thuốc và mang thai là những yếu tố nguy cơ khác của bệnh gan nhiễm mỡ.
2. Bệnh gan nhiễm mỡ "không hồi phục" có thể ảnh hưởng đến chân và bụng
Nếu tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, nó có thể khiến bạn đau, kèm theo các vấn đề khác ở chân và bụng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Chìa khóa để ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ là chẩn đoán sớm.
Trường hợp không được phát hiện kịp thời hoặc không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển đến giai đoạn nặng, không thể hồi phục.
Nếu tình trạng trở nên tồi tệ hơn, nó có thể khiến bạn đau, kèm theo các vấn đề khác ở chân và bụng.
Sự tích tụ chất béo liên tục có thể dẫn đến viêm cơ quan này, làm sáng tỏ một vấn đề sức khỏe khác gọi là NASH (viêm gan nhiễm mỡ không do rượu).
3. Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH)
Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) đề cập đến tình trạng viêm gan do các tế bào mỡ dư thừa trong đó gây ra.
Viêm mạn tính được cho là gây tổn thương gan tiến triển hoặc xơ gan.
Theo Cedar Sinai, những bệnh nhân mắc NASH, những người đã bị tổn thương gan đáng kể, có thể bị "sưng ở chân" và "tích tụ chất lỏng ở bụng".
Điều này xảy ra do áp lực gia tăng trong tĩnh mạch di chuyển máu qua gan của bạn, được gọi là tĩnh mạch cửa.
Áp lực trong tĩnh mạch ngày càng tăng khiến chất lỏng tích tụ trong cơ thể, bao gồm cả ở chân, mắt cá chân và bụng.
4. Đừng bỏ qua những dấu hiệu đáng báo động khác
Bệnh gan nhiễm mỡ xảy ra khi có quá nhiều chất béo tích tụ trong gan. Ảnh SHUTTERSTOCK
Khi áp lực trong tĩnh mạch cửa tăng lên, nó có thể bị vỡ, dẫn đến chảy máu trong.
Điều đó nói rằng, nếu bạn nhận thấy dấu hiệu có máu trong phân hoặc chất nôn, hãy đi khám bệnh.
Hơn nữa, hãy cẩn thận với bất kỳ hiện tượng vàng mắt và da nào, một triệu chứng phổ biến khác của tổn thương gan.
Phòng khám Mayo cho biết: "Bệnh vàng da xảy ra khi gan bị bệnh không loại bỏ đủ lượng bilirubin, một chất thải của máu, ra khỏi máu của bạn. Bệnh vàng da khiến da và lòng trắng mắt bị vàng và nước tiểu sẫm màu", theo Times of India.
Người bệnh cũng có thể bị ngứa da, sụt cân nhanh chóng, mạch máu hình mạng nhện trên da, buồn nôn, chán ăn và mệt mỏi.
5. Phòng bệnh gan nhiễm mỡ như thế nào?
Với một chế độ ăn uống hợp lý, bao gồm chất béo lành mạnh, kiểm soát khẩu phần ăn, tập thể dục thường xuyên, người ta có thể ngăn ngừa gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFL) hoặc viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH).
Bạn phải đặt mục tiêu duy trì cân nặng khỏe mạnh. Tránh thực phẩm giàu chất béo bão hòa, đường, dầu và thực phẩm đã qua chế biến, theo Times of India.
3 biểu hiện ở dáng đi cảnh báo phải đi kiểm tra đầu gối ngay Đau đầu gối là một trong những cơn đau mạn tính phổ biến nhất. Những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu gối là lão hóa, mòn xương sụn và chấn thương. Những cơn đau đầu gối nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến dáng đi. Đầu gối là nơi gặp nhau của 3 xương là xương đùi, xương chày và xương bánh chè....