Đừng ăn những thực phẩm này nếu bạn bị bệnh thận
Nếu bạn đang bị thận nên tránh những loại thực phẩm chứa nhiều natri và kali như bơ, chuối, gạo lứt, đồ hộp, khoai tây…
Thận lọc máu loại bỏ chất thải giúp cân bằng khoáng chất và cũng duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Chúng là một cơ quan quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động lành mạnh của cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người bị tổn thương thận do không kiểm soát được bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao.
Theo The Times of India, nghiện rượu, vi rút viêm gan C và nhiễm HIV cũng là những yếu tố nguy cơ chính gây tổn thương thận. Những người bị tổn thương thận phải tuân theo những hạn chế nhất định trong chế độ ăn uống. Những điều này có thể khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà bạn đang mắc phải.
Chế độ ăn kiêng thận giới hạn lượng natri và kali hấp thụ ở mức 2000 mg mỗi ngày. Dưới đây là những loại thực phẩm bạn nên tránh nếu bạn đang ăn kiêng dành cho người bệnh thận.
Chuối
Chuối có hàm lượng kali rất cao. Chúng ít natri nhưng có thể chứa 422 mg kali. Những người đang ăn kiêng dành cho bệnh thận không nên tiêu thụ chuối như một thực phẩm chính hàng ngày.
Chuối chứa hàm lượng kali cao không tốt cho thận. Ảnh: NHẬT LINH
Bơ
Bơ là một nguồn giàu kali, một cốc bơ có thể chứa tới 727 mg kali. Vì vậy, bạn nên tránh ăn bơ dưới mọi hình thức nếu bạn đang ăn kiêng dành cho bệnh thận. Điều quan trọng đối với những người có sức khỏe thận kém là hạn chế ăn nhiều kali.
Soda sẫm màu
Soda chứa các chất phụ gia có phốt pho, nó được thêm vào để tăng hương vị, tăng thời hạn sử dụng và cũng ngăn ngừa sự đổi màu của soda. Hầu hết các loại soda sẫm màu chứa 50 – 100 mg phốt pho trong một khẩu phần 200 ml.
Video đang HOT
Cam
Cam được biết là có nhiều kali. Một quả cam lớn chứa 333 mg kali trong khi một cốc nước cam có thể chứa 473 mg kali. Nho, táo và nam việt quất là những thực phẩm thay thế tốt cho cam.
Những người thận yếu không nên ăn quá nhiều cam. Ảnh: NHẬT LINH
Đồ hộp
Hầu hết các loại thực phẩm đóng hộp đều có lượng natri cao do người ta thêm vào chúng nhiều muối để bảo quản. Tốt hơn là nên chọn những loại không có thêm muối hoặc ít natri. Xả và rửa sạch các sản phẩm đóng hộp trước khi chế biến cũng có thể làm giảm lượng natri ăn vào.
Gạo lứt
Gạo lứt cũng có nhiều kali và phốt pho. Một cốc gạo lứt chứa 150 mg phốt pho và 154 mg kali. Bạn cần kiểm soát khẩu phần ăn nếu muốn tiếp tục tiêu thụ gạo lứt theo chế độ ăn cân bằng, kèm với các loại thực phẩm khác không chứa nhiều kali và phốt pho.
Khoai tây
Một củ khoai tây cỡ trung bình chứa 610 mg kali. Những thực phẩm có hàm lượng kali cao như vậy có thể được ngâm và rửa sạch trước khi tiêu thụ để giảm lượng kali trong chúng. Cắt những miếng khoai tây nhỏ và luộc chúng trong 10 phút để giảm hàm lượng kali tới 50%.
Nên ngâm và rửa kỹ khoai tây trước khi chế biến để giảm lượng kali trong chúng. Ảnh: NHẬT LINH
Sản phẩm bơ sữa
Các sản phẩm từ sữa mặc dù có nhiều khoáng chất và vitamin nhưng lại có nhiều phốt pho và kali. Tiêu thụ quá nhiều có thể có hại cho sức khỏe xương của những người có vấn đề về thận. Sự tích tụ của phốt pho trong xương có thể làm giảm canxi từ xương khiến chúng yếu đi, theo The Times of India.
Thường xuyên bị chuột rút cần bổ sung những thực phẩm nào?
Cung cấp những thực phẩm ngăn ngừa chuột rút giúp tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm từ chuột rút. Vậy những thực phẩm đó là gì?
Chuột rút là tình trạng cơ bắp co thắt đột ngột, cứng lại gây đau dữ dội, khiến bạn không thể cử động được. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nếu tình trạng chuột rút xảy ra thường xuyên thì bạn nên cảnh giác với sự thiếu hụt của một số vitamin và khoáng chất thiết yếu trong cơ thể.
Thực phẩm giàu Kali giúp giảm chuột rút
Ảnh minh họa
Ở Mỹ, hầu hết người dân Mỹ đều thiếu kali, một loại khoáng chất kết hợp với natri giúp điều chỉnh các tín hiệu dẫn truyền thần kinh đến các cơ bắp.
Trong chế độ dinh dưỡng, bạn nên ăn các loại thực phẩm như chuối, khoai lang, sữa chua, đậu trắng, và bông cải xanh để tăng lượng kali trong máu, làm giảm chứng chuột rút cơ bắp.
Bổ sung Canxi và Magie
Ảnh minh họa
Canxi và magie đóng vai trò quan trọng trong cơ thể bạn, chúng rất cần thiết cho phát triển của xương và sự giao tiếp giữa các tế bào cơ. Cụ thể canxi làm cho cơ bắp co lại và magie làm giãn cơ. Việc duy trì đủ canxi và magie trong cơ thể là điều cần thiết cho cả hai chức năng này. Ví dụ, nếu không cung cấp đủ magie, bạn dễ bị chuột rút và không thể giãn cơ. Từ đó, đảm bảo có đủ canxi và magie trong chế độ ăn uống.
Nguồn canxi tốt bao gồm sữa chua, phô mai, sữa, rau bina, củ cải và cải xoăn.
Nguồn magie tốt bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, quả hạch, rau xanh và đậu.
Bổ sung Vitamin D giúp giảm chuột rút
Ảnh minh họa
Nếu hàm lượng vitamin D trong máu thấp, bạn cũng có khả năng bị chuột rút thường xuyên. Bởi khi không nhận được đủ vitamin D, phốt pho và calci có thể không được hấp thụ đầy đủ. Khuyến cáo cần khoảng 600 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày để duy trì sự phát triển của xương và cơ.
Có thể giúp cơ thể tạo ra vitamin D bằng cách tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng từ 10-15 phút. Ngoài ra, các loại thực phẩm như: Cá béo, hàu, lòng đỏ trứng, nấm, sữa và các sản phẩm từ sữa... cũng rất giàu vitamin D, nên bổ sung thường xuyên.
Thực phẩm giàu Carbohydrate
Ảnh minh họa
Trong trường hợp tập luyện với cường độ cao hay thi đấu thể thao kéo dài, nếu không bổ sung thêm thực phẩm giàu Carbohydrate thì cơ thể sẽ dễ bị cạn kiệt Glycogen dẫn tới chuột rút.
Bạn có thể bổ sung Carbohydrate bằng viên dinh dưỡng chuyên nghiệp, hoặc đơn giản và tiết kiệm hơn bằng những loại thực phẩm sau: Trái sakê, khoai lang, khoai môn, gạo lứt, yến mạch, chuối, các loại ngũ cốc...
Tránh xa những thực phẩm có thể gây sưng và thâm mắt Bọng mắt sưng húp với quầng thâm xuất hiện dù đã ngủ đủ giấc khiến nhiều người lo lắng cho diện mạo thiếu sức sống, hãy xem những thực phẩm nên và không nên dùng để cải thiện điều này. Chắc hẳn rất nhiều người gặp phải tình trạng đôi mắt sưng húp mặc dù đã có một giấc ngủ ngon. Tuy nhiên,...