Dùng “bài” kiện cáo để trục lợi từ khoáng sản
Những lình xình, tố cáo lẫn nhau giữa Chủ tịch HĐQT và người được ủy quyền điều hành Công ty Bình Thuận xuất phát từ khoản tiền kếch xù thu lợi bất chính từ việc bán quặng trốn thuế, phá giá thị trường của Tổng Giám đốc công ty này.
60 tỷ đồng và bản hợp đồng ủy quyền vội vã
Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản và thương mại Bình Thuận (Cty Bình Thuận) được thành lập năm 2008, gồm 3 cổ đông: Cty CP Thương mại và đầu tư Hợp Long (Cty Hợp Long, giữ 60% cổ phần), Cty liên doanh khoáng sản Quốc tế Hải Tinh do bà Hoàng Thị Lý làm đại diện phần vốn góp (35% cổ phần) và ông Nguyễn Ngọc Long (giữ 5% cổ phần). Theo thống nhất của các cổ đông, ông Nguyễn Thành Long được bầu làm Chủ tịch HĐQT Cty và ông Tô Tài Tích được cử làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.
Ngày 16/6/2009, ông Nguyễn Thành Long (bên A) và bà Hoàng Thị Lý (bên B) đã ký Hợp đồng ủy quyền về việc bên B được thay mặt bên A quản lý điều hành Cty Bình Thuận thời gian 16/6/2009 đến ngày 12/12/2012. Cùng ngày 16/6/2009, Cty Hợp Long do ông Nguyễn Thành Long làm đại diện đã thực hiện hợp đồng vay tiền (60 tỷ đồng) và thế chấp bằng giấy chứng nhận sở hữu cổ phần phổ thông (đứng tên Cty Hợp Long do Cty Bình Thuận cấp ngày 28/5/2008) với bà Hoàng Thị Lý.
Bãi khai thác khoáng sản của Công ty Bình Thuận.
Trong quá trình hợp đồng ủy quyền quản lý điều hành Cty Bình Thuận thực thi, bà Hoàng Thị Lý đã để xảy ra nhiều vi phạm pháp luật như trốn thuế, bán 4.800 tấn quặng titan với giá thấp hơn nhiều lần so với thị trường thực tế tại thời điểm năm 2012, gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất, khai thác, kinh doanh của Cty Bình Thuận. Ngày 22/3/2013, Thanh tra tỉnh Bình Thuận có thông báo chính thức gửi ông Nguyễn Thành Long – với tư cách Chủ tịch HĐQT 2 Cty (Cty Bình Thuận và Cty Hợp Long) – về việc thanh tra toàn diện hoạt động sản xuất, kinh doanh titan của Cty Bình Thuận.
Quyết định này của chính quyền và cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận là nhằm xác minh làm rõ những khuất tất, tranh chấp xảy ra tại Cty này trong suốt nhiều tháng qua, dẫn tới vụ gây rối trật tự, chống người thi hành công vụ mà Công an tỉnh BT phải khởi tố vụ án và bắt giam Phó TGĐ Cty Bình Thuận và Hoàng Đắc Hòa – đội trưởng đội khai thác vào ngày 8/3/2012.
Chính vì hậu quả nhãn tiền từ bản hợp đồng ủy quyền có phần vội vã trên, sau khi hết thời hạn ủy quyền, Cty Bình Thuận đã tiến hành kiểm tra lại toàn bộ hoạt động quản lý, điều hành trước đó của bà Hoàng Thị Lý và Tổng Giám đốc Tô Tài Tích. Theo ông Nguyễn Thành Long, ngày 28/12/2012 và 2/1/2013, Cty Bình Thuận đã mời họp HĐQT và Đại hội cổ đông bất thường nhưng bà Lý vẫn không dự họp và không cho biết lý do.
Video đang HOT
Hiện Công an tỉnh Bình Thuận đã thu hồi hai con dấu của Cty Bình Thuận. Đến nay, Cty Bình Thuận đang chưa có người đại diện theo pháp luật và Tổng Giám đốc để điều hành hoạt động Cty. Trước đó, ông Tô Tài Tích đã chấm dứt hợp đồng lao động với Cty Bình Thuận từ ngày 22/12/2012 và đang bị cấm xuất cảnh để các cơ quan chức năng điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật buôn bán trốn thuế 4.800 tấn quặng titan.
Lách luật để trục lợi?
Ngày 21/1/2013, Cty Bình Thuận đã có công văn gửi các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận và huyện Hàm Thuận Nam, đề nghị các cơ quan này dừng mọi hoạt động khai thác, kinh doanh của Cty Bình Thuận cho đến khi bầu được người đại diện pháp luật cho Cty. Có lẽ, sẽ không có nhiều người lại dại dột xin cơ quan quản lý dừng hoạt động doanh nghiệp của chính mình như ông Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thành Long. Tuy nhiên, phân tích những hồ sơ mà ông Long cung cấp, dễ dàng phát hiện các dấu hiệu của chiêu trò chây ì không chịu thanh lý hợp đồng vay vốn và thế chấp chứng nhận sở hữu cổ phần, kéo dài thời gian khai thác, trục lợi từ khoáng sản của bà Hoàng Thị Lý.
Tháng 12/2012, ông Tích ký hợp đồng bán 4.800 tấn quặng cho một Cty ở Hải Phòng. Giá bán quặng ilmenite trên thị trường bình quân 3,6 triệu đồng/tấn. Với 4.800 tấn, Cty Bình Thuận phải bán được tổng giá trị hơn 17,28 tỷ đồng, nộp thuế VAT 1,57 tỷ đồng, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (25%) cho Nhà nước hơn 2,54 tỷ đồng…
Tuy nhiên, với giá bán chỉ 800.000 đồng/tấn, hợp đồng trên chỉ đạt tổng giá trị… 3,84 tỷ đồng. Đồng thời, Cty Bình Thuận hoàn toàn không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vì với giá bán 800.000 đồng/tấn, doanh nghiệp không có lãi nên không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo báo cáo số 171/2012/BC-CTBT ngày 15/12/2012 của Cty Bình Thuận gửi HĐQT, từ năm 2009 đến ngày 30/11/2012, tổng số quặng titan khai thác được là 112.599 tấn, doanh thu 162,26 tỷ đồng, tương đương đơn giá bán bình quân 1.441.000 đồng/tấn. Tuy nhiên, đơn giá bán bình quân qua các thời điểm trên thị trường lại có giá khoảng 6.000.0000 đồng/tấn!.
Lợi nhuận từ việc trốn thuế, bán dưới giá thành thị trường để trục lợi, gây ảnh hưởng tới quyền lợi sát sườn của các cổ đông là rất rõ rệt thông qua những hồ sơ, bằng chứng nêu trên.
Đáng chú ý, thời gian này, bà Hoàng Thị Lý liên tục chây ì, bất hợp tác với các bên góp vốn thành lập Cty Bình Thuận trong việc thanh lý hợp đồng vay tiền và thế chấp GCNSH cổ phần phổ thông bằng nhiều cách. Trong khi Cty Hợp Long liên tục có những công văn đề nghị thanh lý dứt điểm hợp đồng thì bà Lý không những không nhận lại tiền theo hợp đồng, bà Lý còn “dọa” sẽ khởi kiện Cty Hợp Long ra tòa vì… không nhận được phản hồi từ Cty Hợp Long.
Lời đáp cho sự tố cáo lẫn nhau giữa bà Lý với ông Long (đại diện cho 2 doanh nghiệp) nằm ở khoản tiền kếch xù thu lợi bất chính từ việc bán quặng trốn thuế, phá giá thị trường của Cty Bình Thuận dưới thời quản lý của ông Tô Tài Tích, Tổng Giám đốc Cty. Dư luận băn khoăn, với chiêu bài chây ì, không chịu thanh lý hợp đồng vay, thế chấp cổ phần cũng như ủy quyền nêu trên, bà Lý sẽ kéo dài thời gian để khai thác trục lợi trái phép từ tài nguyên, khoáng sản được bao lâu.
Theo Dantri
Kinh hoàng băng cướp lao vào nạn nhân chém xối xả
Sản cầm dao đuổi theo anh Phúc một đoạn thì quay lại lên xe của Phong, còn Quang lấy xe của anh Phúc rồi cả ba bỏ đi. Chiếc xe đó bọn chúng bán được 18 triệu đồng đã chia nhau ăn tiêu hết.
Ngày 20/3, Công an Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, bắt giữ 2 đối tượng Phạm Ngọc Quang (SN 1987, ở Ba Vì, Hà Nội) và Nguyễn Bá Sản (SN 1986, ở Ba Vì, Hà Nội) để làm rõ hành vi cướp tài sản.
Trước đó, Công an Hà Nội đã xác lập chuyên án để tổ chức truy xét nhóm cướp chuyên ép người điều khiển xe máy vào lề đường, dùng dao chém xối xả nạn nhân, cướp xe của họ.
Đến ngày 10 và 12/3, cơ quan công an bắt giữ được Quang và Sản.
Quang và Sản tại cơ quan công an.
Tại cơ quan điều tra, cả hai khai nhận, từ 1/2011 đến nay, chúng đã cùng với Lê Hồng Phong (SN 1984, ở Sơn Tây, Hà Nội) gây ra 19 vụ cướp.
Vào 0 giờ 30 ngày 11/12/2012, Sản, Quang và Phong đèo nhau bằng xe máy đi trên phố Hồ Tùng Mậu hướng về Cầu Diễn.
Phát hiện anh Lê Bá Phúc một mình điều khiển xe máy Liberty đi cùng chiều, 3 tên nháy nhau "ăn hàng".
Những chiếc xe máy là tang vật vụ cướp.
Phong lái xe đi theo anh Phúc, đến đường K4, thị trấn Cầu Diễn, Từ Liêm, ép xe anh Phúc dừng lại.
Quang và Sản nhảy xuống cầm dao đuổi theo anh Phúc chém liên tiếp, khiến anh này hoảng sợ phải vứt xe bỏ chạy.
Sản cầm dao đuổi theo anh Phúc một đoạn thì quay lại lên xe của Phong, còn Quang lấy xe của anh Phúc rồi cả ba bỏ đi. Chiếc xe đó bọn chúng bán được 18 triệu đồng đã chia nhau ăn tiêu hết.
Với cùng thủ đoạn đi theo "con mồi", đến chỗ vắng, các đối tượng ép nạn nhân vào lề đường, xông vào dùng dao chém xối xả rồi cướp xe.
Ngoài vụ trên, nhóm này đã liên tục gây ra 18 vụ cướp khác. Cướp được xe, chúng đem bán với giá rẻ, lấy tiền chia nhau ăn tiêu hết.
Hiện tên Lê Hồng Phong (SN 1984, ở Sơn Tây, Hà Nội) vẫn đang bỏ trốn.
Cơ quan điều tra kêu gọi đối tượng ra đầu thú để được hưởng khoan hồng của pháp luật.
Theo vietbao
Hàng trăm người "lăm le" cướp quặng mỏ vàng Bồng Miêu Khu vực mỏ vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, Phú Ninh, Quảng Nam) nóng trở lại khi khoảng 200 trăm người "lăm le" bao tải xông vào khu bãi chứa quặng của nhà máy vàng Bồng Miêu chờ cướp quặng. Sự việc bất ngờ xảy ra vào chiều ngày 18/3, khi Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu tổ chức họp lực...