Đừng ăn sữa chua theo cách này kẻo ‘ân hận mấy cũng muộn’
Sữa chua là món ăn quen thuộc được khá nhiều người ưa thích, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên nếu ăn sữa chua không đúng cách hoặc kết hợp với một số thực phẩm ‘đại kỵ’, món ăn này có thể sẽ gây nhiều tác hại cho cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Sữa chua thực chất là sữa bò tươi hoặc sữa được pha theo công thức sữa tươi cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (Lactobacillus bulgaricus và Streptococus thermophilus).
Quá trình chủ yếu xảy ra trong lên men sữa chua là đường Lactoza chuyển thành đường glucoza, sau đó các đường đơn này chuyển thành axit Piruvic, rồi chuyển thành axit lactic.
Không ăn ngay sau khi dùng kháng sinh
Không ăn sữa chua ngay sau khi dùng kháng sinh vì chúng có thể giết chết hoặc tiêu diệt vi khuẩn lactobacillus có lợi trong sữa chua.
Ngoài ra, không ăn sữa chua cùng các loại thịt mỡ, xúc xích, thịt xông khói. Bởi qua chế biến, các loại thịt sẽ có chất nitrat (nitro) khi kết hợp cùng sữa chua sẽ tạo thành chất nitrosamine là chất gây ung thư.
Không ăn cùng lạp sườn, thịt hun khói
Ảnh minh họa: Internet
Sữa chua có thể kết hợp với một số thực phẩm khác rất ngon, đặc biệt là bữa sáng kết hợp với bánh mì, bánh ngọt, có khô có nước, vừa ngon miệng vừa phong phú dinh dưỡng. Nhưng tuyệt đối không được ăn cùng với lạp xưởng, thịt hun khói… những loại thịt chế biến nhiều dầu mỡ. Bởi vì khi chế biến thịt người ta có cho thêm Nitre, cũng chính là Nitric (III) Axit, khi kết hợp với Amine trong sữa chua sẽ tạo thành N-nitrosamine – một trong những chất gây ung thư rất mạnh.
Không hâm nóng trước khi ăn
Video đang HOT
Nhiều mẹ sợ các bé ăn sữa chua lạnh sẽ bị viêm họng nên ngâm sữa chua qua nước nóng hoặc hâm nóng qua lò vi sóng. Đây cũng là một cách ăn sai lầm vì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ mất khả năng hoạt động, hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa chua sẽ bị ảnh hưởng.
Tốt nhất nếu sữa chua lạnh, bạn có thể để ngoài môi trường 30-45 phút, hoặc ngâm vào nước theo tỷ lệ 2 sôi, 1 lạnh trong 15 phút trước khi ăn.
Không ăn khi sữa chua đông cứng
Nhiều người có thói quen mua sữa chua về để trên ngăn đá cho đông cứng thành đá rồi mới ăn. Đây là cách ăn sai lầm, vì sữa chua đông cứng như vậy sẽ khiến một số vi khuẩn có lợi sẽ chết do nhiệt độ quá lạnh. Ăn như vậy sẽ không mang lợi cho sức khỏe.
Không ăn nhiều để giảm cân
Nhiều người cho rằng sữa chua có thể giảm cân. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua không có tác dụng giảm cân thần kỳ như chị em vẫn tưởng.
Nếu ăn sữa chua ở lượng vừa phải (100-200g/ngày) sữa chua có thể kích thích tiêu hóa giúp duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
Nhưng nếu bạn ăn nhiều hơn lượng sữa chua cơ thể cần, sẽ thúc đẩy sự thèm ăn. Hơn nữa, ngoài chất béo bão hòa, sữa chua còn chứa đường và nguyên liệu sữa, đây là nguyên nhân khiến chị em tăng cân mất kiểm soát.
Ảnh minh họa: Internet
Không dùng song song cùng nước trà
Ảnh minh họa: Internet
Trà rất giàu hợp chất chống oxy hoá và vitamin giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn. Tuy nhiên trà với sữa là một kết hợp ngớ ngẩn. Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra, các casein, protein được tìm thấy trong sữa, tạo thành phức hợp với catechins, flavonoid trong trà làm mất tác dụng vốn có của trà.
Những người không nên ăn sữa chua
Trên thực tế, sữa chua tuy rất tốt nhưng không phải ai ăn cũng thích hợp. Những người bị đi ngoài hoặc mắc bệnh đường ruột, sau khi đường ruột đã bị tổn thương ăn sữa chua phải rất thận trọng; trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cũng không nên ăn sữa chua. Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường, sơ cứng động mạch, viêm gan và viêm tuyến tụy tốt nhất không nên ăn sữa chua có đường, nếu không rất dễ làm cho bệnh nặng thêm.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
4 'đại kỵ' khi ăn sữa chua ai cũng cần biết để tránh rước bệnh vào thân
Nhiều người tin rằng, chỉ cần là sữa chua không béo, bạn có thể thoải mái ăn mà không sợ cân nặng tăng. Đây là một sai lầm.
Sữa chua thực chất là sữa bò tươi hoặc sữa được pha theo công thức sữa tươi cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (Lactobacillus bulgaricus và Streptococus thermophilus).
Quá trình chủ yếu xảy ra trong lên men sữa chua là đường Lactoza chuyển thành đường glucoza, sau đó các đường đơn này chuyển thành axit Piruvic, rồi chuyển thành axit lactic.
Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là Lysin), Glucid, Lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A. Cái quý của sữa chua là ngoài giá trị dinh dưỡng còn có giá trị chữa bệnh tốt, nhất là các bệnh về đường ruột.
Trên thực tế, sữa chua không chứa chất béo đôi khi chỉ là một "chiêu" quảng cáo của các nhãn hàng. Sữa chua hay bất cứ loại nào đều có chứa đường tự nhiên và được làm từ sữa. Vì vậy hãy ăn một cách có kiểm soát và cần lưu ý những điều sau đây:
Không ăn khi đông cứng
Ảnh minh họa
Nhiều người có thói quen mua sữa chua về để trên ngăn đá cho đông cứng thành đá rồi mới ăn. Đây là cách ăn sai lầm, vì sữa chua đông cứng như vậy sẽ khiến một số vi khuẩn có lợi sẽ chết do nhiệt độ quá lạnh. Ăn như vậy sẽ không mang lợi cho sức khỏe.
Không hâm nóng trước khi ăn
Nhiều mẹ sợ các bé ăn sữa chua lạnh sẽ bị viêm họng nên ngâm sữa chua qua nước nóng hoặc hâm nóng qua lò vi sóng. Đây cũng là một cách ăn sai lầm vì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ mất khả năng hoạt động, hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa chua sẽ bị ảnh hưởng.
Tốt nhất nếu sữa chua lạnh, bạn có thể để ngoài môi trường 30-45 phút, hoặc ngâm vào nước theo tỷ lệ 2 sôi, 1 lạnh trong 15 phút trước khi ăn.
Không ăn ngay sau khi dùng kháng sinh
Không ăn sữa chua ngay sau khi dùng kháng sinh vì chúng có thể làm chết hoặc tiêu diệt vi khuẩn lactobacillus có lợi trong sữa chua.
Ngoài ra, không ăn sữa chua cùng các loại thịt mỡ, xúc xích, thịt xông khói. Bởi qua chế biến, các loại thịt sẽ có chất nitrat (nitro) khi kết hợp cùng sữa chua sẽ tạo thành chất nitrosamine là chất gây ung thư.
Không ăn nhiều với mục đích giảm cân
Ảnh minh họa
Nhiều người cho rằng sữa chua có thể giảm cân. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua không có tác dụng giảm cân thần kỳ như chị em vẫn tưởng.
Nếu ăn sữa chua ở lượng vừa phải (100-200g/ngày) sữa chua có thể kích thích tiêu hóa giúp duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn ăn nhiều hơn lượng sữa chua cơ thể cần, sẽ thúc đẩy sự thèm ăn. Hơn nữa, ngoài chất béo bão hòa, sữa chua còn chứa đường và nguyên liệu sữa, đây là nguyên nhân khiến chị em tăng cân mất kiểm soát.
M.H (th)
Hai mặt lợi - hại của phụ gia thực phẩm Phụ gia thực phẩm (PGTP) không phải là chất dinh dưỡng nên không có nó cũng không sao, Cảm giác ngon miệng với PGTP thật ra là một thói quen. Đặc biệt, PGTP trôi nổi, không đúng tiêu chuẩn có thể gây hại. PGTP là các chất được bổ sung thêm vào thực phẩm để bảo quản hay cải thiện hương vị, làm...