“Đừng bắt trẻ học bằng sự ép buộc chán chường!”

Theo dõi VGT trên

Góp ý vào dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (GDPTTT) vừa được Bộ GDĐT công bố, TS Vũ Thu Hương – Giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (ảnh) cho rằng, chương trình mới còn rất nặng nề, trong khi vấn đề sống còn là năng lực tự bảo vệ, chăm sóc bản thân lại bị coi nhẹ.

Có thay đổi nhưng vẫn còn băn khoăn

Bà nhận xét gì về những điểm mới, tích cực từ dự thảo chương trình GDPTTT vừa được Bộ GDĐT đưa ra lấy ý kiến?

- Chương trình này được kỳ vọng sẽ là chương trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo nước nhà. Là người làm trong ngành giáo dục tiểu học gần 20 năm, tôi cũng kỳ vọng rất nhiều vào chương trình lần này. Cảm giác đầu tiên của tôi khi đọc chương trình là sự thay đổi thấy rõ so với chương trình hiện nay, khi tác giả đã quan tâm nhiều hơn đến năng lực, phẩm chất, đạo đức và đưa nhiều môn học mới, mục tiêu mới cho các môn học. Ở cấp trung học phổ thông, các môn học nghề nghiệp đã xuất hiện nhiều hơn, phục vụ mục đích định hướng nghề nghiệp cho trẻ. Tuy nhiên, chương trình vẫn còn nhiều vấn đề khiến tôi băn khoăn.

Đừng bắt trẻ học bằng sự ép buộc chán chường! - Hình 1

Trong chương trình giáo dục mới, tổng thời lượng chương trình ở lớp 1, 2, 3 là 1.147 tiết, ở lớp 4, 5 là 1.184 tiết, vẫn quá cao so với mục tiêu giảm tải. ảnh: Tư liệu

Vậy còn những điểm gì trong chương trình này theo bà cần phải điều chỉnh?

- Chương trình có nhiều điểm chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Thứ nhất, chương trình được xây dựng thống nhất ở mọi miền, mọi tỉnh thành của đất nước. Đây là chương trình bắt buộc đối với học sinh toàn quốc. Tuy nhiên, đặc thù đất nước ta trải dài trên gần 20 vĩ độ, với các vùng núi, cao nguyên, đồng bằng, miền biển có nhiều nét địa phương rất riêng. Việc xây dựng một chương trình thống nhất chắc chắn sẽ gây ra những nét chênh so với nhu cầu dân cư từng vùng miền.

Ví dụ: Ở khu vực miền núi, vùng cao, học sinh sẽ cần học nghề sản xuất nông nghiệp. Với các môn học như tin học ứng dụng, khoa học máy tính, thiết kế và công nghệ, tính hiệu quả trong giáo dục sẽ không cao. Vì thế, nên chăng chúng ta cần xây dựng một mô hình giáo dục có các nhánh dành riêng cho những vùng dân cư có nét đặc trưng như khu vực vùng cao, khu vực vùng biển…

Trong mục “Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực”, các tác giả đã nêu ra một số năng lực cần có của người thanh viên Việt Nam sau khi tiếp nhận chương trình giáo dục mới như: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo… Tuy nhiên, mục sống còn, quan trọng nhất thì chưa thấy được đặt ra ở đây dưới dạng năng lực nào. Theo tôi, năng lực tự bảo vệ và chăm sóc bản thân là quan trọng hàng đầu, cần phải bổ sung để đảm bảo sự an toàn và lành mạnh cho các học sinh. Mục này nên đặt ra thành một mục riêng vì tính chất quan trọng của nó thay vì ghép với năng lực tự chủ. Khi đó, tầm quan trọng của năng lực tự bảo vệ và chăm sóc bản thân sẽ bị coi nhẹ.

Đừng bắt trẻ học bằng sự ép buộc chán chường! - Hình 2

Video đang HOT

Biểu đồ so sánh tổng thời lượng tiết học mỗi năm, cấp tiểu học của 3 nước Việt Nam, Nhật Bản, Phần Lan (TS Vũ Thu Hương)

Nhiều người cho rằng, với chương trình mới này, áp lực học tập của học sinh không những không được giảm tải mà còn tăng lên. Bà nghĩ sao về điều này?

- Về thời lượng học tập, chúng ta kêu gọi giảm tải cho học sinh, nhưng số lượng tiết học ở chương trình vẫn quá cao so với các nước trên thế giới. Tổng thời lượng chương trình mới ở lớp 1, 2, 3 là 1.147 tiết, ở lớp 4, 5 là 1.184 tiết. So với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, Phần Lan… học sinh Việt Nam vẫn phải học nhiều hơn từ 100-200 tiết học. Với thời lượng nhiều như vậy, liệu trẻ có bị quá tải, đặc biệt khi tâm lý sính thành tích của phụ huynh vẫn còn rất nặng nề và tình trạng dạy thêm học thêm, học nâng cao vẫn phổ biến khắp cả nước?

Cơ sở vật chất, đặc biệt là giáo viên được coi là điều kiện tiên quyết cho thành công của đề án, theo bà, hiện 2 yếu tố này Việt Nam có đủ để đáp ứng?

- Theo tôi nghĩ, hai yếu tố này không có nhiều ảnh hưởng lắm đến hiệu quả giáo dục. Điều quan trọng chính là ở quan niệm và phương pháp giáo dục của các thày, cô giáo và sự bố trí thời gian, phân phối hoạt động học tập của các học sinh. Bản thân tôi đã từng đứng lớp của tất cả các cấp học từ mầm non đến đại học. Tôi nhận thấy, khi dạy trẻ bằng tâm lý học, thuyết phục và thảo luận với trẻ, trẻ rất hợp tác chứ không có chút khó khăn gì. Tuy nhiên, hiện giờ ngôi trường không có tiếng quát mắng trẻ dường như không hề tồn tại trên đất nước Việt Nam. Khi đó, tính hiệu quả giáo dục không thể cao vì trẻ học bằng sự ép buộc chán chường chứ không phải bằng niềm vui thích.

Còn thiếu bộ môn mang tính riêng biệt

Ở khu vực miền núi, vùng cao, học sinh sẽ cần học nghề sản xuất nông nghiệp. Với các môn học như tin học ứng dụng, khoa học máy tính, thiết kế và công nghệ, tính hiệu quả trong giáo dục sẽ không cao. Vì thế, nên chăng chúng ta cần xây dựng một mô hình giáo dục có các nhánh dành riêng cho những vùng dân cư có nét đặc trưng như khu vực vùng cao, khu vực vùng biển…”.

TS Vũ Thu Hương

Về các môn học mới, bổ sung, sửa đổi có đáp ứng được mục tiêu hình thành nhân cách con người lý tưởng mà chương trình hướng tới không, thưa bà?

- Mục tiêu của chương trình nhấn mạnh việc hình thành và phát triển hài hòa thể chất và tinh thần, có phẩm chất tốt đẹp. Tuy nhiên, thời lượng môn học giáo dục lối sống, giáo dục công dân ở cấp tiểu học và THCS ít hơn hẳn so với các môn học khác. Ở cấp THPT, môn pháp luật là bộ môn rất quan trọng, được đặt chung với môn kinh tế. Điều đó sẽ khiến chúng ta nhầm tưởng rằng đây là môn học giáo dục nghề nghiệp hơn là một bộ môn đào tạo con người sống và làm việc theo pháp luật.

Hiện nay thế giới đang đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức do biến đổi khí hậu và các thảm họa môi trường. Tuy nhiên, chương trình không có bộ môn riêng biệt về các nội dung này. Các kiến thức quan trọng về môi trường và phát triển bền vững chỉ được đề cập đến trong các môn cuộc sống quanh ta, tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội ở cấp tiểu học, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở THCS. Với thời lượng ít ỏi, rõ ràng chúng ta không thể kỳ vọng nội dung này sẽ được dạy đầy đủ cho học sinh.

Đừng bắt trẻ học bằng sự ép buộc chán chường! - Hình 3

Bảng so sánh số tiết học mỗi năm của từng môn học giữa lớp tiểu học của Việt Nam và Nhật Bản (TS Vũ Thu Hương).

Ở cấp THPT, các môn nghề đã xuất hiện trong chương trình. Tuy nhiên, các môn giáo dục nghề lại tập trung vào tin học, máy tính, công nghệ. Trong khi đó, Việt Nam là một nước nông nghiệp với các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp có rất nhiều tiềm năng phát triển. Rõ ràng, với những môn thiên về máy tính, hiệu quả sử dụng kiến thức các môn học này cho nghề nghiệp tương lai của một bộ phận lớn thanh niên sau này không cao.

Kỳ vọng của bà về chương trình tổng thể sẽ làm thay đổi diện mạo giáo dục, diện mạo học sinh trong tương lai như thế nào?

- Tôi không kỳ vọng quá nhiều vào những điều cao xa. Điều tôi ước mong chỉ là học sinh Việt Nam an toàn, tử tế và hữu ích.

Xin cảm ơn bà!

Theo Danviet

Chương trình giáo dục phổ thông mới: E ngại cả thầy và trò bị quá tải

Chương trình giáo dục phổ thông mới còn nặng, mục tiêu quá tham vọng, môn học không giảm, thời gian thực hiện gấp gáp... Theo các chuyên gia giáo dục, những khó khăn này có thể khiến giáo viên và học sinh gặp nhiều áp lực.

Quá tải, thiếu thực tế

GS Phạm Tất Dong (Hội Khuyến học Việt Nam) cho rằng, chương trình tiểu học cần phải hết sức ổn định. "Ở cấp học này không nên yêu cầu quá nhiều ở học sinh, bởi các em sẽ khó làm được. Bậc tiểu học, các em chỉ cần căn bản nhất là đọc thông viết thạo, làm mấy phép tính thật chắc chắn, viết không sai ngữ pháp, yêu cha mẹ, thầy cô, chăm chỉ lao động làm những việc nhỏ. Không thể cho học các thứ "trên trời" rồi sau này nhận hậu quả là các nghiên cứu sinh cũng viết sai chính tả" - GS Dong nói.

Dạy tiểu học hơn 10 năm, cô Đỗ Thị Thảo (TP.Vinh, Nghệ An) cho biết, đối với việc thay đổi chương trình, đặc biệt là cấp tiểu học, ngoài những môn học bắt buộc như toán, ngoại ngữ, tiếng Việt còn có thêm nhiều môn học phân hóa khác như thế giới công nghệ, giáo dục thể chất, trải nghiệm, rồi tự học có hướng dẫn...

Chương trình giáo dục phổ thông mới: E ngại cả thầy và trò bị quá tải - Hình 1

Đổi mới chương trình sẽ càng khiến học sinh quá tải hơn (Ảnh minh họa: Học sinh trường THPT Chu Văn An, Hà Nội). ảnh: Nguyễn Thiêm

"Nếu chương trình như thế này, bắt buộc các cấp học đều phải học đủ 2 buổi/ngày mới tải hết. Hiện, quy định học 2 buổi/ngày chưa phải là quy định bắt buộc, nhiều trường vẫn chưa thực hiện được. Để làm được, các trường phải có đủ cơ sở vật chất, đủ giáo viên, có hỗ trợ... nếu không giáo viên không thể gồng mình với số lượng học sinh quá lớn/lớp, loay hoay trong các lớp học chật chội không đủ chuẩn mà đổi mới thành công được" - cô Thảo nói.

Lãnh đạo một số trường THPT khác cũng cho rằng, số tiết học của chương trình cũ và mới đều khoảng 30 tiết/tuần, riêng lớp 10 phải học 15 môn là tăng chứ không giảm tải. "Học sinh lớp 11, 12 bị bắt buộc học tới 4 môn: Toán, văn, ngoại ngữ, quốc phòng và 4 môn tự chọn là 8 môn. Với số môn nhiều như vậy học sinh sẽ không có sức và thời gian dành cho các môn định hướng nghề nghiệp. Vì vậy, cần điều chỉnh 2 năm cuối cấp này chỉ cần 2 môn tự chọn là đủ" - lãnh đạo một trường THPT đề xuất.

Trong khi đó, ông Trần Trung Dũng - Giám đốc Sở GDĐT Hà Tĩnh thì lo ngại, ở lớp 11 và lớp 12 có tới 6 môn bắt buộc và tự chọn tối thiểu 5 môn. "Nếu cho các em tự chọn, tôi sợ rằng với nhiều địa phương có truyền thống ham học như Hà Tĩnh, các em sẽ chọn hết và không bỏ môn nào, như vậy mục tiêu đặt ra sẽ không đạt được, các trường lại khó khăn trong việc sắp xếp giáo viên, cơ sở vật chất" - ông Dũng nói.

Ngoài ra, GS Dong cũng cho rằng kỳ vọng phát triển nhân lực qua các môn học từ cấp trung học là xa vời. "Hiện nay cơ sở vật chất chưa đáp ứng được đủ nên chương trình đặt ra mục tiêu vừa phải thôi. Cấp phổ thông chỉ cần định hướng để học sinh ra trường có thể học ĐH được, còn phát triển nhân lực thì bậc ĐH phải gánh. Đừng tham vọng trường phổ thông có thể góp sức vào nhân lực" - GS Dong cho biết.

Sách giáo khoa "chưa đâu vào đâu"

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, điều kiện vật chất ở các địa phương không đáp ứng là rào cản và nguyên nhân lớn nhất khiến chương trình học ở Việt Nam luôn quá tải, trong khi số tiết học của học sinh Việt Nam chỉ bằng 63 - 65% các nước lân cận. Ông Thuyết cho rằng chỉ còn cách chuẩn bị cơ sở vật chất tốt để học sinh học 2 buổi/ngày mới tháo gỡ được khó khăn.

Trong khi đó, không ít chuyên gia lo ngại về thời gian áp dụng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vào ngay trong năm học 2018 - 2019 khi sách giáo khoa mới còn... chưa đâu vào đâu.

GS Nguyễn Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT phân tích, chương trình giáo dục tổng thể là một sự đổi mới toàn diện và căn bản. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 17 tháng để xây dựng chương trình từ môn học và ra bộ sách giáo khoa cho các lớp đầu cấp thì quá cập rập. "Chương trình mới đặt ra nhiều quyết sách, ví dụ học sinh cả 3 cấp học nên học cả ngày thay vì chỉ học một buổi như hiện tại. Sĩ số lớp quá đông làm sao giáo viên xử lý giờ học tốt. Hay thiết bị thực nghiệm liệu có đủ chuẩn để phục vụ các hoạt động trải nghiệm, thực hành? Ngoài ra còn có rất nhiều môn học mới, việc xây dựng nội dung cho mỗi môn học này cũng mất rất nhiều thời gian. Bộ GDĐT cần ráo riết hơn may ra mới kịp" - ông Hạc nói.

Theo GS Hạc, việc chuẩn hóa giáo viên theo yêu cầu của chương trình mới cũng là một rào cản lớn. Chương trình "vẽ" ra dù hay đến mấy mà người dạy không tương ứng thì khó có thể thành công được.

Đồng tình với điều này, thầy Phạm Quang Dũng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hương Giang (Hương Khê, Hà Tĩnh) cũng cho rằng, hiện tại nhiều giáo viên đã công tác trong ngành 15 - 20 năm thường có tâm lý rất ngại đổi mới. Chính vì vậy, đòi hỏi thầy cô phải có sự tận tâm, yêu nghề, linh hoạt chủ động điều chỉnh mới có thể thích nghi với điều kiện mới. /.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

An Giang: Sập cầu T6 khiến xe tải chở 30 tấn gạch rơi xuống kênh
13:26:34 13/11/2024
Lốc xoáy khiến 36 nhà dân ở thị xã Đức Phổ bị tốc mái
14:11:22 13/11/2024
Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể
19:21:02 13/11/2024
Xác minh clip sau va chạm giao thông, người đàn ông bị còng tay
15:22:37 13/11/2024
Tìm thấy thi thể trẻ bị đuối nước trên bãi tắm Sao Biển
13:20:09 12/11/2024
TP.HCM bất ngờ mưa to trắng trời, sấm sét lớn
11:13:02 13/11/2024
Bão số 8 suy yếu, hai bão Usagi và Man-yi nối đuôi nhau gây tình hình phức tạp
13:02:34 13/11/2024
Học sinh lớp 5 đuối nước khi tắm ao, bạn đi cùng sợ hãi không dám báo
15:16:58 13/11/2024

Tin đang nóng

Đoạn clip quá khứ của Hoa hậu Thanh Thủy bất ngờ hot rầm rộ
07:04:45 14/11/2024
Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người
06:48:15 14/11/2024
Sau đám tang của bố chồng, tôi sốc ngất phát hiện trong tủ của ông có một tờ giấy khám thai 2 tháng
07:52:23 14/11/2024
Hot nhất MXH: Dương Tử bị tố đánh đổi thân xác, quan hệ với nhà đầu tư để lấy vai
08:09:50 14/11/2024
Hé lộ cuộc điện thoại đáng chú ý của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời trước khi đột ngột qua đời
07:07:46 14/11/2024
Ly hôn 4 năm, chồng cũ lần đầu đến thăm vợ cũ, nghe con vô tư hỏi mẹ một câu mà anh lặng người
07:40:38 14/11/2024
Tình cờ thấy mẹ chồng giặt đồ lúc sáng sớm, tôi tức giận muốn bật khóc, cất luôn số tiền định biếu bà
07:44:53 14/11/2024
Thông tin cực hiếm về chồng Thái Trinh: Là doanh nhân ngành nhựa, kém vợ 6 tuổi
07:11:14 14/11/2024

Tin mới nhất

Vụ lật xe chở dăm gỗ ở Bình Định: Chia sẻ nỗi đau người ở lại, mong pháp luật xử lý nghiêm

20:11:25 13/11/2024
Thời điểm xảy ra vụ tai nạn, cơ quan chức năng làm việc với tài xế lái xe và chủ doanh nghiệp này. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng cho biết, đây là loại ô tô tải có mui, được sản xuất năm 2008, niên hạn sử dụng đến năm 2033; được phép c...

Đường sắt Bắc - Nam qua Hà Tĩnh ách tắc do sự cố tàu trật bánh

20:07:38 13/11/2024
Sau khi xảy ra vụ cố, ngành đường sắt đã phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan phong tỏa khu vực, huy động phương tiện, nhân lực đến hiện trường cứu hộ, cứu nạn.

Chủ tịch xã ở Nghệ An để lại thư, tử vong trong tư thế treo cổ

18:58:45 13/11/2024
Ông H.Đ.H, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hoàn (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) vừa được người thân phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ.

TP.HCM: Sau tai nạn, tài xế xe máy đập bể kính ô tô

14:48:42 13/11/2024
Ngày 13.11, mạng xã hội lan truyền các đoạn clip ghi lại cảnh ô tô công nghệ xảy ra tai nạn giao thông với xe máy, khiến người trên xe máy ngã xuống đường. Sau đó tài xế xe máy dùng mũ bảo hiểm đập bể kính chắn gió ô tô.

Bão số 8 suy yếu, miền Trung mưa lớn

10:11:57 13/11/2024
Ngày và đêm 13-11, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-10, giật cấp 12. Biển động rất mạnh.

Tìm thấy thi thể học sinh mất tích khi tắm biển Đà Nẵng

17:11:57 12/11/2024
Theo đó, khoảng 6h ngày 12/11, một số người dân đi tập thể dục sáng thì phát hiện một thi thể trôi dạt vào bờ nên khẩn trương trình báo cơ quan chức năng.

Xuất hiện cơn bão mới, Hải Phòng ban hành công điện ứng phó

16:13:34 12/11/2024
Cùng với đó, chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời hỗ trợ nhân dân, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả bão, lũ.

Bình Định: Chủ động ứng phó với mưa lớn

13:16:38 12/11/2024
Đơn vị chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa nước và hạ du; chủ động vận hành hồ chứa đảm bảo dung tích đón lũ theo quy định; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống c...

Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, gió giật cấp 12 ở Bắc Biển Đông

13:10:36 12/11/2024
Từ đêm 13/11, mưa lớn kết thúc ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét cấp 1.

Vụ tai nạn giữa 3 xe máy làm 2 học sinh tử vong: Chưa ai có bằng lái xe

09:36:54 12/11/2024
Theo Công an Hà Nội, vụ tai nạn giữa 3 xe máy tại đường Ỷ Lan (Gia Lâm, Hà Nội) đã làm 2 người chết và 4 người bị thương. Các nạn nhân đều là học sinh và chưa ai có bằng lái xe.

Vùng áp thấp tan trên biển Quảng Ngãi - Phú Yên, bão số 8 giật cấp 12

09:32:29 12/11/2024
Bão số 7 Yinxing đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Đồng thời, Biển Đông đón bão số 8, giật cấp 12 trong sáng nay, nhưng dự báo sẽ tan luôn trên biển.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

20:03:28 11/11/2024
Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2; Riêng khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển ngoài khơi từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định: cấp 3.

Có thể bạn quan tâm

Italy ủng hộ năng lượng hạt nhân thay cho nhiên liệu hóa thạch

Thế giới

10:12:51 14/11/2024
Về vấn đề này, Thủ tướng Meloni tuyên bố rằng Italy sẽ phân bổ một khoản tiền lớn trong ngân sách hơn 4 tỷ euro của Quỹ Khí hậu của nước này dành cho châu Phi và sẽ tiếp tục hỗ trợ các sáng kiến như Quỹ Khí hậu Xanh.

Nên sấy tóc hay để tóc khô tự nhiên sau khi gội?

Làm đẹp

09:54:15 14/11/2024
Mặc dù sấy tóc giúp tóc khô nhanh chóng, nhưng nếu bạn muốn tạo kiểu tóc đẹp, bạn sẽ phải bỏ thêm thời gian để chải, vuốt tóc sao cho vào nếp.

Công dụng tuyệt vời của vỏ dưa chuột

Sức khỏe

09:49:36 14/11/2024
Bên cạnh đó, vỏ dưa chuột còn giúp làm sạch và cân bằng độ ẩm cho da, giữ cho làn da luôn mịn màng và sáng khỏe. Bạn cũng có thể nghiền vỏ dưa chuột thành bột đắp lên vùng da bị mụn.

Vai chính Vĩnh Dạ Tinh Hà vốn là của mỹ nhân này: Nhan sắc lấn lướt Ngu Thư Hân nhưng diễn dở thôi rồi

Hậu trường phim

07:53:59 14/11/2024
Nhờ sự hòa hợp tới 99% nhân vật nên Ngu Thư Hân diễn lố nhưng không bị khán giả ghét, đồng thời Vĩnh Dạ Tinh Hà đạt thành tích khả quan.

Sao Việt 14/11: Thanh Lam nhớ bạn trai, Kim Lý đón sinh nhật cùng vợ con

Sao việt

07:48:51 14/11/2024
Diva Thanh Lam đăng ảnh để bày tỏ nỗi nhớ bạn trai bác sĩ, Hồ Ngọc Hà cùng các con tổ chức tiệc sinh nhật cho Kim Lý.

Ly hôn chồng rồi bỏ quê lên thành phố, ngày trở về tôi lặng người khi thấy cảnh tượng trong bệnh viện

Góc tâm tình

07:48:08 14/11/2024
Chồng cũ thấy tôi đến thì chỉ nói nghe tin tôi về nên anh có mua cơm cho tôi, vì anh biết tôi sẽ không kịp ăn uống mà chạy vào viện.

Lan man dã quỳ...

Du lịch

07:37:36 14/11/2024
Dân cư mạng đã điểm, suốt dọc dài đất nước Việt Nam, từ Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Tam Đảo, Ba Vì, Ninh Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Lâm Đồng... đang xôn xao bởi dã quỳ về rồi...

Tử vi 3 năm tới (2025 - 2026 - 2027): Top con giáp trúng số phát tài, trở thành đại gia có số má

Trắc nghiệm

07:33:14 14/11/2024
Thần tài đợi sẵn ở cửa nên 3 năm tới chính là thời hoàng kim giúp những con giáp may mắn này có tiền tài rủng rỉnh, cứ vơi lại đầy, mua nhà lầu, sắm xe sang chỉ là chuyện nhỏ.

Bị cáo Trương Mỹ Lan đem khu đất 152 Trần Phú bị thu hồi đi khắc phục hậu quả

Pháp luật

07:27:39 14/11/2024
Mặc dù dự án 152 Trần Phú (quận 5, TPHCM) đã bị UBND TPHCM thu hồi, nhưng bị cáo Trương Mỹ Lan vẫn đưa dự án này vào danh sách tài sản dùng để khắc phục hậu quả.

Nam chính phim Việt giờ vàng nhận mưa lời khen vì diễn "hay dã man", cảnh khóc nức nở khiến netizen rơi nước mắt

Phim việt

07:18:08 14/11/2024
Mới đây, Doãn Quốc Đam trở thành cái tên gây sốt cõi mạng bởi khả năng nhập vai xuất thần trong một phân đoạn ở tập 32.

Riot Games thay đổi hệ thống giải đấu Valorant, game thủ Việt sẽ ra sao?

Mọt game

07:10:56 14/11/2024
Cộng đồng game thủ Việt Nam chắc chắn đã biết đến thông tin Riot Games hạ cấp giải đấu LMHT VCS. Điều này cũng đồng nghĩa với việc VCS sẽ trở thành giải đấu hạng 2 và các đội tuyển phải thi đấu tranh tấm vé đến các sân chơi