Dùng blockchain biến Dubai thành ‘thành phố hạnh phúc nhất thế giới’
Với nhiều sáng kiến và giải pháp tiên phong, Dubai không chỉ được biết đến như một thành phố của tương lai, mà còn muốn thông qua blockchain làm công dân của họ hạnh phúc hơn.
Hôm 11/12, Hoàng thân Sheikh Hamdan bin Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Thái tử Dubai kiêm Chủ tịch Hội đồng điều hành Dubai, cho biết tiểu vương quốc Dubai đã hoàn thành mục tiêu của Chiến lược Dubai không giấy tờ đưa ra năm 2018 và trở thành chính phủ không giấy tờ đầu tiên trên thế giới. Tất cả giao dịch và thủ tục trong ngoài chính phủ đều được xử lý điện tử 100% và quản lý bằng các nền tảng dịch vụ kỹ thuật số toàn diện. Không dừng lại ở đây, Dubai mong muốn cung cấp cuộc sống “kỹ thuật số trọn vẹn” cho mọi người dân trên đất nước.
Giấc mơ “thành phố hạnh phúc nhất thế giới”
Dubai thuộc Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất nổi tiếng với tên gọi “thành phố của tương lai”, nhờ các sáng kiến giúp Dubai không chỉ là một trong các thành phố thông minh nhất mà còn hạnh phúc nhất thế giới. Với việc tập trung vào R&D, đổi mới, công nghệ và nhiều hơn nữa, Dubai trở thành một nơi đáng để sinh sống, làm việc và kinh doanh.
Các chính sách và sáng kiến do chính phủ đưa ra vừa thân thiện với doanh nghiệp, vừa củng cố và khuyến khích tăng trưởng. Chính vì lẽ này, nhiều doanh nghiệp toàn cầu đặt văn phòng tại đây để tận dụng hạ tầng hiện đại, kết nối tốc độ cao. Dubai đang dẫn đầu trên nhiều lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, fintech. Quốc gia này là thủ phủ công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) lớn nhất khu vực Trung Đông và Bắc Á.
Chiến lược blockchain Dubai (Dubai Blockchain Strategy) của hai tổ chức Smart Dubai và Dubai Future Foundation là một sáng kiến nhằm hiện thực hóa giấc mơ “thành phố hạnh phúc nhất thế giới” của Dubai, trong khi tiếp tục khai thác các tiến bộ công nghệ mới để mang đến trải nghiệm dễ chịu, hiệu quả cho công dân.
Blockchain là công nghệ giúp việc thực hiện các giao dịch đơn giản, thuận tiện hơn. Nó cho phép truy cập thông tin một cách an toàn và bảo mật. Dubai có thể là chính phủ đầu tiên trên Trái đất chuyển đổi tất cả các giao dịch phù hợp sang công nghệ blockchain. Công nghệ này sẽ làm lợi cho tất cả các lĩnh vực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đổi mới sáng tạo, củng cố hơn nữa mục tiêu dẫn đầu công nghệ và kinh tế thông minh của thành phố.
Chiến lược blockchain Dubai
Video đang HOT
Nhờ Chiến lược blockchain Dubai, một hệ sinh thái blockchain đã được thiết lập nhằm đưa Dubai thành thủ phủ của phát triển blockchain toàn cầu. Tại Dubai, tính đến năm 2020, blockchain áp dụng cho 24 mục đích sử dụng khác nhau, bao trùm 8 lĩnh vực: thương mại, bất động sản, vận tải, an ninh, y tế, tài chính, giáo dục và du lịch.
Ngoài ra, nền tảng chia sẻ Dubai Blockchain hợp tác cùng IBM giúp các cơ quan chính phủ ứng dụng blockchain mà không cần phải đầu tư vào từng hạ tầng riêng lẻ. Dubai hiện là “ngôi nhà” của hơn 100 doanh nghiệp blockchain, trong khi tỉ lệ sử dụng blockchain tăng 24%, cao hơn tốc độ trung bình của thế giới (19%). Ứng dụng công nghệ blockchain giúp tiết kiệm 5,5 tỷ dirham/năm chi phí xử lý văn bản. Hệ sinh thái năng động sẽ hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng hoạt động và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư, quan hệ hợp tác trong khu vực.
Chính phủ Dubai nhận thức rõ tiềm năng của blockchain và thông qua Chiến lược blockchain Dubai, họ đang tiên phong trong việc ứng dụng blockchain. Chiến lược là kết quả của bắt tay giữa Văn phòng Smart Dubai và Dubai Future Foundation. Trong tương lai, Dubai Future Foundation giám sát việc thực hiện chiến lược, trong khi Văn phòng Smart Dubai được giao nhiệm vụ thực thi.
Chiến lược xây dựng trên ba trụ cột chính: hiệu quả của chính phủ, sáng tạo của ngành công nghiệp và dẫn đầu quốc tế. Trong đó, cư dân, du khách, chủ doanh nghiệp, hộ gia đình… tất cả đều là các viên gạch nền của chiến lược. Mục tiêu của Dubai là trở thành “thành phố blockchain đầu tiên vào năm 2021″, sử dụng blockchain trong 100% dịch vụ công phù hợp, tạo ra và khuyến khích hệ sinh thái blockchain cho startup và doanh nghiệp, đi đầu về thí điểm các dự án blockchain xuyên biên giới.
Theo trụ cột đầu tiên “hiệu quả của chính phủ”, chiến lược muốn gia tăng hiệu quả trong chính phủ bằng cách khuyến khích tất cả giao dịch trong thành phố không cần đến giấy tờ, hỗ trợ các sáng kiến Smart Dubai trong cả khu vực công lẫn tư nhân. Những tài liệu như đơn xin cấp visa, hóa đơn thanh toán, gia hạn giấy phép… đều được xử lý điện tử. Ước tính, sử dụng công nghệ blockchain sẽ tiết kiệm tối đa 5,5 tỷ dirham/năm chi phí xử lý văn bản, giảm 114 tấn khí thải CO2 và 25,1 triệu giờ làm việc.
Trụ cột thứ hai, “sáng tạo của ngành công nghiệp”, chiến lược giới thiệu hệ thống khuyến khích thành lập doanh nghiệp mới bằng công nghệ blockchain. Chính phủ Dubai dự báo thị trường blockchain sẽ đạt 300 triệu USD trong vòng 5 năm tới. Các ngành được hưởng lợi từ blockchain là bất động sản, fintech, ngân hàng, y tế, vận tải, quy hoạch đô thị, năng lượng thông minh, thương mại điện tử và du lịch.
Trụ cột cuối cùng, “dẫn đầu quốc tế”, theo đó, Dubai sẽ mở cửa nền tảng blockchain của mình cho các đối tác toàn cầu để tăng cường an toàn, bảo mật và thuận tiện cho du khách quốc tế đến Dubai. Họ sẽ tận hưởng các lợi ích của việc nhập cảnh, thuê xe hay thanh toán do các giấy tờ như hộ chiếu, visa, giấy phép lái xe đã được phê duyệt trước.
Trước khi công bố chiến lược, Dubai Future Foundation đã thành lập Hội đồng Blockchain toàn cầu, bao gồm 42 cơ quan chính phủ và công ty tư nhân, cùng nhau thảo luận các ứng dụng tốt nhất của công nghệ blockchain. Là một sổ cái phân tán, các hệ thống dựa trên nền tảng blockchain sẽ giảm thiểu hoặc loại bỏ nhiều vấn đề xác thực và xác minh để giao dịch nhanh hơn. Không cần đến các bên thứ ba như ngân hàng để hoàn thành giao dịch.
Với chiến lược này, chính phủ Dubai xem blockchain là bước tiếp theo trong chuyển đổi số khu vực công và tư nhân, cũng như định vị Dubai là trung tâm hàng đầu về phát triển và đổi mới blockchain.
Blockchain đã ứng dụng thế nào tại Việt Nam?
Nhiều doanh nghiệp tiên phong đã bắt đầu ứng dụng blockchain, tháo bỏ cái mác 'tiền số' và 'gamefi' cho công nghệ này.
Mặc dù blockchain được nhắc đến nhiều trong thời gian vừa qua, song trên thực tế tại Việt Nam và cả toàn cầu, chỉ có gamefi và tiền số nổi lên như hai ứng dụng được biết đến nhiều nhất.
Bà Nguyễn Đặng Quỳnh Anh, Giám đốc vận hành của SPAC3SHIP, đánh giá gamefi có một sứ mệnh quan trọng trong việc phổ biến công nghệ blockchain tại Việt Nam, khiến cho công nghệ này được biết đến nhiều hơn.
Tuy vậy, trên thực tế, blockchain có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Cụ thể, FPT phát triển nền tảng akaChain để định danh khách hàng và truy xuất nguồn gốc giao dịch; BIDV, MB, VPBank, Vietcombank đã ứng dụng công nghệ blockchain trong các giao dịch tài chính; Viettel ứng dụng vào hồ sơ bệnh án điện tử; Misa phát triển hóa đơn điện tử. Nhiều doanh nghiệp khác đã tích hợp blockchain như Masan Group, Bảo Việt, AIA.
Hãng nghiên cứu thị trường toàn cầu TechSci Research đánh giá, các ngành công nghiệp chính của Việt Nam như chăm sóc sức khỏe, năng lượng, giao thông vận tải và sản xuất, cũng cần tích hợp blockchain để phát triển. Dự kiến, giai đoạn 2023-2027, thị trường blockchain Việt Nam sẽ tăng trưởng lên đến hai con số.
Giải thích thêm về ứng dụng của blockchain trong thời gian tới, ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc trung tâm đổi mới sáng tạo Sài Gòn (SIHUB), cho rằng bản chất của blockchain là các chuỗi khối dữ liệu, do đó có thể ứng dụng nó trong nhiều ngành.
Ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc trung tâm đổi mới sáng tạo Sài Gòn (SIHUB). Ảnh: BTC
Ví dụ, trong ngành y tế, bệnh nhân trải qua rất nhiều giai đoạn với nhiều khối dữ liệu khác nhau từ nhỏ đến lớn. Người này khám ở nhiều hệ thống y tế khác nhau, song bác sĩ lại không có đầy đủ dữ liệu của bệnh nhân để đưa ra những chẩn đoán chính xác hơn. Nếu quá trình khám bệnh và điều trị của bệnh nhân được ghi lại rõ ràng qua các khối dữ liệu trong nhiều năm thì bác sĩ sẽ nắm được rất rõ tiền sử bệnh, dễ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Blockchain cũng có thể áp dụng trong giáo dục. Chẳng hạn người học đã trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau, được cấp nhiều loại chứng chỉ nhưng không phải tổ chức nào cũng công nhận chứng chỉ đó, cũng không có chuẩn mực để đánh giá các chứng chỉ. Blockchain có thể nhảy vào để truy xuất, lưu trữ và công nhận các chứng chỉ này.
Hoặc trong ngành xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, việc truy xuất nguồn gốc thuỷ hải sản, nông sản còn gặp khó khăn. Đối với nhiều thị trường khó tính, nếu sử dụng blockchain để truy xuất nguồn gốc thì sẽ nâng cao uy tín của sản phẩm.
"Các khối dữ liệu hiện nay ở Việt Nam chưa được kết nối, không được tương tác sử dụng, thậm chí không được bảo mật", ông Tước nói với ICTnews.
Trên thực tế, những ví dụ nêu trên vẫn có thể thực hiện được mà không cần công nghệ blockchain. Tuy vậy, ông Cris D Trần, Tổng giám đốc điều hành Infinity Blockchain Ventures, khẳng định tính ưu việt của chuỗi khối blockchain là khả năng không bị sửa đổi. Do đó, công nghệ này được xem như một trọng tài đứng ra bảo đảm cho các dữ liệu. Khi đưa blockchain vào ứng dụng, dữ liệu sẽ minh bạch, rõ ràng, không bị sửa đổi, do đó được công nhận rộng rãi hơn.
Hiện nay, blockchain bắt đầu được ứng dụng ở các doanh nghiệp tiên phong, có nguồn lực, và tính chất công việc kinh doanh đòi hỏi bảo mật và minh bạch, ví dụ trong ngành ngân hàng, trong truy xuất nguồn gốc, hoá đơn điện tử,...
Cả ông Tước và ông Cris đều đồng quan điểm rằng, hiện nay là thời điểm tốt nhất cho Việt Nam nhảy vào blockchain, vì muộn hơn sẽ bị tước mất cơ hội. Ngành blockchain không đòi hỏi công nghiệp phụ trợ, chỉ cần lực lượng lập trình viên hùng hậu và giỏi nghề, đều là những yếu tố Việt Nam có lợi thế.
"Ví dụ bây giờ các nước yêu cầu hàng hoá nhập vào phải truy xuất được nguồn gốc, phải đủ tiêu chuẩn để vào hệ thống bán lẻ lớn, hoặc thậm chí thanh toán bằng tiền số, thì quốc gia nào đáp ứng được nhanh nhạy sẽ có lợi thế lớn hơn, không bị mất khách hàng", ông Tước nêu vấn đề.
Giới blockchain Việt đến Dubai tìm nhà đầu tư Hơn 200 người Việt có mặt tại sự kiện tuần lễ blockchain cho Binance tổ chức để tìm kiếm cơ hội đầu tư trong lĩnh vực chuỗi khối. Binance Blockchain Week là sự kiện lớn của lĩnh vực công nghệ chuỗi khối, tiền mã hóa. Việt Nam từng đăng cai tổ chức tuần lễ này vào 2018. Năm nay, Binance Blockchain Week được...