Đừng bắt anh làm người khác
Đừng bắt anh phải giống người này, người nọ. Bởi anh sinh ra vốn đã thế và sẽ mãi là thế.
Cha mẹ sinh ra anh vốn thế. Gầy gò, nhỏ con, chẳng được sáng sủa, đẹp trai bằng anh bằng em. Anh cũng không được thừa kế nhà cao cửa rộng của mẹ cha; cũng không giỏi giang để làm kỹ sư, bác sĩ; anh càng không biết cách làm giàu…
Anh chỉ là một người thợ bình thường nhưng có một tình yêu sâu sắc dành cho vợ và các con. Anh có thể nhịn ăn, nhịn mặc, bỏ thuốc lá để bữa cơm của vợ con có thêm thịt cá, để con mình có áo mới ngày tựu trường tươm tất. Anh có thể mặc quần áo cũ dể dành tiền mua tặng vợ một đôi giày, một thỏi son để em thêm rạng rỡ mỗi khi bước ra đường. Anh có thể thay em nấu cơm, giặt quần áo để em có thời giờ học hành, tiến bộ bằng chị bằng em…
Anh đã nỗ lực hết mình, đã làm việc siêng năng chăm chỉ; đã tận tụy vì vợ, vì con… (Ảnh minh họa)
Anh có thể làm rất nhiều thứ bình thường như thế. Nhưng anh không thể giống như anh A. nào đó chiều nào cũng lái xe hơi đến công ty đón vợ. Anh không thể như chồng chị B. kia tháng nào cũng đưa vợ con đi Vũng Tàu, Long Hải đổi gió. Anh cũng không thể như chồng chị C. nọ tối tối lại đưa vợ đến những quán cà phê sang trọng… Trong mắt em, đó mới là những người chồng “đáng mặt làm chồng”; còn người ở bên cạnh em sao lôi thôi, nhếch nhác; sao chẳng giống chồng của người ta…
Video đang HOT
Mỗi lần nghe em vô tư nói vậy, anh lại thấy buồn. Dù em chẳng có ý này ý nọ nhưng để cho vợ con mình kém chị, thua em thì với một người đàn ông như anh, thật đáng hổ thẹn. Anh đã nỗ lực hết mình, đã làm việc siêng năng chăm chỉ; đã tận tụy vì vợ, vì con… Anh đáng được nhận những lời tốt đẹp hơn là sự chê bai, so sánh.
Đừng bắt anh phải giống người này, người nọ. Bởi anh sinh ra vốn đã thế và sẽ mãi là thế…
Theo VNE
Một thủa ngốc
Phong nài nỉ: "Cậu vào đội bóng nữ đi". Còn chưa chạm vào quả bóng bao giờ nên nó chối đây đẩy. Song rốt cuộc lời "dụ dỗ" của tên bạn nối khố quá ngon ngọt đã khiến nó dại dột... gật đầu.
Cũng vì quý Phong, bên Phong nó thấy vui nên chăm chỉ, đều đặn mỗi buổi chiều lại cặm cụi theo cậu học, đá bật tường, rê bóng và sút vào lưới...
- Phải biết cướp bóng. Cần thể lực để chạy nhanh, khỏe và thật khéo léo nữa. Có khi phải dùng cả tiểu sảo ngáng chân, lỡ đà đối phương sẽ ngã, cỏ êm nên không đau lắm đâu. Đừng lo bị thẻ, các thầy làm trọng tài ai nỡ phạt.
Phong không hổ danh là cầu thủ trong đội tuyển của trường, chính thế nên cô chủ nhiệm mới phân công cậu lập và huấn luyện đội bóng nữ nhân 8/3.
Sau hôm đó nó cùng đám con gái bỏ công chạy hùng hục giành bóng với Phong. Hí hửng khi cướp được nhưng chỉ một lúc sau thì mặt méo nhệch khi bị ngáng ngã dúi dụi, lem luốc mặt mày. Phong cười hềnh hệch:
- Va chạm cho quen, đến khi chai sẽ không thấy đau nữa.
Nó cố gắng hết sức đúng ra là vì cảm động khi Phong quá nhiệt tình, nếu không tiến bộ thì thật áy náy. Nó từ bỏ thói quen ngủ nướng, sáng sáng chịu khó dậy sớm cùng Phong, chạy bộ hòng tăng thể lực. Đến bữa, mệt nhưng vẫn cố ăn để lấy sức. Nó cảm thấy người như rắn rỏi, khỏe mạnh hơn.
Ngày thi đấu cận kề, lớp nó càng thêm náo nức. Mỗi cá nhân tập riêng sau đó thì tổ chức đá thành đội, bài bản ra trò. Nó hậu vệ cùng Yến được mấy "thầy" khen nắc nỏm. Sắp đến ngày thi, mọi người thi nhau tập luyện hăng say. Chiều đó như thường lệ chúng xuống sân tập nhưng vì ra sau sân vận động của trường đã kín, nếu xuống sân thị xã e muộn. Phong nảy ra sáng kiến khi nhìn thấy một lớp đang luyện: "Thử đấu với lớp Toán đi".
Nó à lên: "Lớp Hoa chứ gì?"
Phong và Hoa là bạn "Thanh mai trúc mã" mẹ hai đứa làm cùng nhau nên vẫn hay gán ghép. Mẹ Phong hay khen Hoa khiến nhiều khi nó ghen tị và chạnh lòng. Cảm giác chống chếnh thoáng qua, nó vội gạt đi để bước vào trận đấu, tất cả hối hả chạy đua với thời gian. Hì hục tranh, giành, rê và sút... Đội nó để lọt lưới một quả, công bằng mà nói đội bạn đá có kĩ thuật, được đầu tư thời gian và khoẻ hơn bọn nó nhiều. "Cả trẻ, đẹp hơn nữa" nó trêu Phong lúc nghỉ giữa hiệp, cậu ấy im lặng.
Bị dẫn trước nên đội nó nóng nảy tràn lên tấn công, còn mỗi nó và "cô thủ môn tội nghiệp" ở lại trông "nhà". Bỗng nó thấy một cơn lốc màu đỏ của đội bạn đang dốc bóng phi về phía cầu môn của mình. Mắt nó mờ đi hớt hải lao lên chặn. "Cơn bão" tiếp tục ập qua người nó, lách nhanh sang. Quyết tâm giữ vững khung thành nó vội vàng dồn theo, trước vạch 16m50, nhớ đến bài học của Phong nó khéo léo xoay bàn chân sang phải, "Bão" ngã sóng soài, quả bóng từ từ lăn, thủ môn dễ dàng tóm được. Nó nhìn sang mới biết mình vừa "hạ" Hoa, chợt áy náy. Đội nó cầm cự khó nhọc đến phút cuối và thua.
Đá chính thức nó không dám giở "ngón nghề" và dịp đó lớp nó đứng gần bét trường song đã trở thành một kỉ niệm đẹp thời đi học, khi nó hiểu ra con tim đang đập khác lạ mỗi khi gặp Phong. Nó chỉ dám ấp ủ tình cảm ấy cho riêng mình.
Biết các môn thi tốt nghiệp cả khối cắm đầu cắm cổ học đến gầy rạc, xơ xác dưới nắng hè oi ả, hoà nhịp cùng tiếng ve chát chúa. Nó không còn nhiều thời gian mà mơ mộng, chỉ thấy trống trải khi một ngày không được gặp cậu bạn nhiều tài lẻ. Nó tự dằn vặt và đau lòng khi tưởng tượng ra "họ" đang ngồi thư giãn đâu đó, tay trong tay lãng mạn. Bao lần nó ngập ngừng liều mạng định bắn tín hiệu sang Phong nhưng rồi lại thẹn thùng thôi ngay ý định "điên rồ" ấy. Đi học xa trong tim nó vẫn ấp ủ hình bóng Phong bên cây đàn với vẻ lãng tử.
Đã năm năm, giờ nó thơ thẩn nhớ về những gì đã qua. Tình cảm đầu đời, hai đứa đều thật... ngốc, vì mãi sau đến chơi nhà nghe em Phong trêu nó mới hay, Phong không thích Hoa mà cậu ấy mến nó nhưng cứ để dành. Thế rồi do trượt đại học nên ngại ngùng không dám nói.
Nó mím môi, rồi cười một mình lòng vẫn tiếc, giá thời gian quay trở lại...
Theo VNE
Có con non việc Cầm kết quả siêu âm mười mươi "đã có thai" trong tay mà tôi vẫn không muốn tin. Vậy là hết, công danh sự nghiệp đã đi đời. Khốn khổ thân tôi, đúng trong thời gian thử thách, lý ra chỉ còn chờ nốt dự án này hoàn thành, hệ thống lớn chấp nhận, rồi cứ duy trì công việc đều đặn thì...