Đừng biến trẻ em thành công cụ mặc cả của người lớn
155 em học sinh không được đến trường suốt 2 năm trời vì những tranh chấp của những người lớn, không ai chịu ai. Đó là thực trạng cuộc sống của các em nhỏ thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi (Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Lỗi tại ai? Của những người làm cha làm mẹ không chịu “nhún nhường” di dời để con em họ được đến trường? Hay của chính quyền địa phương cố ý biến trẻ em thành công cụ cưỡng chế di dời của các gia đình nơi đây?
Trường THCS Kỳ Lợi – ngôi trường trước đây các em từng theo học. Giờ trường vẫn đó nhưng vì các em nằm trong danh sách các gia đình đã di dời nên nhà trường không thể nhận các em vào học được nữa.
Thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung chưa có phương án xử lý, người dân vẫn đang chờ đợi kết quả công bố nguyên nhân từ chính phủ khi hạn chót ngày càng cận kề. Thế nhưng, có một sự việc diễn ra suốt hai năm trời đã bị chính quyền địa phương bưng bít không xử lý: 155 học sinh ở độ tuổi từ lớp 1 đến lớp 9 đã phải nghỉ học suốt hai năm đằng đẵng vì gia đình các em thuộc diện cưỡng chế di dời cho dự án Formosa.
Điều đáng nói ở đây, mặc dù có tận 6 phòng học tại trường THCS Kỳ Lợi để trống do thiếu học sinh, chính quyền địa phương vẫn cố tình cản trở, không cho các em nhập học với lý do danh sách đã “được chuyển đến chỗ tái định cư mới” – Khu tái định cư Kỳ Lợi, cách thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi (chỗ ở hiện tại) gần 30 km. Như vậy, muốn cho con đi học thuận lợi, chỉ còn cách bố mẹ phải chấp nhận tái định cư. Dù vì bất kì lí do gì thì trẻ em cũng không được trở thành nạn nhân, thành món hàng mặc cả của những xung đột của người lớn.
Ngày 13/09/2015, các gia đình ở thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã tự tổ chức khai giảng cho 155 em học sinh “bị buộc thất học” bên các căn nhà hoang tàn đổ nát đã được di dời
Lớp học do dân tổ chức. Trong ảnh là thầy giáo học hết lớp 12, dạy chữ cho các em học sinh lớp 3.
Video đang HOT
Đáng lên án hơn, một số thanh niên ở Kỳ Lợi, dù chỉ tốt nghiệp hết lớp 12, đã đứng ra mở các lớp dạy tại chỗ nhưng đã nhanh chóng bỏ cuộc dưới sức ép của chính quyền địa phương. Lương tâm của những người lãnh đạo địa phương, những người được ví như “phụ mẫu” của dân – theo cách gọi thời xưa, đánh rơi ở đâu mất rồi khi ra tay, cản trở quyền đến trường của các em thiếu nhi?
Như báo Giáo dục và Thời đại ngày 14/05/2016 từng đưa tin, chính thầy Trần Văn Sỹ, Hiệu trưởng trường THCS Kỳ Lợi cho biết: “Năm học 2014 – 2015, đại diện cha me các em học sinh thôn Đông Yên có đến xin cho con mình được đến trường học lại. Tuy nhiên, để thực hiện thông báo của UBND huyện Kỳ Anh là các em phải di dời lên trường mới và không được học tại đây, nên nhà trường đành phải từ chối nguyện vọng của phụ huynh thôn Đông Yên”.
Thầy Trần Văn Sỹ – Hiệu trưởng trường THCS Kỳ Lợi vẫn luôn muốn các em được đến trường
Như câu chuyện hai con dê qua một chiếc cầu, không ai nhường ai: 155 học sinh vô tội vô tình biến thành nạn nhân “rơi xuống cầu”, bị gạt ra khỏi trường học suốt 2 năm học qua chỉ vì những lợi ích thấp hèn và tranh chấp của người lớn. Xét về khía cạnh pháp lý, liệu hành động của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh có vi phạm Điều 20 Luật Giáo dục, “lợi dụng hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi” để đạt mục tiêu buộc cha mẹ các em phải di dời hay không?
Đồng thời, hành động ngăn cản 155 em học sinh đến trường thông qua thủ thuật “chuyển danh sách” của chính quyền Hà Tĩnh đã trắng trợn vi phạm Điều 39 Hiến pháp, “công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”, và Điều 11 Luật Giáo dục – “Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước”.
Chưa kể, Điều 4 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em còn qui định rõ: “Không phân biệt đối xử với trẻ em. Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật”. Như vậy, hành vi tự ý “chuyển trường” các em học sinh do cha mẹ các em chống lại chính sách di dân, giải tỏa không phù hợp của chính quyền Hà Tĩnh là “phân biệt đối xử” với các e, vi phạm Điều 5 của Luật này về “Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”.
Chưa kể, chính quyền Hà Tĩnh còn vi phạm Điều 6 của luật này, “Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật”, và vi phạm vào hành vi “cản trở việc học tập của trẻ em” tại Điều 7, chưa kể “trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập của trẻ em” tại khoản 1, Điều 28.
Hình ảnh những lớp học tạm bợ, dựng tạm trong đống đổ nát nhưng chứa chan tình người, giúp các em học sinh được học tập
Phải chăng, chính quyền Hà Tĩnh đang cố ý bưng bít, “một tay che trời” khi hành xử theo luật rừng tại địa phương. Hết việc cố ý “Cho DN nước ngoài thuê đất vượt cả quyền Chính phủ” khi đấu thầu thiếu minh bạch, bồi thường giải phóng mặt bằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật và gây nguy cơ thất thoát ngân sách Nhà nước lên đến hơn 493 tỉ đồng, như báo Vietnamnet đưa tin hôm 02/03/2015. Phải chăng, cùng với Vũng Áng, Hà Tĩnh muốn thành lập khu tự trị với những luật lệ mới và ngang nhiên bất tuân pháp luật hiện hành? Có hay không lợi ích cá nhân, nhóm lợi ích trong vụ cưỡng chế đất đai của người dân ở các xã Kỳ Anh cho Formosa? Chính quyền địa phương được lợi gì khi “bán rẻ” tương lai đất nước cho một doanh nghiệp nước ngoài như Formosa? Liệu tương lai của 155 em học sinh sẽ ra sao?
Ngay trong ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ đã căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Lời Người vẫn còn vang vọng đâu đây, vậy mà người ta đã vội vàng quên đi và ngang nhiên ngăn cấm, cản trở điều được ví như “lợi ích trăm năm” đối với phát triển đất nước. Liệu rằng những con người ấy có xứng đáng cái ghế đang ngồi và với mỗi đồng tiền thuế là mồ hôi nước mắt của người dân hay không?
Phụ huynh của 155 em học sinh ở Đông Yên tự tổ chức khai giảng năm học mới
Thùy Linh
Theo NTD
Tăng thời gian hỗ trợ ngư dân thiệt hại do cá chết
Thủ tướng vừa quyết định tăng thời gian hỗ trợ gạo từ 1,5 tháng lên tối đa 6 tháng, kéo dài việc thu mua, tạm trữ hải sản được hỗ trợ lãi suất thêm 1 tháng... nhằm hỗ trợ ngư dân.
Ngày 25/6, Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tới các bộ, ngành, UBND các tỉnh về tăng thời gian hỗ trợ ngư dân, diêm dân 4 tỉnh miền Trung gặp thiệt hại do cá chết.
Theo đó, Thủ tướng có quyết định ngày 25/6, sửa đổi bổ sung cho quyết định ngày 9/5, về hỗ trợ khẩn cấp cho ngư dân Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường.
Chính phủ quyết định hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian tối đa 6 tháng, đối với các nhân khẩu thuộc hộ gia đình chủ tàu và hộ gia đình của lao động trên tàu khai thác hải sản ở vùng ven bờ, vùng lộng không lắp máy hoặc lắp máy có công suất dưới 90 CV, hộ gia đình làm nghề muối và hộ gia đình làm dịch vụ hậu cần nghề cá bị ảnh hưởng trực tiếp.
Bộ trưởng TT-TT Trương Minh Tuấn và Phó chủ tịch tỉnh Quảng Bình Trần Tiến Dũng chọn mua mỗi người 2 con cá ngừ của ngư dân vào tối 30/4. Ảnh: Hoàng Như.
Ngoài ra, các doanh nghiệp, chủ vựa, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá có hoạt động thu mua, dịch vụ hậu cần nghề cá, được vay vốn tín dụng tại các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định, với lãi suất thấp nhất áp dụng cho lĩnh vực ưu tiên, kỳ hạn ngắn và được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất, trong thời gian tạm trữ tối đa 6 tháng để thu mua, tạm trữ hải sản từ ngày 5/5 đến 5/7.
Như vậy, quyết định này của Thủ tướng đã tăng thời gian hỗ trợ gạo từ 1,5 tháng lên tối đa 6 tháng; bổ sung đối tượng hỗ trợ là hộ gia đình làm nghề muối; kéo dài thời gian thu mua, tạm trữ hải sản được hỗ trợ lãi suất thêm 1 tháng.
Trước đó, từ ngày 6-18/4, tại khu vực ven biển thuộc địa phận các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã xảy ra hiện tượng thủy sản nuôi trồng và thủy, hải sản tự nhiên chết bất thường, không rõ nguyên nhân.
Hiện tượng này đã gây thiệt hại về kinh tế, môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động nuôi trồng, khai thác, sản xuất, kinh doanh thủy, hải sản, gây tâm lý hoang mang cho người dân.
Đường dây nóng hỗ trợ ngư dân miền Trung Bộ Công Thương đã có công văn hỏa tốc công bố 3 số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho ngư dân các tỉnh miền Trung. Các số điện thoại đường dây nóng gồm: ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - 0979 815 668; ông Dương Thái Trung, Trưởng phòng Thương mại nông sản vật tư và hàng tiêu dùng, Vụ Thị trường trong nước - 0906 725 555; Phòng Thương mại nông sản vật tư và hàng tiêu dùng - 04 2220 5359.
Theo Việt Đức (zing)
Đã tìm ra nguyên nhân cá chết nhưng chưa thể công bố Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông khẳng định đã tìm ra nguyên nhân cá chết song cần thận trọng, phản biện thêm trước khi công bố và đặc biệt là cần có bằng chứng về pháp lý để có cơ sở xử lý thủ phạm. Đã biết nguyên nhân cá chết nhưng chưa thể công bố. ẢNH TN Thông tin này được...