Đừng bao giờ chọn cưới người vô tâm!
Tất cả mọi thứ trong cuộc hôn nhân này thật sự quá chán nản rồi. Mẩu xương trong bát canh giống như cuộc hôn nhân của chính Thu: “Ăn thì vô vị, vứt đi lại thấy tiếc”.
01
Thu lê bước chân về nhà sau giờ làm việc căng thẳng. Lên cầu thang bộ ở khu tập thể, cổ và lưng cô cứng đờ, đau nhức, mắt như hoa lên không nhìn thấy đường đi.
Vì tăng ca, Thu về nhà quá muộn, chồng cô đã ăn cơm từ trước. Lúc này, cơn đói như đang dày vò cô. Vì muốn về ăn cơm nhà để tiết kiệm tiền mà Thu còn không nỡ ăn lót dạ chiếc bánh mì bên ngoài.
Leo lên tầng 5 bước vào cửa, Hải – chồng Thu đang ngồi xem tivi với vẻ mặt vui vẻ. Có lẽ anh ta uống rượu nên mặt đỏ bừng. Trên bàn bếp bát đĩa ăn xong vẫn còn để ngổn ngang chưa rửa.
Thu mệt mỏi, quyết định ăn cơm tối trước khi tắm rửa hay dọn dẹp. Bữa tối nay chồng Thu nấu canh xương heo với khoai tây. Dùng muôi để múc canh ra bát, Thu nhìn thấy bên trong có 2-3 miếng sườn nhưng chỉ có xương, không hề có chút thịt nào cả. Thu nhìn bát canh mà muốn rơi nước mắt. Đây giống như một bát canh thừa để lại chứ không phải là phần đồ ăn chồng để ngay từ đầu cho Thu.
Ngồi nhìn bát canh, Thu thừ người. Nó như một tấm gương soi phản chiếu những gì đang xảy đến trong chính căn nhà của Thu: nhốn nháo, không có sự gắn kết, hỗn loạn và không có chút yêu thương nào.
Tất cả mọi thứ trong cuộc hôn nhân này thật sự quá chán nản rồi. Mẩu xương trong bát canh giống như cuộc hôn nhân của chính Thu: “Ăn thì vô vị, vứt đi lại thấy tiếc”.
02
Video đang HOT
Thu và Hải kết hôn được 3 năm nay. Thế nhưng dần dần Thu còn chẳng nhận ra người đàn ông mà cô cãi bố mẹ để cưới bằng được này nữa.
Thu còn chưa dám sinh con chỉ vì chồng mình không có chí tiến thủ và vươn lên. Anh tốt nghiệp một trường trung cấp dạy nghề nhưng mấy năm qua, làm ở đâu cũng chỉ được vài tháng là Hải nghỉ. Chỗ thì giờ giấc khắt khe, chỗ quản lý mặt cau có, chỗ khác giờ giấc không ổn định… Và đến bây giờ, Hải đã thất nghiệp được 2 tháng.
Thu đã nói đủ điều, phân tích mọi lẽ nhưng chỉ cần vợ lên tiếng, Hải lại cho rằng cô đang coi thường mình. Thu quá bất lực với chuyện của chồng. Anh ta kém chăm chỉ, không có ý chí nhưng lại rất ích kỷ và lười biếng và không biết cách quan tâm. Vậy mà ngày đó, khi bố mẹ Thu gặp lần đầu rồi thấy Hải không ổn, cô đã kiên quyết cãi lại và đòi cưới bằng được.
Thu là con một trong nhà, bố mẹ cưng chiều từ bé. Bởi vậy cô không bao giờ nghĩ bố mẹ phản đối mình điều gì. Vậy mà quyết định chọn người yêu và chọn chồng, bố mẹ lại muốn cô nghĩ lại khiến cho Thu tức tối. Sự ngăn cản của người lớn như chất xúc tác khiến tình yêu của cô bùng cháy hơn, đòi cưới bằng được.
Hồi đó, Thu mê mẩn cách nói chuyện của Hải nhưng đến bây giờ, cô chỉ cảm thấy “ sáng mắt ra”.
Thu nhớ lại lời mẹ cô nói hồi đó: “Đến nhà mình chơi, lúc con cầm cái bát để rơi xuống chân đau điếng, thay vì chạy đến dỗ dành con, nó lại quay sang dửng dưng bảo: “Mắt em để đâu, may bát không vỡ”. Lúc đó mẹ đã thấy người đàn ông này không ổn, muốn con suy nghĩ lại nhưng con cố chấp quá. Đàn ông lấy người thế nào cũng được nhưng vô tâm, dửng dưng, không biết quan tâm thì cuộc sống về sau chỉ toàn buồn tủi”.
Thế nhưng Thu cãi lời bố mẹ, cưới một người đàn ông chỉ dửng dưng, vô tâm với chính mình và vô tâm với cả gia đình, bây giờ có hối hận cũng chẳng biết làm gì được nữa.
03
Có nhiều người phụ nữ đang sống trong một cuộc hôn nhân có chồng mà như không. Họ phải đương đầu tất cả mọi thứ một mình, chẳng có ai cùng gánh vác. Tất cả những phương thức trao đổi, trò chuyện đều chẳng mang đến kết quả nào. Theo lẽ thường, đàn ông càng vô tâm, càng thất bại lại càng cố chấp, không bao giờ nghe theo lời góp ý hay đánh giá.
Với hôn nhân, những sự trao đổi, giãi bày giữa vợ chồng có vai trò vô cùng quan trọng. Nhưng nếu như đàn ông từ chối điều đó, bỏ ngoài tai tất cả thì làm sao hai bên có thể thấu hiểu cho nhau, giải quyết khúc mắc trong hôn nhân.
Thế mới nói, có một nguyên tắc chọn chồng mà phụ nữ cần phải ghi nhớ đó chính là đừng chọn người vô tâm. Đàn ông và phụ nữ là hai cá thể khác biệt, từ tính cách, suy nghĩ hay lối sống đều khác nhau. Nhưng nếu như giữa cả hai có sự yêu thương, quan tâm tỉ mỉ đến nhau thì cách thể hiện của họ sẽ khác rất nhiều.
Trong câu chuyện của Thu, cô được chồng để lại cho một bát canh thừa chỉ toàn xương xẩu. Nó như một giọt nước tràn ly bởi từ trước đó, người phụ nữ ấy đã quá nhiều lần đau khổ vì sự vô tâm, vô trách nhiệm của chồng mình. Thu nhiều lần tự vấn chính mình, hối hận về quyết định cãi lời bố mẹ để kết hôn chính là một biểu hiện cho cuộc hôn nhân trên đà thất bại.
Hai con người ở bên nhau đâu phải chỉ cần kết hôn là đã định sẵn yêu đương trọn đời. Bất cứ một điều gì sơ sẩy cũng có thể trở thành “đòn chí mạng”, giáng mạnh lên cuộc hôn nhân đó. Và nếu như gặp phải đàn ông vô tâm vô trách nhiệm thì rất khó để cùng xây đắp một tổ ấm hạnh phúc.
Vì sao hôn nhân dần nguội lạnh?
Em gái tôi vô cùng hạnh phúc trong ngày cưới. Em mãn nguyện nắm tay tôi lúc ra về "Chị ơi, em vô ngần hạnh phúc khi có anh ấy.
Em thấy mình là người quá may mắn".
Em nói đúng. Một người chồng hết mực yêu thương đến mức cuồng si. Em được chồng chiều chuộng từng ly từng tý, lúc nào cũng sợ xa vợ.
Quá một cũng chút cũng là dở. Ảnh minh họa.
Thế rồi, vì quá yêu, quá thương, quá cuồng, chồng em thành ra áp đặt suy nghĩ của mình lên vợ. Bỗng một ngày trở nên ghen tuông mù quáng, rồi biến thành người quản lý, can thiệp quá sâu tới mức xâm phạm sự riêng tư tối thiểu nhất của vợ. Chỉ một hành động vô tình vợ quan tâm đồng nghiệp nam, thăm hỏi họ cùng cả nhóm cũng bị bắt bẻ. Cuộc sống của vợ dần bị biến đổi theo hướng tiêu cực.
Rồi vào một ngày mưa dông, em vô cùng mệt mỏi khi đồng nghiệp nam cho mượn áo mưa mà bị chồng "chụp mũ" là có tình ý với họ. Trước sự chứng kiến của cả phòng, em xấu hổ và được một phen bẽ mặt với mọi người. Chưa hết, khi em cố giải thích thì vô tình lại làm chồng tức giận đẩy lên cao, anh ta ném chiếc chìa khóa vào mặt vợ. Chìa khóa đồng có cạnh nhọn làm chảy máu bên thái dương, suýt nữa thì gây nguy hiểm trên khuôn mặt em.
Chuyện đến mức này thì em không còn vui vẻ được nữa. Hôm tôi tới thăm, em nói "Chị ơi, giờ em mới hiểu, việc gì cũng vậy "quá đi một chút thật tồi tệ". Được một thời gian thì em làm đơn ly dị vì không thể chịu nổi cảnh bị chồng quản thúc và đối xử như một tù nhân nữa. Em quyết định rời xa người chồng không hẳn vì hết tình cảm, mà vì cảm thấy ngột ngạt trong cái gọi là tình yêu cuồng si đó của người chồng. Em rùng mình khi nghĩ tới tương lai phải gắn chặt đời mình với một người chỉ biết kiểm soát từng việc nhỏ.
Trái ngược với hoàn cảnh của em, chị họ tôi là lấy phải một người chồng quá thờ ơ với vợ. Anh chồng đối xử với mình bằng sự vô tâm quá đỗi. Anh dành thời gian cho nhiều thứ khác mà theo anh là rất quan trọng. Anh vui vẻ, hân hoan miệt mài không kể thời gian cho bạn bè, ăn nhậu, tán gẫu với đủ loại người. Người ta dành cho anh lời khen, kiểu như "xã giao giỏi" "thân thiện" hoặc "dễ gần" "người của xã hội", mà lại vô tình rất bàng quang với cảm xúc của vợ.
Anh làm cho vợ có cảm giác xa lánh vì sự lạnh nhạt của mình. Vợ lúc nào cũng ê chề cảm thấy tủi thân. Ốm không được một lời hỏi han. Đau không một viên thuốc. Anh vô tư bỏ mặc chị đi nghỉ mát cùng cơ quan.
Bố mẹ chị ốm, anh chẳng bao giờ hỏi han, chứ chưa nói gì đến thăm. Chẳng bao giờ biếu bố mẹ vợ đồng quà tấm bánh. Anh biện hộ "đàn bà lo việc ấy, chứ đàn ông ai để ý làm gì cho mệt". Anh chỉ biết hưởng thụ cuộc sống mà chi vun vén chứ tuyệt nhiên không chung tay vun đắp. Lâu dần, chị cảm thấy cô độc trong cuộc hôn nhân của mình.
Đỉnh điểm của sự thất vọng ở chị là hôm chị bị sảy thai do vấp ngã ở ngay cửa nhà, anh đỡ xe chị trước khi đỡ chị, đoạn nói "đi đứng phải cẩn thận chứ. Xe vừa mua 10 triệu đó". Chị đau điếng không nói được lời nào, suốt buổi tối cứ kêu đau mà anh vẫn dán mắt vào tivi, chẳng hề quan tâm gì. Đến nửa đêm chị không chịu nổi tự gọi taxi đến bệnh viện khi anh còn ngủ say. Vào đến nơi, bác sỹ thông báo chị xảy thai. Kể từ đó, chị trầm hẳn đi.
Cảm giác xót xa, chị khóc tâm sự "có chồng mà cũng như không. Mà có khi không có còn tốt hơn, đỡ tủi thân hơn". Sang năm thứ 3, không thể chịu đựng thêm nổi, chị chia tay anh. Chia tay anh vì chị cảm thấy mình không được trân trọng, làm cho chị cảm thấy cuộc hôn nhân này không đủ niềm tin để cùng nhau xây đắp. Chia tay vì chị trở thành thừa thãi và bị quên lãng.
Như vậy, hóa ra cái gì quá cũng đều trở thành tiêu cực, không tốt, khó có thể tồn tại lâu dài.
Vợ chồng đánh mất 2 thứ này, hôn nhân có nguy cơ đổ vỡ Nhiều cặp vợ chồng không biết rằng, nếu họ đánh mất đi 2 thứ này tức là họ đang dần dần đánh mất hạnh phúc gia đình. Nhiều người nói rằng hôn nhân đổ vỡ là do sự phản bội, ngoại tình. Điều đó đúng nhưng chưa đủ, bởi nguyên nhân sâu xa của sự đổ vỡ là do chính những thói quen...